Sự Thật Về Cuộc đời Của Lệnh Phi Trong Lịch Sử Trung Hoa
Có thể bạn quan tâm
Lệnh phi sinh năm 1727, năm Ung Chính thứ năm. Xét về tuổi tác, bà kém Càn Long 16 tuổi. Cha bà là Ngụy Thanh Thái, nội quản lĩnh. Gia đình bà chỉ thuộc tầng lớp nô bộc phục vụ hoàng thất.
Theo một số ghi chép sử sách, Ngụy Giai Thị thuộc về nội vụ phủ nên vào cung theo diện cung nữ. Theo quy định thời Càn Long, cung nữ nhập cung phải có độ tuổi từ 13 đến 17. Nhiều nhà sử học cho rằng đây cũng là giai đoạn Ngụy Giai Thị tiến cung.
Nhờ vào sự sủng ái của vua Càn Long, con đường "thăng tiến" chốn thâm cung dường như vô cùng thuận lợi đối với bà khi từ Quý Nhân, lên đến Tần, Phi rồi Quý Phi. Mặc dù khi còn sống, danh phận cao nhất của bà chỉ là Hoàng Quý phi, nhưng vì là mẹ ruột của Gia Khánh Đế nên lúc qua đời bà được truy phong là Hoàng Hậu. Tuy rằng đây là tước hiệu khi đã mất nhưng vẫn là một vị trí cao rạng danh trong sử sách.
Vua Càn Long không có nhiều con nối dõi, nhưng Lệnh phi chính là người sinh cho vua nhiều người con nhất (bốn Hoàng tử và hai Hoàng nữ). Tuy nhiên trong số đó, không mấy người có thể sống thọ, niềm an ủi duy nhất của bà là Thập ngũ Hoàng tử Vĩnh Diễm sau này lên ngôi trở thành Gia Khánh hoàng đế.
Là một tri kỉ được vua Càn Long yêu quý hết mực
Trong hậu cung triều đại nhà Thanh ba nghìn giai lệ, nhưng tri kỷ của Càn Long có được mấy người? Lệnh phi chính là một trong số ít người hiếm hoi nhận được sự sủng ái lâu dài và được vua trân quý đến như vậy.
Theo sử sách, Lệnh phi phi sở hữu nhan sắc đẹp tuyệt trần. Vẻ đẹp của bà được ví giống như một bức tranh thủy mặc, sâu lắng, nhưng lại khiến người khác có cảm giác thoải mái, yên bình. Ngoài xinh đẹp, bà còn giỏi cầm kỳ thi họa và rất hiểu biết. Đây có thể là lý do bà chiếm được cảm tình của vua.
Năm Càn Long thứ 9 (1745), Ngụy Giai thị trở thành Ngụy Quý nhân, rất nhanh sau đó được phong Lệnh tần, Lệnh phi rồi đến Hoàng Quý phi. Chữ "Lệnh" được lấy theo nghĩa “kinh thi phong nhã” với hàm ý khen Nguy Giai Thị đẹp người đẹp nết.
Tuy nhiên, trong suốt 10 năm kể từ ngày nhập cung, bà lại không thể sinh con. Trong khi đó, theo quan niệm thời Trung Hoa phong kiến, nếu một phụ nữ không thể sinh được con, sẽ bị gia đình, đặc biệt chồng ruồng bỏ, nên địa vị của bà ít nhiều cũng bị ghen ghét, đe dọa.
Mọi chuyện dần thay đổi khi Lệnh phi bước sang tuổi 29, bà lần lượt hạ sinh 4 Hoàng tử và Hai công chúa. Nhiều người nhận định do sinh được nhiều con trai, do đó Lệnh phi nhận được sự ân sủng của vua.
Đối với Càn Long, Lệnh phi còn là một người hiểu biết và có tấm lòng bao dung. Kể cả trong thời kỳ Càn Long gặp nhiều khó khăn, bà vẫn luôn ở bên cạnh, tình cảm mặn nồng như những cặp phu thê bình thường khác. Chính sự yêu thương đơn giản, nhưng đầy ấm áp này khiến vua thêm tin tưởng và sủng ái. Bên cạnh đó, dù biết Càn Long vốn tính phòng lưu, tuy nhiên, bà luôn “nhắm mắt làm ngơ”, làm tròn bổn phận của một phi tần.
Lệnh phi thực sự là mẫu hình phụ nữ cổ đại điển hình, luôn tỏ ra tốt bụng và dịu dàng, đối xử công bằng với tất cả mọi người trong cung. Bất kể ai gặp chuyện khó khăn, bà đều cố gắng tìm cách giúp đỡ. Chính sự tính cách dịu dàng này, Càn Long luôn dành sự yêu thương và tôn trọng.
Có thể nói, cuộc chiến chốn thâm cung quá khốc liệt, chỉ những người giữ được tấm lòng thiện lương thủa ban đầu như bà mới xứng đáng nhận được một cuộc sống tốt đẹp nhất. Mặc dù Thập ngũ Hoàng tử Vĩnh Diễm có tư chất thông tuệ và tài đức không kém Càn Long, nhưng rất nhiều người cho rằng ông chọn Vĩnh Diễm lên ngôi hoàng đế cũng một phần vì tình cảm yêu thương đối với Lệnh phi Ngụy Giai thị.
Yêu thương, sủng ái hết mực nhưng tại sao Càn Long không sắc phong Lệnh Phi làm Hoàng hậu?
Theo một số nhà sử gia, Càn Long không muốn lập Lệnh Phi làm Hoàng hậu vì không muốn mang tiếng là ông vua nhìn sắc chọn hậu.
Thứ nhất, Càn Long không sắc phong Lệnh Phi làm Hoàng hậu là do bảo toàn sinh mạng cho các con trai của bà, đặc biệt là Vĩnh Diễm, Gia Khánh Đế sau này. Theo đó, Càn Long Đế từ sớm đã có ý định nhường ngôi cho Thập ngũ A ca Vĩnh Diễm, con trai của Lệnh Phi làm người kế vị. Tuy nhiên, theo quy tắc từ thời Ung Chính để lại về việc chọn người kế vị, hoàng đế không được sắc phong cho vị hoàng tử nào làm thái tử, người kế vị tiếp theo, trước khi họ thoái vị hoặc qua đời. Mục đích của việc này là tránh hậu cung và các đại thần gièm pha, câu kết, bày mưu hãm hại người kế vị tương lai.
Trong khi đó, Càn Long lại là ông vua phải chịu cảnh “kẻ đầu bạc tiễn người tóc xanh” quá nhiều lần. Cụ thể, ông có tới 17 người con trai nhưng cho tới thời điểm thoái vị, ông chỉ còn lại 5 người con. Những đứa con khác không chết yểu vì bệnh tật cũng vì tai nạn bất ngờ mà qua đời. Nếu lập Lệnh Phi làm Hoàng hậu, ngôi vị Hoàng đế tương lai sẽ thuộc về con trai của Lệnh Phi chắc như đinh đóng cột. Từ đó, các phi tần, quan lại trong triều có thể sẽ âm thầm làm hại vị vua tương lai mà Càn Long Đế đã chọn. Hoặc tranh thủ thời cơ làm thân, xu nịnh vị hoàng tử đó, gây ra tình trạng kết bè kéo cánh, làm loạn triều cương.
Vì vậy, dù cho có muốn lập Lệnh Phi làm Hoàng hậu, Càn Long cũng phải đè nén tâm tư này, tránh khiến phi tần mình sủng ái nhất và các con rơi vào vòng xoáy quyền lực.
Càn Long vốn có ý định sẽ sắc phong Lệnh Phi làm Hoàng hậu sau khi thoái vị, truyền ngôi cho Vĩnh Diễm. Thế nhưng, bà đã không chờ được tới ngày đó mà đi trước một bước.
Thứ hai, Càn Long không lập Lệnh Phi làm Hoàng hậu một phần cũng xuất phát từ sự ích kỷ của riêng ông.
Theo một số nhà sử gia, Càn Long không muốn lập Lệnh Phi làm Hoàng hậu vì không muốn mang tiếng là ông vua nhìn sắc chọn hậu.
Lúc bất giờ mối quan hệ của Càn Long và vị Hoàng hậu thứ 2, tức Kế Hoàng hậu, kết thúc không hề tốt đẹp. Năm Càn Long thứ 30 (1765), Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị đột nhiên bị thất sủng, giam lỏng tại Tử Cấm Thành và một năm sau đó đã qua đời. Khi qua đời, Kế Hoàng hậu không được phong thụy hiệu, tang lễ được tổ chức rất sơ sài không khác gì với một cung nữ và thậm chí bà còn không có mộ phần riêng.
Về việc Kế Hoàng hậu bị thất sủng, Càn Long Đế luôn nói rằng bà đã gây ra sai lầm không thể dung thứ nhưng cụ thể đó là gì thì không được ông nhắc tới. Xoay quanh việc này, nhiều người đồn rằng do Kế hoàng hậu đã già, nhan sắc phai tàn nên mới bị Càn Long ghẻ lạnh. Trước những tin đồn này, Càn Long vô cùng tức giận, phản bác mọi việc và nói rằng ông không phải là một kẻ trọng sắc khinh tình. Trong khi đó, Lệnh phi lại là một phi tần không chỉ có tâm tính lương thiện, thông minh nhanh nhẹn mà còn có nhan sắc tuyệt trần. Vẻ đẹp của bà được ví giống như một bức tranh thủy mặc, sâu lắng, nhưng lại khiến người khác có cảm giác thoải mái, yên bình. Cũng chính vì vậy, Càn Long không muốn mình bị đánh giá là một ông vua chỉ coi trọng khuôn mặt nên không lập Lệnh Phi làm Hoàng hậu.
Người phụ nữ hiếm hoi khi mất, mộ đặt cạnh đế quan Càn Long Đế
Lệnh phi qua đời vào năm Càn Long thứ 40, nhằm ngày 29 tháng Giêng (Âm lịch), hưởng thọ 49 tuổi. Ngoài việc ban cho bà thụy hiệu Lệnh ý Hoàng Quý phi, vua Càn Long còn viết một bài thơ mang tên "Lệnh ý Hoàng quý phi vãn thi" để tưởng nhớ bà. Càn Long Đế còn ngừng thiết triều 5 ngày, để tang vị phi tần này.
Lượng văn vật bồi táng của bà còn được thêm 18 kiện so với đãi ngộ thông thường dành cho Hoàng quý phi khi tổng cộng có tới 76 kiện, chỉ kém 1 kiện so với Hoàng hậu.
Không những vậy, bà là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được hợp táng với vua tại địa cung. Quan tài của bà nằm ngay bên phải đế quan của Càn Long Đế. Có thể thấy được, tình yêu thương và sự trân trọng của thiên tử đối với bà nhiều đến thế nào. "Tranh sủng" là mục tiêu suốt cả một đời của những người phụ nữ đáng thương trong hậu cung, nhưng hiếm có mấy ai đến cuối đời vẫn được ở bên cạnh vua như vậy.
Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành "liều thuốc" kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism nhé!
Từ khóa » Phi Lệnh
-
Nguyễn Thị Nhậm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ngã Ngửa "Người Sống" Bí Ẩn Hơn 200 Trăm Năm Bên Dưới Chiếc ...
-
Sự Thật Cuộc Đời Của Lệnh Phi - Người Duy Nhất Vua Càn Long ...
-
VỊ PHI TẦN ĐƯỢC CÀN LONG SỦNG ÁI NHẤT? - YouTube
-
Lệnh Ý Hoàng Quý Phi Và Bí ẩn Trăm Năm Bên Dưới Chiếc Quan Tài
-
Khác Xa Với Phim ảnh, Càn Long Không Yêu Lệnh Phi Như Nhiều ...
-
Biểu Phí Dịch Vụ Chứng Khoán Tại TCBS
-
[PDF] Hướng Dẫn Sử Dụng - Tính Năng đặt Lệnh FS - VPS
-
Search Results For Thiên Kiếm Lệnh【Copy__Tặng Cược ...
-
D/O Là Gì? Phí D/O Trong Xuất Nhập Khẩu
-
Lý Do Bất Ngờ Khiến Lệnh Phi Dù được Vua Càn Long Sủng ái Hết ...
-
Mã Lệnh Gta