D/O Là Gì? Phí D/O Trong Xuất Nhập Khẩu

  • Trang chủ
  • Nghiệp vụ xuất nhập khẩu
  • D/O là gì? Phí D/O trong xuất nhập khẩu
D/O là gì? Phí D/O trong xuất nhập khẩu 10 Đánh giá

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Thầy Hoàng Anh Đức - Giám đốc Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu 4GS Việt Nam - Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Trung tâm Lê Ánh.

Khi hàng hóa được nhập khẩu về Việt Nam, hàng vừa đến cảng, hãng tàu/ forwarder sẽ thông báo hàng đến, phát hành một D/O Lệnh giao hàng, người nhận hàng sẽ lấy Lệnh giao hàng này, thanh toán phí D/O và mang ra ngoài cảng xuất trình cho hải quan / kho / bãi để nhận hàng.

Tùy vào từng trường hợp, phí D/O sẽ được hãng tàu hoặc fowarder thu.

Nội dung bài viết:
  • 1. Phí D/O là gì?
  • 2. Phân loại D/O
  • 3. Thông tin về lệnh D/O
  • 4. Quy trình lấy lệnh D/O

Tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

1. Phí D/O là gì?

Phí D/O được viết tắt từ Delivery Order fee là lệnh giao hàng, là chứng từ do hãng tàu phát hành dùng để nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,… Để lấy được hàng, consignee bắt buộc phải có chứng từ này, khi chứng từ có ghi trong lệnh giao hàng_consignee.

Bạn lưu ý, phí D/O - Delivery Order fee là phí lệnh giao hàng, không phải là phí chứng từ -Documentation fee, nhiều bạn thường nhầm lẫn hai phí này vì chữ viết tắt khá giống nhau.

Phí D/O phát sinh khi lệnh giao hàng được phát hành, vì vậy bạn nên tìm hiểu chi tiết về các thông tin dưới đây. mẫu 08 thông tư 95

>>>> Xem thêm: Kinh nghiệm xin giá cước vận chuyển cho lô hàng xuất nhập khẩu

2. Phân loại D/O

Các loại lệnh giao hàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được phân chia tùy theo đối tượng ban hành bao gồm 2 loại: D/O của forwarder và D/O của hãng tàu.

D/O do forwarder phát hành:

Hình thức D/O này là do đại lý vận chuyển ban hành cho người nhận hàng, yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận hàng đó. Tuy nhiên, nếu D/O của forwarder nhưng FWD không phải là người phát hành Bill, khi đó, người nhận hàng không có quyền lấy hàng, mà bắt buộc phải có chứng từ kèm theo.

D/O do hãng tàu phát hành:

Hình thức D/O này là do hãng tàu phát hành yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nhận (người đang có lệnh giao hàng này). Thông thường, Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho họ. Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với Bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng.

Đây là hai loại D/O phát sinh trong hai trường hợp riêng tùy theo việc bạn làm việc trực tiếp với hãng tàu hay thuê FWD, do vậy, phí D/O chỉ thanh toán cho đơn vị trực tiếp ban hành và 1 lần duy nhất.

Phí D/O trong xuất nhập khẩu

3. Thông tin về lệnh D/O

Nội dung trên delivery order là gì? Bao gồm các nội dung dưới đây:

  • Tên tàu và hành trình của con tàu
  • Người nhận hàng (Consignee)
  • Cảng dỡ hàng (POD)
  • Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods)
  • Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá (Gross Weight, Net weight….)

4. Quy trình lấy lệnh D/O

Lệnh giao hàng thường có 3 bản, là chứng từ bắt buộc mà người nhận hàng phải có, tuy nhiên, không phải chỉ có lệnh giao hàng thì Consignee có thể đến lấy hàng, mà cần phải chuẩn bị thêm các chứng từ khác theo quy định.

Các chứng từ khác bao gồm:

  • Giấy tờ cá nhân của người nhận hàng (CMND/Thẻ căn cước)
  • Giấy giới thiệu
  • Thông báo hàng đến
  • Vận đơn photo có ký hậu và đóng dấu hoặc Vận đơn gốc – có ký hậu và đóng dấu của ngân hàng (nếu trường hợp doanh nghiệp thanh toán bằng L/C).

Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trên, bạn đến hãng tàu hoặc FWD để lấy lệnh. Việc lấy lệnh này độc lập với việc làm thủ tục hải quan, do vậy bạn có thể thực hiện cùng lúc hoặc lấy lệnh D/O trước.

Lưu ý: Bên cạnh phí D/O, khi đi nhận lệnh giao hàng, Consignee cần thanh toán một số chi phí khác như phí vệ sinh container, phí THC, Handling, và phí CFS (hàng lẻ) hoặc phí cược container theo quy định của mỗi hãng tàu (hàng FCL), do vậy, bạn nên giữ lại Bill nếu cần kiểm tra.

Ngoài ra, đối với hàng nguyên container thì trên D/O sẽ được đóng dấu "hàng giao thẳng", còn nếu trong trường hợp người nhập khẩu hạ hàng và cắt chì tại bãi thì D/O sẽ được đóng dấu "hàng rút ruột".

Lưu ý:

– Khi chỉ cần D/O của forwarder cũng có thể nhận hàng: Khi forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý (AS AGENT) của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.

– Khi cần lệnh nối của feeder để nhận hàng: Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photocopy mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.

Trên đây là bài chia sẻ về Phí D/O lệnh giao hàng được áp dụng trong lô hàng xuất nhập khẩu được biên soạn bời đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh - đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu. Hy vọng sẽ hữu ích cho việc học tập và công việc của bạn.

>>>>> Bài viết tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khoá học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh Link: Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Logistics Thực Tế

Đọc Tiếp:

  • Incoterms 2020, Nội dung chi tiết Incoterms 2020
  • Incoterms 2010, Nội dung chi tiết Incoterms 2010
  • Vận đơn hàng không - Air waybill (AWB) 

Chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan: delivery order là gì; d/o là gì; do là gì; phí d/o là gì; d/o lệnh giao hàng

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khoá học nghiệp vụ xuất nhập khẩu0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

Khóa học
  • Khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu
  • Khóa học xuất nhập khẩu online cho người mới bắt đầu
  • Khóa học xuất nhập khẩu & Logistics trực tuyến
  • Khóa học Xuất nhập khẩu chuyên sâu
  • Khóa Học PURCHASING (Mua Hàng Thực Chiến)
  • Khóa Học Logistics Chuyên Sâu
  • Khóa học Thanh toán quốc tế chuyên sâu
  • Khóa học Khai báo Hải quan
  • Khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho doanh nghiệp
  • Khóa Học Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan Chuyên Sâu
  • Khóa Học Sale Xuất Khẩu Chuyên Sâu - Nghệ Thuật Bán Hàng Quốc Tế
  • Khóa Học Sale Logistics Chuyên Sâu - THỰC CHIẾN Ngay Từ Buổi Học Đầu Tiên
  • Khóa Học Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Logistics Chuyên Sâu
  • Khóa Học Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O) Chuyên Sâu
Fanpage Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
Bài viết mới nhất
  • cth-la-gi.png CTH Là Gì? Tiêu Chí Chuyển Đổi Mã Số Hàng Hóa Chi Tiết
  • co-form-ak-la-gi C/O Form AK Là Gì? Quy Định Và Thủ Tục Bạn Cần Biết
  • xnk-online-c167x.png Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online C167X Khai Giảng Ngày 28/11/2024
  • storage-charge-la-gi.png Storage Charge - Phí Lưu Kho: Cách Tính và Lưu Ý
  • co-form-s-la-gi.png C/O Form S Là Gì? Mẫu và Thủ Tục Cấp Chứng Nhận
  • workshop-kiem-tra-sau-thong-quan.png Đối Ứng Kiểm Tra Sau Thông Quan & Những Điểm Cần Lưu Ý” - Chủ Đề “Nóng Bỏng” của Workshop Tháng 12/2024
  • psr-quy-tac-cu-the-mat-hang.png Chi Tiết Tiêu Chí Xuất Xứ PSR: Quy Tắc Cụ Thể Mặt Hàng
  • co-form-d.png C/O Form D Là Gì? Quy Định Và Thủ Tục Chi Tiết
5.0 (10 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5 100%
  • 4 0%
  • 3 0%
  • 2 0%
  • 1 0%

Đánh giá

Hình ảnh đại điện

D/O là gì? Phí D/O trong xuất nhập khẩu

Rất tệ Tệ Tạm ổn Tốt Rất tốt Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân Gửi ảnh thực tế ( tối đa 3 ảnh) Gửi đánh giá 29/01/2023 Thích (1) 19/12/2023 Thích (1) 17/02/2023 Thích (1) 29/05/2023 Thích (1) 27/01/2023 Thích (1) 21/12/2023 Thích (1) 14/03/2023 Thích (1) 24/01/2023 Thích (1) 12/05/2023 Thích (1) 17/02/2023 Thích (1) Popup Image Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

cth-la-gi.png

CTH Là Gì? Tiêu Chí Chuyển Đổi Mã Số Hàng Hóa Chi Tiết

CTH là gì? Đây chính là một trong những tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa. Phải đáp ứng được một trong những tiêu chí xuất xứ hàng hóa thì mới được ...

storage-charge-la-gi.png

Storage Charge - Phí Lưu Kho: Cách Tính và Lưu Ý

Storage Charge - Phí lưu kho là loại phí rất hay thường gặp trong logistics, xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần nắm rõ về phí lưu kho, cách tính, lưu ý ...

psr-quy-tac-cu-the-mat-hang.png

Chi Tiết Tiêu Chí Xuất Xứ PSR: Quy Tắc Cụ Thể Mặt Hàng

Tiêu chí PSR (Product Specific Rules) là chìa khóa để hàng hóa được công nhận xuất xứ và hưởng ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp ...

giay-kiem-dich-thuc-vat.png

Giấy Kiểm Dịch Thực Vật (Phytosanitary Certificate): Những Điều Cần Biết

Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) là một chứng từ trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa giúp cho việc lây lan dịch bệnh giữa các ...

lc-doi-ung-la-gi.png

L/C Đối Ứng (Reciprocal L/C) Là Gì? Được Sử Dụng Khi Nào?

L/C đối ứng (Reciprocal L/C) thường được sử dụng trong các giao dịch có ràng buộc chặt chẽ và đối ứng từ hai bên, L/C đối ứng (Reciprocal L/C) có đặc ...

phieu-can-hang-air-la-gi.png

Phiếu Cân Hàng Air Là Gì? Cách Đọc Phiếu Cân Hàng Air

Phiếu cân hàng air là một chứng từ quan trọng trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Bạn cần kê khai, kiểm tra kỹ các thông ...

rvc-regional-value-content-la-gi.png

RVC (Regional Value Content) Là Gì? Hiểu Rõ Quy Tắc Xuất Xứ Khu Vực

RVC (Regional Value Content) là gì? Đây là một thuật ngữ quan trọng trong thương mại quốc tế, đặc biệt liên quan đến quy tắc xuất xứ khu vực. Việc ...

sof-la-gi.png

SOF Là Gì? Tìm Hiểu Về Statement of Facts Trong Hợp Đồng

SOF là gì? Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, việc ghi nhận chính xác quá trình xếp dỡ hàng hóa SOF là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm ...

Khám phá nhiều chủ đề khác

Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu Nghiệp vụ Logistics Tài Liệu Xuất Nhập Khẩu Logistics

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

voucher-khoa-hoc-xuat-nhap-khau-le-anh.png Họ tên (*): SĐT (*): Email (*): Khóa học: Chọn khóa học Khóa Học XNK Logistics Cho Người Mới Bắt Đầu Offline Khóa Học XNK Logistics Cho Người Mới Bắt Đầu Online Trực Tiếp GV Khoá Học Purchasing (Mua Hàng Quốc Tế) Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Chuyên Sâu Khóa Học Khai Báo Hải Quan Chuyên Sâu Khoá Học Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan Chuyên Sâu Khoá Học Sale Xuất Khẩu Chuyên Sâu Khóa Học XNK Thực Tế Cho Doanh Nghiệp (Inhouse) Khóa Học Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O) Chuyên Sâu Khóa Học Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Logistics Chuyên Sâu Địa điểm: Chọn địa điểm học Offline Hà Nội Offline Hồ Chí Minh Học Online tương tác trực tiếp giảng viên Coupon: Ghi chú:

Đăng ký thành công! Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất

Đăng ký

Từ khóa » Phi Lệnh