Vị Trí Dạ Dày Trong ổ Bụng Cần Quan Tâm đúng Cách
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Tin tức y khoa
Vị trí dạ dày trong ổ bụng 12/09/2017 - 09:25 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu túTạ Quang Mậu
Bác sĩ Nội Khoa1900 55 88 92Đặt lịch khámDạ dày là một bộ phận dạng túi trong cơ thể chúng ta. Biết được chính xác vị trí dạ dày trong ổ bụng và một số thông tin liên quan sẽ giúp chúng ta biết được các bệnh lí xảy ra ở cơ quan này.
Vị trí dạ dày trong ổ bụng
Dạ dày là cơ quan quan trọng trong bộ máy tiêu hóa. Phía trên dạ dày nối với thực quản qua lỗ tâm vị. Dạ dày nối với ruột non ở phía dưới qua lỗ môn vị. Nhìn tổng quát, dạ dày có dạng chữ J.
Quan sát bên ngoài cơ thể cũng có thể xác định vị trí dạ dày. Dạ dày nằm giữa bụng, trên rốn và dưới thượng vị.
Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày của có cấu tạo 5 lớp sắp xếp từ ngoài vào trong theo thứ tự như sau:
- Lớp thanh mạc.
- Tấm dưới thanh mạc.
- Các lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
- Tấm dưới niêm mạc.
- Phía trong cùng là lớp niêm mạc dạ dày.
Các cơ của dạ dày là cơ trơn, còn gọi là cơ tạng. Những cơ này sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau để giúp tăng hiệu quả co bóp, nghiền thức ăn.
Chức năng của dạ dày là gì?
Dạ dày đảm nhiệm 2 chức năng chính rất quan trọng cho hoạt động trong cơ thể chúng ta. Đó là chức năng nghiền và phân hủy thức ăn.
Thức ăn sau khi được nhai nuốt sẽ theo thực quản xuống dạ dày. Trong quá trình nhai, thức ăn cũng được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt. Tại dạ dày, thức ăn sẽ được nghiền nát một lần nữa.
Sau quá trình nghiền nát tại dạ dày, thức ăn được nhào trộn cùng với dịch vị để phân hủy tiếp. Sau đó, hỗn hợp thức ăn này được đưa xuống ruột non. Tại đây sẽ diễn ra công đoạn tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng. Phần thức ăn còn lại được đưa đến ruột già và đưa ra ngoài theo đường thải tự nhiên.
Dấu hiệu bệnh dạ dày
Dựa vào vị trí dạ dày, có thể xác định được cơn đau có phải là đau dạ dày hay không. Đau dạ dày thường xảy ra ở vùng trên rốn (thượng vị). Vị trí này gần xương ức, ngay dưới mũi ức. Đôi khi cơn đau có thể cách xa mũi ức lệch về hai phía trái phải.
Người bị đau dạ dày có cảm giác bỏng rát, đau âm ỉ, đau quặn. Khi đói hoặc no đều có thể gặp phải cơn đau. Đây chính là những dấu hiệu của đau dạ dày.
Buồn nôn và nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng . Nếu việc này tiếp diễn nhiều thương xuyên sẽ dẫn tới những hậu quả như: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu.
Phòng ngừa bệnh dạ dày
Khi đã xác định được vị trí dạ dày cũng như những nguy cơ đau dạ dày bạn nên biết những cách phòng ngừa đau dạ dày như sau:
- Không để bụng quá đói, không ăn quá no
- Nhai kỹ để giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Không nên ăn trước khi đi ngủ để tránh cho dạ dày làm việc quá sức.
- Hạn chế sử dụng cà phê đặc biệt là không uống cà phê lúc đói.
- Hạn chế các đồ uống có cồn, rượu bia, nước ngọt có gas.
- Không hút thuốc lá
- Không để cơ thể stress vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch vị.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể vui lòng liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: bệnh trào ngược dạ dàyđau dạ dàyDấu hiệu Chảy máu dạ dàyBài viết liên quanỢ chua đau dạ dày: Cảnh báo về vấn đề tiêu hóa
Ợ chua đau dạ dày là một triệu chứng phổ biến, gây cảm giác nóng rát ở ngực...
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Vì sao cần được chú ý?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những vấn đề sức khỏe ngày càng phổ...
Tìm hiểu nguyên nhân trào ngược thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến hiện nay. Cùng...
Nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày: Chẩn đoán và điều trị
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một rối loạn tiêu hóa phổ biến gây ảnh...
Những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày bạn đừng bỏ qua
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đang trở thành một trong những vấn đề sức khỏe...
Tìm hiểu bệnh trào ngược dạ dày vướng cổ họng
Trào ngược dạ dày vướng cổ họng là một triệu chứng khá phổ biến nhưng thường bị bỏ...
Nhồi máu cơ tim cần xử trí thế nào?
Làm sao để phân biệt bệnh viêm xoang với cảm lạnh?
Biến chứng viêm mũi xoang gồm những gì?
Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì?
Nguyên nhân viêm khớp cổ chân là gì?
Bật mí địa chỉ phòng khám Cầu Giấy uy tín
Hiện nay, nhu cầu khám và điều trị các bệnh lý ngày càng tăng trên địa bàn quận…Thu Cúc TCI – Bệnh viện Ba Đình uy tín cho mọi người
Quận Ba Đình là trung tâm về nhiều mặt của thủ đô Hà Nội, nơi tập trung nhiều…Bệnh viện có chuyên khoa phụ sản uy tín, chất lượng gần đây
Bạn đang tìm kiếm một bệnh viện phụ sản gần đây, uy tín, chất lượng, an toàn để…Địa chỉ phòng khám sức khỏe cho bé ở Linh Đàm uy tín
Đối với các bậc phụ huynh, việc tìm kiếm một địa chỉ phòng khám sức khỏe uy tín…TCI 216 Trần Duy Hưng: Bệnh viện quận Cầu Giấy uy tín
Khi cần chăm sóc y tế, lựa chọn đúng bệnh viện/phòng khám không chỉ quan trọng với sức…Danh sách các dịch vụ y tế tại Bệnh viện Thu Cúc Hoàng Mai
Cơ sở y tế Thu Cúc TCI – Hoàng Mai (nhiều người quen gọi là Bệnh viện Thu…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Cấu Tạo Dạ Dày Người
-
[Tổng Hợp] Kiến Thức Y Khoa Về Giải Phẫu Dạ Dày Chi Tiết Nhất
-
Dạ Dày Của Người Có Cấu Tạo Thế Nào? - Vinmec
-
Cấu Tạo Dạ Dày Của Cơ Thể Người - Docosan
-
Dạ Dày Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Của Dạ Dày Người
-
Cấu Tạo Dạ Dày Người Như Thế Nào? - Đại Việt Sport
-
DẠ DÀY HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
-
Dạ Dày Là Gì, Nằm ở đâu? Chức Năng Của Dạ Dày - Thuốc Dân Tộc
-
CẤU TẠO CỦA DẠ DÀY CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO? - SUNKUN
-
Dạ Dày Người: Vị Trí, Cấu Tạo, Vai Trò, Chức Năng, Các Bệnh Thường Gặp
-
Cấu Tạo Dạ Dày Người Vị Trí, Chức Năng Và Bệnh Thường Gặp - IWEP
-
Dạ Dày – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dạ Dày Của Người Có Cấu Tạo Thế Nào? - Thuốc Thảo Mộc
-
Dạ Dày: Cơ Quan Quan Trọng Của Cơ Thể Mà Bạn Cần Biết