Đa Dạng Hóa Hỗn Hợp (Conglomerate Diversification) Là Gì?

Horizontal diversification (1)

Hình minh họa

Đa dạng hóa hỗn hợp (Conglomerate diversification)

Định nghĩa

Đa dạng hóa hỗn hợp trong tiếng Anh là Conglomerate diversification.

Đa dạng hóa hỗn hợp là phương thức tăng trưởng của doanh nghiệp bằng việc tham gia vào thị trường mới với các sản phẩm mới mà về mặt công nghệ không có gì liên quan đến các sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất.

Nội dung

- Thật vậy, đối với các doanh nghiệp chuyên môn hóa quá hẹp, sự phát triển các hoạt động mới chỉ có thể được thể hiện bên ngoài hoạt động trước đây. Nói cách khác, đa dạng hóa hỗn hợp là đa dạng hóa vào các lĩnh vực kinh doanh mới mà chúng không có quan hệ gì với lĩnh vực kinh doanh hiện tại của công ty.

- Chiến lược này được sử dụng để khắc phục những khiếm khuyết như tính thời vụ, thiếu tiền vốn, trình độ không tương xứng hoặc không có cơ hội hấp dẫn doanh nghiệp. Đôi khi có doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp khi họ có nguồn tài chính dồi dào.

- Đa dạng hóa hỗn hợp có thể thực hiện bằng cách mua lại các cơ sở sản xuất sản phẩm đang có ưu thế trên thị trường hoặc là đầu tư xây dựng cơ sở mới. Đây là hai cách đang được các doanh nghiệp áp dụng khi thực hiện chiến lược này.

- Khi thực hiện các chiến lược đa dạng hóa, doanh nghiệp thường gặp phải khó khăn về khả năng của chính mình về trình độ quản lí, do vậy cần phải tính toán kĩ lưỡng, nếu không sẽ rủi ro lớn.

Yêu cầu đối với đa dạng hóa hỗn hợp

Để đảm báo sự thành công của chiến lược này doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Một là ban giám đốc quán triệt được tầm quan trọng của chiến lược đa dạng hóa.

- Hai là, đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện chiến lược.

- Ba là, phải đánh giá đúng qui mô thị trường, phản ánh của khách hàng và của các đối thủ cạnh tranh, khả năng xâm nhập vào ngành mới đó và các vấn đề liên quan đến sản xuất.

Hình thức thực hiện đa dạng hóa hỗn hợp

(1) Mua lại và tái cấu trúc: Chiến lược này giả định rằng một công ty quản lí có hiệu quả có thể tạo ra giá trị bằng việc mua lại các công ty đang bị thua lỗ.

Cách tiếp cận này được coi là đa dạng hóa nếu công ty bị mua lại không trong cùng ngành với công ty mua.

(2) Chuyển giao năng lực: Chiến lược đa dạng hóa cho phép công ty thực hiện chuyển giao năng lực, kinh nghiệm vào lĩnh vực hoạt động mới có liên quan hoặc không liên quan đến lĩnh vực hiện tại. Quá trình chuyển giao năng lực góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trong hoạt động mới.

(3) Lợi thế qui mô: Việc đa dạng hóa có thể cho phép công ty chia sẻ và phân bổ chi phí cho nhiều hoạt động, và do đó, đạt mức chi phí chung thấp cho một đơn vị sản phẩm.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Horizontal diversification)

Từ khóa » đa Dạng Hoá Hỗn Hợp