CV Là Gì? Cách Tạo Curriculum Vitae Xin Việc đầy đủ Và Hấp Dẫn
Ngày nay thì để xin việc ở công ty hoặc cơ quan nhà nước thì họ luôn đòi hỏi bạn phải có một sơ yếu lý lịch hoặc một mẫu CV về bản thân. Đối với hầu hết mọi người hiện nay, thuật ngữ CV (“Curriculum Vitae”) không còn xa lạ nữa, đặc biệt là với các bạn trẻ, sinh viên mới ra trường.
Mỗi người đều đã ít nhất một lần tự lập CV để làm hồ sơ xin việc tại các công ty trong và ngoài nước. Vậy, CV là gì? Nó gồm các nội dung chủ yếu gì và có các lưu ý nào khi tạo mẫu CV khi xin việc hay không thì trong bài viết này các bạn sẽ biết được từ kinh nghiệm mà mình chia sẻ dưới đây.
Nội dungCV là gì?
CV là viết tắt của từ “Curriculum Vitae”. Mọi người thường xem CV là sơ yếu lý lịch nhưng CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật! CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên trình bày theo một phong cách riêng để “hấp dẫn” nhà tuyển dụng.
Hiện nay, CV là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét sự phù hợp của các ứng viên đối với công việc mà họ tuyển dụng, thậm chí đó có thể là cơ sở để loại những ứng viên không phù hợp trước vòng thi viết hoặc phỏng vấn, hơn nữa CV cũng là thông tin đầu tiên mà nhà tuyển dụng có được từ bạn và là cách để bạn “PR” bản thân với nhà tuyển dụng.
Do đó, một CV nổi bật và chân thật là một thế mạnh khi mà ở Việt Nam hiện nay công việc thì hạn chế mà người ứng tuyển thì không ngừng tăng.
Tham khảo mẫu CV của mình
Các nội dung cần có trong CV?
Như đã đề cập ở trên, CV là bản tóm tắt các điểm nội bật, phù hợp ở bản thân ứng viên với công việc ứng tuyển. Do đó, một CV đầy đủ nội dung phải bao gồm:
– Thông tin cá nhân: Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Số điện thoại, email, Địa chỉ liên hệ,…
– Trình độ học vấn, chứng chỉ: Bạn có thể liệt kê cấp học từ cao đẳng/ đại học trở lên. Ngoài ra, các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ mà bạn đăng ký học ở các trung tâm có thể là một điểm cộng cho CV của bạn.
Chú ý: Nên trình bày những phần có liên quan đến vị trí ứng tuyển, tránh liệt kê các chứng chỉ, khóa học không phù hợp.
– Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn cần chỉ rõ những dự định, mong muốn sẽ đạt được trong tương lai ngắn hạn và dài hạn phù hợp với vị trí ứng tuyển. Không một nhà tuyển dụng nào muốn một ứng viên chỉ vào công ty họ làm việc trong một, hai năm lấy kinh nghiệm rồi chuyển sang vị trí, công ty khác.
– Kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm làm việc là phần rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá định hướng công việc cũng như thái độ làm việc của ứng viên. Do đó, bạn nên viết vào CV những công việc trong cùng ngành nghề, hoặc có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Đối với các bạn sinh viên ít kinh nghiệm, có thể thay thế trình bày các hoạt động ngoại khóa để thể hiện sự năng đông trẻ trung của mình.
Chú ý: Đối với các bạn thường xuyên thay đổi công việc (VD: 6 tháng đổi công ty 1 lần), các bạn cần cân nhắc các kinh nghiệm làm việc nên trình bày vào CV. Bởi lẽ, nhà tyển dụng rất “dị ứng” với các nhân viên có thái độ làm việc không gắn bó, “đứng núi này trông núi nọ”.
Ngoài ra, các bạn nên kết hợp công việc của mình với kết quả đạt được tại các vị trí cũ. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ thấy được đóng góp của bạn đối với công ty cũ và đánh giá được đúng khả năng bạn có.
– Kỹ năng: Các kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá các ứng viên. Trong CV, bạn nên đưa vào các kỹ năng liên quan tới công việc như: tin học văn phòng, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian, kỹ năng sử dụng tiếng Anh,….
– Thông tin tham chiếu: Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc, thông tin tham chiếu là phần giúp nhà tuyển dụng xác nhận thông tin bạn cung cấp cho họ đúng hay sai. Tuy nhiên, bạn cần được phép của người được tham chiếu trước khi đưa thông tin liên hệ của họ vào trong CV của mình.
Cần lưu ý gì khi viết CV?
- CV cần trình bày ngắn gọn, cô đọng và rõ ràng từng nội dung. Độ dài lý tưởng cho mỗi CV thường là 1-2 trang giấy A4.
- Không nên “khoa trương” các kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân nếu mình không có. Bởi lẽ, nếu bạn vượt qua vòng loại CV, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ biết các thông tin bạn viết trong CV là không trung thực. Vì vậy, hãy trung thực trong CV!
Tải tập tin CV mẫu trong bài viết
CV mẫu ở trên được làm từ phần mềm CorelDraw, chính vì thế mà bạn cần cài đặt phần mềm này về và tiến hành chỉnh sửa.
- Box
- Mega
Lời kết
Đến đây chắc có lẽ bạn đã biết CV là gì cũng như làm sao để tạo cho mình một CV phù hợp với bản thân rồi phải không? Nếu như có câu hỏi hoặc góp ý nào liên quan đến CV thì đừng quên để lại bình luận của bạn trong phần dưới đây nhé!
Chúc bạn thành công!
Thêm TopThuThuat.Com vào Google News. SaveSavedRemoved 0Tags: cách viết cvchungcvcv là gìkiến thức cơ bảnmẫu cv
Từ khóa » Cv Nội Dung
-
CV Là Gì? Những Lưu ý Khi Viết CV Xin Việc Thành Công - TopCV
-
Viết CV Như Thế Nào Cho đúng Chuẩn? - TopCV
-
CV Xin Việc Gồm Những Gì? Lưu ý Khi Viết CV Giúp Ghi điểm Tuyệt đối
-
CV Là Gì? Nội Dung Trong Cv Nên Viết Gì? - Trường Thành Audio
-
CV Là Gì? Những Lưu ý để Viết CV Xin Việc Chuyên Nghiệp, Gây ấn ...
-
CV Là Gì Và 5 Lỗi Viết CV Thường Gặp Cần Phải Bỏ Ngay - ITviec
-
Những Điều "Nên" Và "Không Nên" Viết Trong Nội Dung CV Xin Việc
-
Nội Dung Cần Có Trong CV Online - 123Job
-
Một Bộ CV Xin Việc Gồm Những Gì? Cách Viết CV ấn Tượng - TopDev
-
CV Xin Việc Gồm Những Gì? - Thủ Thuật
-
5 Nội Dung Chính Cần Viết Tốt Trong CV Xin Việc - Joboko
-
Cách Viết CV Xin Việc ấn Tượng Cho Mọi Ngành Nghề
-
CV Là Gì? Nội Dung Cần Có Và Những Lưu ý Trong CV - DinhNghia