Đà Điểu
Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh của Đà Điểu:
Bộ Đà điểu (danh pháp khoa học: Struthioniformes) là một nhóm các loài chim lớn, không bay có nguồn gốc Gondwana, phần lớn trong chúng hiện nay đã tuyệt chủng. Không giống như các loài chim không bay khác, các loài đà điểu không có xương chạc trên xương ức của chúng và như thế thiếu nơi neo đủ mạnh cho các cơ cánh của chúng, vì thế chúng không thể bay được mặc dù chúng có các cánh phù hợp cho việc bay lượn.
Phần lớn khu vực đại lục Gondwana cổ đã do các loài đà điểu chiếm lĩnh, hoặc có chúng cho đến thời gian tương đối gần đây.
Các loài còn sinh tồn
Các loài tuyệt chủng
Ngoài ra, các mảnh vỏ trứng tương tự như vỏ trứng của Aepyornis cũng được tìm thấy trên quần đảo Canary. Các mảnh này có niên đại tới Trung hay Hậu Miocen, và không có giả thuyết phù hợp nào đã được đề ra là chúng tới đây như thế nào do sự không chắc chắn về việc các đảo này có từng được nối liền với đại lục hay không.
Tiến hóa và hệ thống học
HIện tại tồn tại 2 phương thức tiếp cận phân loại học trong phân loại chim chạy: phương thức thứ nhất, được sử dụng tại bài này, kết hợp các nhóm như là các họ trong bộ Struthioniformes, trong khi phương thức thứ hai cho rằng các dòng dõi đã tiến hóa chủ yếu là độc lập với nhau và vì thế nâng các họ lên cấp bộ (như Rheiformes, Casuariiformes, Apterygiformes v.v.).
Một số nghiên cứu dựa trên hình thái học, miễn dịch học và trình tự ADN chỉ ra rằng các loài chim chạy là đơn ngành. Miêu tả truyền thống về tiến hóa của chim chạy là một nhóm xuất hiện ở dạng chim không bay tại Gondwana trong kỷ Creta, sau đó đã tiến hóa theo các hướng tách biệt do các châu lục bị trôi dạt ra xa nhau. Tuy nhiên, phân tích gần đây về biến thiên gen giữa các loài chim chạy lại mâu thuẫn với điều đó: phân tích ADN dường như chỉ ra rằng các loài chim chạy đã rẽ nhánh ra khỏi nhau quá gần đây để có thể chia sẻ cùng một tổ tiên Gondwana chung. Bên cạnh đó, hóa thạch Trung Eocen của "tiền-đà điểu" Palaeotis từ Trung Âu có thể ngụ ý rằng giả thuyết "ngoài Gondwana" là sai. Ngoài ra, phân tích gần đây với 20 gen hạt nhân đã đặt câu hỏi về tính đơn ngành của nhóm, gợi ý rằng các loài tinamou có thể bay được cũng gộp lại trong phạm vi dòng dõi chim chạy.
Nghiên cứu so sánh đối với toàn bộ trình tự ADN ti thể của các loài chim chạy còn sinh tồn cộng với 2 loài moa (khủng điểu) đặt moa tại vị trí cơ sở, tiếp theo là đà điểu châu Mỹ, tiếp nữa là đà điểu châu Phi, tiếp theo là kiwi, với đà điểu Úc (emu) và đà điểu đầu mào là các họ hàng gần gũi nhất. Một nghiên cứu khác lại đảo lại vị trí tương đối của moa và đà điểu châu Mỹ và chỉ ra rằng chim voi không phải là họ hàng gần của đà điểu châu Phi hay các loài chim chạy khác, trong khi nghiên cứu các gen hạt nhân lại chỉ ra là đà điểu châu Phi rẽ nhánh đầu tiên, tiếp theo là đà điểu châu Mỹ và tinamou, sau đó là kiwi tách ra từ đà điểu Úc và đà điểu đầu mào. Các nghiên cứu chia sẻ các niên đại rẽ nhánh ngụ ý rằng trong khi các tổ tiên của moa có thể từng tồn tại ở New Zealand kể từ khi nó tách ra khỏi các phần khác của Gondwana, các tổ tiên của kiwi dường như bằng một cách nào đó đã phát tán tới đây (New Zealand) từ Australia gần đây hơn, có lẽ thông qua cầu đất liền hay bằng cách "nhảy" qua các đảo. Theo các phân tích có sớm hơn thì đà điểu châu Phi dường như đã tới châu Phi theo một lộ trình nào đó sau khi nó tách khỏi Nam Mỹ (như bằng xâm lấn đại lục Á Âu và sau đó châu Phi tách ra khỏi Ấn Độ), nhưng các dữ liệu hạt nhân chỉ ra rằng đà điểu châu Phi rẽ nhánh đầu tiên có lẽ phù hợp với trình tự tách mảng kiến tạo của Gondwana. Các khía cạnh khác (nhưng không phải tất cả) trong cổ địa sinh học chim chạy là phù hợp với giả thuyết hình thành loài theo địa lý (sự chia tách kiến tạo mảng của Gondwana).
Các nghiên cứu bộ gen phát sinh loài gần đây gợi ý rằng tinamou trên thực tế có thể thuộc về nhóm này. Nếu như thế, nó làm cho nhóm 'chim chạy' trở thành cận ngành chứ không phải đơn ngành. Điều này cũng đặt ra câu hỏi đáng chú ý về tiến hóa của khả năng bay được và khả năng không bay được trong nhóm này, do chim chạy theo truyền thống được cho là có tổ tiên không bay được và là nhóm đơn ngành, trong khi sự rẽ nhánh của tinamou trong phạm vi dòng dõi chim chạy chỉ ra rằng hoặc là khả năng bay được đã tái tiến hóa ở tinamou, hoặc là đã mất đi ở các loài chim chạy khác.
Vào năm 2014, một phân tích phát sinh chủng loài ADN ti thể bao gồm cả các thành viên hóa thạch chỉ ra rằng tinamou lồng sâu bên trong nhóm đà điểu. Đà điểu châu Phi được đặt ở nhánh đầu tiên (cơ sở), tiếp theo là đà điểu Nam Mỹ, sau đó là nhánh chứa moa và tinamou, tiếp theo là hai nhánh cuối cùng, một nhánh chứa emu và đà điểu đầu mào, trong khi nhánh còn lại chứa chim voi và kiwi. Mối quan hệ chị-em của moa-tinamou là phù hợp với các phát hiện khác có sớm hơn cũng như đương thời, trong khi mối quan hệ chị-em của chim voi và kiwi thì là phát hiện mới. Hỗ trợ bổ sung cho điều này cũng thu được từ phân tích hình thái học.
Ảnh hưởng đến văn minh loài người
Vào thời Ai Cập cổ đại, người ta dùng hình lông đà điểu để chỉ ý nghĩa chính nghĩa vì lông đà điểu tương đối bằng nhau.
Các loài viễn tưởng
Chocobo trong loạt trò chơi điện tử Final Fantasy là loài chim viễn tưởng tương tự như các loài chim chạy. Trong các trò chơi này thì chocobo là một dạng phương tiện vận tải,và chúng được cưỡi và kéo xe tương tự như ngựa.
Từ khóa » Bộ đà điểu
-
Bộ Đà điểu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Họ Đà điểu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bộ Đà điểu - Tieng Wiki
-
Bộ Đà điểu - Interest | Facebook
-
Bộ Đà điểu (danh Pháp Khoa... - Động Vật Hoang Dã | Facebook
-
Đà điểu: Loài Chim Châu Phi Sống Theo Lối Bầy đàn Nhỏ
-
Bộ Đà điểu Nghĩa Là Gì?
-
African Ostrich Articles - Encyclopedia Of Life
-
Vui Cùng Đà điểu Châu Phi - Long Phu Corporation
-
Bộ Đà điểu Bằng Tiếng Đức - Glosbe
-
Thịt đà điểu Xào Bông Thiên Lý
-
Họ Đà điểu – Wiki Tiếng Việt 2022 - .vn
-
Đà điểu Châu Phi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bộ Đà điểu - BAOMOI.COM
-
Đà điểu Thông Thường - Wikimedia Tiếng Việt
-
Bộ đà điểu - Vietnamese - Woxikon