Những Điều "Nên" Và "Không Nên" Viết Trong Nội Dung CV Xin Việc

Bạn lầm tưởng việc nhồi nhét nhiều thứ vào nội dung CV xin việc sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Trên thực tế, những suy nghĩ đó lại hoàn toàn sai lầm.

CV xin việc là cách nhanh nhất giúp “marketing” bản thân với doanh nghiệp. Chính vì điều đó, bạn nên chọn những thông tin ấn tượng nhất giúp bạn có nhiều cơ hội hơn.

Vậy nên viết gì trong CV xin việc? Hãy cùng xem ngay bài viết sau đây nhé.

Kinh nghiệm làm việc

Đây có thể coi là phần quan trọng nhất trong nội dung CV xin việc. Bạn từng làm việc công ty nào, vị trí nào, công việc chuyên môn ra sao? Hãy mô tả đầy đủ, ngắn gọn, súc tích công việc bạn đã làm.

Nên:

  • Liệt kê kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích cụ thể của bạn có liên quan trực tiếp và chặt chẽ nhất đến công việc đang ứng tuyển. 
  • Liệt kê công việc theo thứ tự thời gian đảo ngược, bắt đầu từ công việc gần đây nhất trở về trước. 
  • Đưa ra những con số, kết quả đạt được ở các vị trí trước đây bạn từng đảm nhận
  • Không nên:

  • Đề cập đến những kinh nghiệm không liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển
  • Mô tả quá dài dòng và chi tiết về những công việc mình từng làm
  • Nói quá về chức danh của mình
  • Các mốc thời gian lộn xộn và đè lên nhau
  • Đọc thêm: Cách Trình Bày Kinh Nghiệm Làm Việc Trong CVCách Viết CV Khi Chưa Có Kinh Nghiệm

    Học vấn

    Điều tiếp theo nhà tuyển dụng nhìn tới chính là trình độ học vấn của bạn. Hãy tóm tắt ngắn gọn nhất kết quả quá trình học tập của bạn, như tên trường hay ngành học.

    Nên:

  • Bao gồm tên trường đại học và bằng cấp mà bạn đã theo học
  • Hãy thêm vào một cách ngắn gọn về những dự án hoặc đề án nghiên cứu nổi bật trong thời gian đi học
  • Nếu đã tham gia các khóa học và thu được bất kỳ chứng chỉ nào, hãy bao gồm những chứng chỉ đó trong nội dung CV xin việc.
  • Không nên: 

  • Đưa vào kết quả học tập những năm cấp 2, cấp 3.
  • Bao gồm điểm trung bình môn của bạn (trừ khi nhà tuyển dụng yêu cầu rõ trong mô tả công việc)
  • Thông tin cá nhân

    Nội dung CV xin việc không thể thiếu các thông tin cá nhân ứng viên. Đây là cơ sở giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi cần.

    Nên:

  • Bao gồm các thông tin cá nhân cơ bản và cần thiết, như tên, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ sinh sống (chỉ nên để thành phố và quận huyện đang cư trú)
  • Không nên: 

  • Đưa các thông tin không liên quan đến công việc trong nội dung CV, như tình trạng hôn nhân
  • Địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp
  • Ảnh selfie
  • Mục tiêu nghề nghiệp

    Phần này giúp nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn những ứng viên biết cách lên kế hoạch, có mục tiêu và định hướng rõ ràng cho sự nghiệp.

    Nên: 

  • Nêu rõ vị trí mong muốn mà bạn đang ứng tuyển
  • Chia ra mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn.Tuy nhiên, những mục tiêu này cần liên quan tới công ty và vị trí ứng tuyển hiện tại.
  • Không nên: 

  • Viết một mục tiêu nghề nghiệp chung chung như “học hỏi nhiều”, “mong muốn được làm việc môi trường năng động”, v.v. 
  • Sao chép mục tiêu của người khác thành mục tiêu của bản thân. Hãy viết ra mục tiêu riêng biệt của mình để thu hút nhà tuyển dụng. 
  • Đọc thêm: Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Hay Trong CV

    Kỹ năng

    Bất cứ nhà tuyển dụng nào đều không thể bỏ qua yếu tố kỹ năng của ứng viên. Thông qua kỹ năng họ dễ dàng đánh giá trình độ và chuyên môn, cũng như khả năng đáp ứng và hòa nhập với công việc?

    Nên: 

  • Liệt kê các kỹ năng quan trọng nhất và có liên quan tới công việc đang ứng tuyển hiện tại
  • Nếu là các kỹ năng có liên quan đến yếu tố kỹ thuật, công nghệ hoặc ngôn ngữ, có thể nói rõ rằng mình đang đạt đến trình độ nào.
  • Không nên: 

  • Liệt kê hết tất cả các kỹ năng lớn nhỏ bất kể có cần thiết cho công việc đang ứng tuyển hay không
  • Bao gồm cả những kỹ năng mà mình không có hoặc không thành thạo
  • Đọc thêm: Những Từ Khóa Vàng Về Kỹ Năng Mềm Trong CV

    Chiều dài của CV

    Nhiều ứng viên lầm tưởng, cứ liệt kê dài chi tiết sẽ thu hút nhà tuyển dụng. Nhưng trên thực tế, dài nhưng cũng phải có liên quan và giá trị. Nếu chỉ dài không thì sẽ khiến nhà tuyển dụng nhàm chán và dễ dàng đọc lướt qua những thông tin quan trọng.

    Nên: 

  • Viết nội dung CV xin việc ngắn gọn, dài không quá 2 trang. 
  • Không nên: 

  • Viết dài quá 2 trang, trừ khi đó là những thông tin hoặc kinh nghiệm làm việc thực sự có giá trị với vị trí đang ứng tuyển. 
  • Đọc thêm: Cách Viết CV Ấn Tượng

    Ngôn từ sử dụng

    Việc sử dụng ngôn từ cũng sẽ quyết định nhiều đến tính hiệu quả của nội dung CV xin việc.

    Nên: 

  • Sử dụng những câu chữ ngắn gọn, chính xác khi mô tả kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của bạn
  • Ưu tiên sử dụng nhiều từ ngữ mang ý nghĩa chủ động như “hợp tác”, “dẫn dắt”, “triển khai”, v.v
  • Ngôn từ nên dễ hiểu nhất có thể, các từ viết tắt chuyên ngành cũng nên được viết lại đầy đủ
  • Không nên: 

  • Sử dụng ngôn từ quá bay bổng và sáo rỗng
  • Lạm dụng quá nhiều từ ngữ chuyên ngành, hay viết tắt khiến nội dung trở nên khó hiểu
  • CV là một phần không thể thiếu trong quá trình ứng tuyển, tìm việc làm. Đây là cánh cửa đầu tiên bắt buộc phải vượt qua để tìm được công việc mong ước. Những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ là tiền đề để bạn xây dựng một CV chỉnh chu, ấn tượng hơn trong mắt các nhà tuyển dụng khó tính.

    CV của bạn chưa ổn? Xem ngay: Cách Sửa CV Xin Việc

    Bài viết có hữu ích đối với bạn?

    Nhập đánh giá

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

    Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

    Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

    Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

    Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

    Nhập ý kiến của bạn

    Từ khóa » Cv Nội Dung