Đá Cát Kết Là Gì? Nguồn Gốc Hình Thành Và Phân Loại - Eurostone
Có thể bạn quan tâm
- Catalogs
- Showroom
- Tin tức
- Liên hệ
- Trang nhất
- Tin tức
- Chuyên ngành đá
Mục lục nội dung
- 1. Đá cát kết là gì?
- 2. Môi trường hình thành đá Cát kết
- 3. Phân loại đá Cát kết
1. Đá cát kết là gì?
Đá cát kết là đá trầm tích, được hình thành từ các hạt bị gắn kết. Loại hạt này có thể là các mảnh vỡ vụn của các đá tồn tại trước đó hoặc là đơn tinh thể của các khoáng vật. Các chất kết dính hay còn được gọi là xi măng gắn kết sẽ đóng vai trò gắn các hạt này lại với nhau. Thành phần chính của đá cát kết là canxi, các khoáng vật silica, khoáng vật sét. Kích thước của các hạt cát trong đá nằm trong khoảng 0,1 mm đến 2mm. Các loại đá có kích thước hạt nhỏ được gọi là bột kết và sét kết. Những loại đá có kích thước hạt lớn hơn, bao gồm đá dăm kết và sỏi kết, chúng được gọi chung là cuội kết. Đá cát kết là đá trầm tích, được hình thành từ các hạt bị gắn kết Đá cát kết thông thường sẽ được hình thành qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là quá trình lắng đọng các hạt cát, hình thành nên các lớp trầm tích ở nhiều môi trường khác nhau. Chẳng hạn như: sông, suối, hồ biển,...Sau khi lắng đọng, chúng sẽ bị nén ép bởi các lớp đất đá nằm phía bên trên. Đồng thời, nhờ các vật liệu khác (xi xăng) lắng đọng cùng lúc sẽ gắn kết các loại hạt lại với nhau tạo nên đá cát kết. Những loại xi măng phổ biến thường thấy trong đá cát kết gồm có: silica, cacbonat canxi. Cát kết thường phân bố ở trong vỏ Trái Đất, nằm giữa lớp đá bùm và đá vôi. Môi trường trầm tích sẽ quyết định đến đặc điểm cấu tạo của đá. Chẳng hạn như: kích thước, độ chọn lọc, cấu tạo ở mức độ vĩ mô như tính phân lớp, thành phần ở mức độ vi mô như kiến trúc,... Báo giá đá granite tự nhiên Tự Nhiên Cao Cấp 2021 Đá Sandstone Nhập Khẩu Cao Cấp - Eurostone2. Môi trường hình thành đá Cát kết
Môi trường hình thành nên đá cát kết chủ yếu là môi trường lục địa, môi trường biển. Cụ thể cát kết thường được chia thành các nhóm sau: Môi trường lục địa gồm có: - Sông (đê tự nhiên, doi cát) - Nón phóng vật - Băng tích (là các trầm tích lắng đọng do quá trình băng tan chảy) - Hồ - Sa mạc (cồn cát) Môi trường hình thành nên đá cát kết chủ yếu là môi trường lục địa, môi trường biển Môi trường biển gồm có: - Cát bờ biển - Châu thổ - Turbidit - Bãi triều - Đê cát ngầm3. Phân loại đá Cát kết
Dựa vào cấu trúc và thành phần khoáng vật, đá cát kết được chia thành các nhóm sau: Cát kết Acco: là loại đá có hàm lượng fenspat trên 25%. Đá có độ chọn lọc và độ mài mòn kén hơn so với cát kết thạch anh. Những loại đá giàu fenspat thường được hình thành từ sự phong hóa cơ học hoặc phong hóa hóa học của đá biến chất và đá granit. Cát kết thạch anh: đá có hàm lượng thạch anh lớn hơn 90%, độ chọn lọc và mài mòn tốt. Cát kết chỉ toàn thạch anh thường có nguồn gốc từ môi trường xa nguồn cung cấp thạch anh vì đây là một khoáng vật bền. Cuội kết gồm các dăm kết và sỏi kết Cát kết lithic: được hình thành từ các mảnh vụn của đá mịn như đá biến chất hạt mịn, đá phiến sét, đá núi lửa. Đá xám greywacke: bao gồm các mảnh vụn đá, fenspat và thạch anh. Loại đá này thường có vỏ bọc bên ngoài là cấu trúc hạt mịn giống sét. Những thông tin do Eurostone cung cấp trên hy vọng giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về đá cát kết. Chúc bạn có thêm nhiều khám phá thú vị về địa chất cũng như quá trình hình thành các loại đá trong tự nhiên.Tác giả bài viết: Đoàn Hào Hiệp
Nguồn tin: 2
LIÊN HỆ NHẬN BÁO GIÁ/LÀM ĐỐI TÁC
TweetÝ kiến của bạn
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập thành viên để có thể bình luận bài viết này Xem thêm- Đá Gneis là gì? Ứng dụng của đá gneis trong cuộc sống
- Đá Gabro là gì? Ứng dụng trong đời sống của đá gabro
- Đá vôi là gì? Đặc điểm và Ứng dụng của một số loại đá vôi
- Đá Andesite – kết tinh của dung nham núi lửa
- Đá obsidian là gì – Đặc tính và ứng dụng của trong đời sống
- 0903930126
- Zalo
Từ khóa » Cấu Tạo Cuội Kết
-
Cuội Kết – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] Nguồn Gốc Và Tên Gọi Của Tầng “cuội Kết” Tại - VJS
-
Cuội Kết đá - Compare Rocks
-
Cuội Kết - Diễn Đàn Pha Lê Mỹ Linh - Tapatalk
-
Cuội Và Cuội Kết - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đặc điểm Tầng Cuội Kết Núi Lửa Vùng Ba Vì Và Giá Trị địa Di Sản Của ...
-
[PDF] Chương 9 – Mô Tả đá Trầm Tích - TaiLieu.VN
-
Đá Cuội - Wiko
-
Cuội Kết - Wiki Tiếng Việt - Du Học Trung Quốc
-
[PDF] Đặc điểm Tầng Cuội Kết Núi Lửa Vùng Ba Vì Và Giá Trị - VNU
-
Đá Vụn Núi Lửa - VNU
-
1. Đặc điểm địa Tầng
-
Tag: Phân Loại Vật Liệu Núi Lửa - Site Title