Đá Bọt Là Gì? Ứng Dụng Trong đời Sống Của đá Bọt - Eurostone

Mục lục nội dung

  • 1. Đá bọt là gì?
  • 2. Quá trình hình thành đá bọt
  • 3. Sản xuất đá bọt
  • 4. Những ứng dụng của đá bọt trong đời sống
  • 4.1. Sản xuất bê tông
  • 4.2. Trồng trọt
  • 4.3. Chăm sóc cá nhân
  • 4.4. Lọc nước

Đá bọt kết quả của dung nham núi lửa, là vật liệu vô cùng thân thuộc trong đời sống mỗi chúng ta. Vậy bạn bạn biết gì về Đá bọt? Cùng chúng tôi khám phá những kiến thức khoa học về Đá bọt trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đá bọt là gì?

Pumice (hay còn gọi là đá bọt) được hình thành nhờ quá trình phun trào của núi lửa. Đá được tạo ra nhờ dung nham có hàm lượng nước và khí rất cao được thải ra từ núi lửa.

Thành phần chủ yếu của đá bọt là silicate, ngoài ra còn có cả magie và sắt. Trong một số trường hợp, đá pumice được phun trào từ magma tích điện của thành phần bazan và andesitic.

Màu sắc phổ biến nhất của đá bọt là vàng, nâu nhạt hoặc cam nhạt. Ngoài ra, đá pumice có khối lượng riêng thấp. Sở dĩ là bởi sự dồi dào của những bọt nước trong đá. Báo giá đá granite tự nhiên Cao Cấp 2022

tim hieu chung ve pumice

2. Quá trình hình thành đá bọt

Đá bọt được hình thành bởi dung nham của núi lửa. Tuy nhiên, trong quá dung nham được nóng chảy, không khí trong núi lửa bị thoát ra, tạo thành những bong bóng nhỏ và nổi lên bề mặt dung nham. Khi các vật liệu nguội đi nhanh chóng, những nguyên tử oxy bị giữ lại trong dung nham và tạo thành những lỗ hổng.

Một số nguyên tử oxy khác bị đông cứng khi nó bay không khí và tạo thành bụi núi lửa. Những hạt bụi núi lửa có thể che phủ xung quanh núi lửa hơn 100m. - Video Các Dạng Đá bọt

3. Sản xuất đá bọt

qua trinh hinh thanh da pumice

Hoạt động sản xuất đá pumice

Đá bọt được sản xuất dưới hai dạng: đá bọt và đá bọt cực mịn. Đá bọt cực mịn là dạng đá có kích thước dưới 4mm. Một số người gọi đá cực mịn là “tro núi lửa”. Nó có thể được khai thác từ các mỏ tro núi lửa, hoặc nó có thể được sản xuất bằng cách nghiền nát đá bọt.

Hiện nay, Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất đá pumice với số lượng lớn nhất. Tính đến năm 2011, có khoảng 500.000 tấn đá bọt được khai thác. Ngoài ra, còn một số quốc gia khác như: California, Mexico, Nevada, Oregon…

4. Những ứng dụng của đá bọt trong đời sống

Bởi cấu tạo vô cùng đặc biệt, đá pumice được ưa ái sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Cụ thể như sau:

4.1. Sản xuất bê tông

Đá pumice thường được sử dụng để sản xuất bê tông hoặc những vật dụng kết dính. Ngoài ra, pumice còn được dùng như một chất phụ gia cho xi măng. Xưa kia, người La Mã cổ đại còn sử dụng đá pumice để xây dựng những công trình kiến trúc.

4.2. Trồng trọt

Pumice được rất nhiều nông dân sử dụng trong lĩnh vực trồng trọt. Đặc biệt là trồng những cây mọng nước và xương rồng. Bởi những lỗ hổng trong đá pumice có khả năng giữ nước tuyệt vời.

4.3. Chăm sóc cá nhân

ung dung da pumice

Sử dụng đá bọt để tẩy da chết

Có thể bạn không biết nhưng những viên đá được sử dụng để tẩy da chết bàn chân chính là đá pumice. Một số tiệm làm móng còn sử dụng pumice để chăm sóc móng chân.

4.4. Lọc nước

Một lợi ích không thể không nhắc đến của đá bọt chính là khả năng lọc nước. Những lỗ hổng trong đá có khả năng giữ lại những bụi bẩn và vi khuẩn, trả lại sự trong sạch cho làn nước.

Tin chắc rằng, qua bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ về đá bọt rồi phải không? Để tìm hiểu vô vàn những kiến thức về thực địa học khác, mời bạn theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi. Xem thêm các bài viết khác của Eurostone

Từ khóa » đá Bọt Công Thức Hóa Học