Dạ Dày Của Người Có Cấu Tạo Thế Nào? - Thuốc Thảo Mộc

1. Vị trí của Dạ dày

Dạ dày (còn gọi là bao tử) là đoạn phình ra của ống tiêu hóa giống hình chữ J, một tạng trong phúc mạc nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị. Có chức năng dự trữ, nghiền thức ăn thấm dịch vị nhờ sự co bóp cơ trơn và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa dịch vị với độ PH phù hợp ở lớp niêm mạc.

2. Cấu tạo của Dạ dày

Dạ dày liên kết phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng được cấu tạo bởi lớp cơ chắc chắn và liên kết chặt chẽ nên có khả năng co bóp mạnh và chứa khoảng 4,6- 5,5 lít nước gồm 5 lớp từ ngoài vào trong như các phần khác của ống tiêu hóa: Thanh mạc tức là lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày.

  • Tấm dưới thanh mạc.
  • Lớp cơ có ba lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
  • Tấm dưới niêm mạc.
  • Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày. Các tuyến dạ dày gồm nhiều loại, tiết ra các chất khác nhau vừa có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, vừa có vai trò tiêu hóa như HCl như men Pepsinogene… vừa có vai trò nội tiết hay trung gian hóa học như gastrin, histamin…hay yếu tố nội giúp hấp thụ sinh tố B12.
Cấu tạo của Dạ dày

Cấu tạo dạ dày của người gồm các phần:

  • Tâm vị: Chiếm diện tích khoảng 4-6 cm², có lỗ tâm vị thông với thực quản và bộ phận này không có cơ thắt hay van mà chỉ có mô nếp niêm mạc chia phần thực quản và dạ dày làm 2.
  • Đáy vị: Nằm ở phía trên mặt phẳng đi qua lỗ tâm vị, chủ yếu là chứa khí.
  • Thân vị: Vùng chiếm nhiều diện tích nhất của dạ dày đảm nhiệm co bóp tiêu hóa thức ăn, dưới phần đáy vị và tại vùng thân vị có chứa rất nhiều tuyến bài tiết acid dịch vị acid clohydric và pepsingene.
  • Môn vị: Gồm hang môn vị hình phễu tiết ra chất gastrine, ống môn vị có cơ khá phát triển. Vị trí môn vị nằm tại ngay bên phải đốt sống thắt lưng 1, có lỗ môn vị thông với tá tràng.
  • Thành trước dạ dày: Nằm ở vùng trên liên quan thùy gan trái, cơ hoành, qua trung gian cơ hoành liên quan phổi, màng phổi trái, màng ngoài tim và thành ngực, phần dưới liên quan tới thành bụng trước.
  • Thành sau: phần này liên quan tới cơ hoành và liên quan tới các cơ quan khác như thận, tụy, lách, tuyến thượng thận. Phần dưới của thành sau liên quan mạc treo kết tràng ngang, nối phần trung gian mạc treo kết tràng ngành với phần lên tá tràng.
  • Bờ cong vị bé: Bộ phận này có mạc nối nhỏ nối dạ dày, tá tràng và gan, giữa hai lá của mạc nối nhỏ có vòng mạch bờ cong vị bé.
  • Bờ cong vị lớn: là đoạn tiếp theo có mạc nối dạ dày với lách và có chứa các động mạch vị ngắn. Ở phần đoạn cuối cùng có mạc nối lớn bám, giữa hai lá của mạc nối lớn chứa bờ cong vị lớn.

Ðộng mạch: Vòng mạch bờ cong vị lớn, vòng mạch bờ cong vị bé. Ngoài ra còn có động mạch vị ngắn, động mạch đáy vị sau, động mạch cho tâm vị và thực quản, động mạch thân tạng, động mạch vị trái, động mạch lách, động mạch gan chung

Bạch huyết của dạ dày: Các nốt bạch huyết dạ dày nằm dọc theo bờ cong vị bé, Các nốt bạch huyết vị – mạc nối nằm dọc vòng mạch bờ cong vị lớn. Các nốt bạch huyết tuỵ lách nằm ở mạc nối vị lách.

3. Chức năng của Dạ dày

Dạ dày có chức năng vô cùng quan trọng khi vừa là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng của cơ thể vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn. Chức năng của dạ dày gồm 2 chức năng chính

  • Co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị
  • Chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
Chức năng của Dạ dày

Quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày:

  • Sau khi thức ăn được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản và đến dạ dày. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị cũng như hấp thu chất dinh dưỡng tuy là không đáng kể. Và sau đó, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.
  • Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì độ pH thấp là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể nên sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột, nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt có một loại xoắn khuẩn có tên là Helicobacter Pylori có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày.

4. Các bệnh thường gặp

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Nhiễm vi khuẩn HP
  • Ung thư dạ dày
  • Loét dạ dày tá tràng

Nguồn: Vinmec

Từ khóa » Cấu Tạo Dạ Dày Người