Đá Len Đao – Wikipedia Tiếng Việt

Thực thể địa lý tranh chấpĐá Len Đao
Quần đảo Trường Sa
Địa lý
Vị trí của đá Len ĐaoVị trí của đá Len Đaođá Len Đao
Vị tríBiển Đông
Tọa độ9°46′46″B 114°22′12″Đ / 9,77944°B 114,37°Đ / 9.77944; 114.37000 (đá Len Đao)
Quản lý
Quốc gia quản lý Việt Nam
TỉnhKhánh Hòa
HuyệnTrường Sa
Sinh Tồn
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan
Quốc gia Philippines
Quốc gia Trung Quốc
Quốc gia Việt Nam

Đá Len Đao (tiếng Anh: Lansdowne Reef; tiếng Trung: 琼礁; bính âm: Qióng jiāo, Hán-Việt: Quỳnh tiêu) là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá Len Đao là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện Việt Nam đang kiểm soát đá Len Đao như một phần của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
1234567891011121314151617181920212223
Các rạn san hô, cồn cát, và đảo thuộc Cụm Sinh Tồn
1Đá Gạc Ma
2Đá Trà Khúc
3Đá Len Đao
4Đá Phúc Sĩ
5Đá Văn Nguyên
6Đá Ninh Hòa
7Đá Vị Khê
8Sinh Tồn Đông
9Đá An Bình
10Đá Ba Đầu
11Đá Đức Hòa
12Đá Bãi Khung
13Đá Bình Sơn
14Đá Tư Nghĩa
15Đá Bia
16Đá Ken Nan
17Đá Bình Khê
18Đá Nhạn Gia
19Đảo Sinh Tồn
20Đá Sơn Hà
21Đá Nghĩa Hành
22Đá Tam Trung
23Đá Cô Lin

Đá Len Đao nằm cách đá Gạc Ma 6,4 hải lý (11,8 km) về phía đông bắc và cách đảo Sinh Tồn 6,8 hải lý (12,6 km) về phía nam-đông nam. Về mặt địa lý, đá Len Đao không phải là một đảo mà là rạn san hô. Khi thủy triều xuống thấp thì bãi san hô nổi lên khoảng 0,5 m; ngược lại khi thủy triều lên cao thì bãi chìm dưới nước 1,8 m.[1] Diện tích thềm đá san hô là khoảng 0.58 km2.[2]

Hải quân Việt Nam đóng quân trên một tổ hợp kiến trúc gọi là Đảo Len Đao có tọa độ địa lý ghi trên bia chủ quyền tại là 9°45′40″B 114°21′50″Đ / 9,76111°B 114,36389°Đ / 9.76111; 114.36389. Tại đây còn có một nhà văn hoá đá năng được hoàn thành vào năm 2018.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng 5h sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-605 của Việt Nam hành quân đến đá Len Đao và cắm cờ chủ quyền lên đảo chìm này. Các tàu chiến Trung Quốc áp sát đe dọa và nổ súng vào tàu HQ-605. Thương vong về phía Việt Nam gồm có: thuyền phó Phan Hữu Doan và chiến sĩ báo vụ Bùi Duy Hiển hy sinh; 3 người lính bị thương nặng là thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn, máy trưởng Uông Xuân Thọ và chiến sĩ cơ điện Trần Văn Sáu.[3]

Khoảng 6h ngày 15 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-605 bốc cháy và chìm ở Đá Len Đao. Những người sống sót sau vụ chìm tàu HQ-605 bơi xuồng rút về Đảo Sinh Tồn.

Trước đó vào chiều ngày 14 tháng 3 năm 1988, các tàu HQ-931, HQ-671, HQ-614 lần lượt tới tiếp ứng, bảo vệ các đá Len Đao và Cô Lin.

Sau trận đánh, Việt Nam lên kế hoạch đổ bộ củng cố quyền kiềm soát các đảo chìm với tên gọi chiến dịch là CQ-88 (Chủ quyền-88).

Một tháng sau trận hải chiến, Hải quân Việt Nam điều tàu không số của Lữ đoàn 125 chở theo 35 lính công binh và 7 lính hải quân của đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83) do Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân Nhân dân Việt Nam chỉ huy quay lại quần đảo Trường Sa và bí mật đổ bộ trong đêm lên đá Len Đao xây nhà đánh dấu chủ quyền[4]. Trong cùng ngày, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-22M từ đất liền bay ra phía đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc tản ra; đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá và giữ được đá Len Đao cho đến ngày hôm nay.[5]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hải chiến Trường Sa 1988
  • Đá Gạc Ma
  • Đá Cô Lin

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Người giữ Len Đao - Phóng sự ảnh (Báo Gia Lai online, 31/05/2018)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1). Cục Chính trị (Bộ Tư lệnh Hải quân). 2011.
  2. ^ “Lansdowne Reef”. cil.nus.edu.sg. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ “Gạc Ma không thể nào quên”. Thanh Niên. 14 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ “Biệt đội cảm tử đổ bộ Len Đao”. Tuổi Trẻ Online. 19 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ “Tiêm kích bom Su-22M xuất kích vươn tới Gạc Ma, Trường Sa 1988”. Vietnamnet. 14 tháng 3 năm 2016.
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Danh sách các "đảo" (đảo san hô/cồn cát), "đá" (rạn san hô nửa nổi nửa chìm/ngầm) và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa
Thứ tự các cụm đảo tính từ bắc xuống nam (tên gọi theo tiếng Việt)
Việt Nam chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Tây  • Đá Nam Cụm Nam Yết: Đảo Nam Yết  • Đảo Sơn Ca  • Đá Núi Thị  • Đá Lớn Cụm Sinh Tồn: Đảo Sinh Tồn  • Đảo Sinh Tồn Đông  • Đá Cô Lin  • Đá Len Đao Cụm Trường Sa: Đảo Trường Sa  • Đá Lát  • Đá Tây  • Đảo Trường Sa Đông  • Đá Đông  • Đảo Phan Vinh  • Đá Tốc Tan  • Đá Núi Le  • Đá Tiên Nữ Cụm Thám Hiểm: Đảo An Bang  • Bãi Thuyền Chài

Philippines chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Đông Cụm Thị Tứ: Đảo Thị Tứ Cụm Loại Ta: Đảo Bến Lạc  • Đảo Loại Ta  • Đảo Loại Ta Tây Cụm Thám Hiểm: Đá Công Đo Cụm Bình Nguyên: Đảo Bình Nguyên  • Đảo Vĩnh Viễn  • Bãi Cỏ Mây

Trung Quốc chiếm đóng

Cụm Thị Tứ: Đá Xu Bi Cụm Nam Yết: Đá Chữ Thập  • Đá Ga Ven Cụm Sinh Tồn: Đá Gạc Ma  • Đá Tư Nghĩa Cụm Trường Sa: Đá Châu Viên Cụm Bình Nguyên: Đá Vành Khăn

Đài Loan chiếm đóng

Cụm Nam Yết: Đảo Ba Bình

Malaysia chiếm đóng

Cụm Thám Hiểm: Đá Én Ca  • Đá Hoa Lau  • Đá Kỳ Vân  • Đá Kiêu Ngựa  • Bãi Thám Hiểm (Đá Gia Hội  • Đá Gia Phú  • Đá Sâu)

Chưa cónước nào chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đá Bắc  • Bãi Đinh Ba  • Bãi Núi Cầu Cụm Thị Tứ: Đá Cái Vung  • Đá Hoài Ân  • Đá Trâm Đức  • Đá Tri Lễ  • Đá Vĩnh Hảo Cụm Loại Ta: Đá An Lão  • Đá An Nhơn  • Đá An Nhơn Bắc  • Đá An Nhơn Nam  • Đá Sa Huỳnh  • Đá Tân Châu  • Đá Cá Nhám  • Bãi Đường  • Bãi Loại Ta Nam Cụm Nam Yết: Đá Đền Cây Cỏ  • Đá Én Đất  • Đá Lạc  • Bãi Bàn Than  • Đá Nhỏ Cụm Sinh Tồn: Đá An Bình  • Đá Ba Đầu  • Đá Bãi Khung  • Đá Bia  • Đá Bình Khê  • Đá Bình Sơn  • Đá Đức Hòa  • Đá Ken Nan  • Đá Nghĩa Hành  • Đá Nhạn Gia  • Đá Ninh Hòa  • Đá Phúc Sĩ  • Đá Sơn Hà  • Đá Tam Trung  • Đá Trà Khúc  • Đá Văn Nguyên  • Đá Vị Khê  • Bãi Fancy Wreck  • Đá Cornwallis Cụm Trường Sa: Đá Núi Cô  • Đá Núi Mon  • Đá Núi Trời  • Bãi ngầm Chim Biển  • Bãi ngầm Mỹ Hải  • Bãi ngầm Nguyệt Sương/Xương • Bãi ngầm Stag  • Bãi Đăng Quang Cụm Thám Hiểm: Đá Suối Cát  • Đá Sác Lốt  • Đá Louisa  • Đá Thanh Kỳ  • Đá Vĩnh Tường  • Bãi Phù Mỹ  • Bãi Trăng Khuyết  • Bãi ngầm Khánh Hội  • Bãi ngầm Ngũ Phụng  • Bãi ngầm Tam Thanh Cụm Bình Nguyên: Bãi Tổ Muỗi  • Bãi Cỏ Rong  • Đá Đồng Thạnh  • Cụm/Bãi Đá Bắc (Đá Cỏ My  • Đá Gò Già  • Đá Vĩnh Hợp)  • Đá Long Hải  • Đá Lục Giang  • Cụm/Bãi Hải Sâm (Đá Định Tường  • Đá Hoa  • Đá Hội Đức  • Đá Ninh Cơ  • Đá Triêm Đức)  • Cụm Hồ Tràm (Đá Ba Cờ  • Đá Hợp Kim  • Đá Khúc Giác  • Đá Mỏ Vịt  • Đá Trung Lễ)  • Cụm bãi cạn Nam (Đá Chà Và  • Bãi Hải Yến • Đá Tây Nam)  • Bãi Đồ Bàn  • Bãi Đồng Giữa  • Bãi Thạch Sa  • Bãi Vĩnh Tuy  • Bãi Hữu Độ  • Bãi Rạch Vang  • Bãi Ôn Thuỷ  • Bãi Na Khoai  • Bãi Rạch Lấp  • Bãi Đồng Cam  • Đá Phật Tự  • Đá Long Điền  • Đá Bồ Đề  • Bãi Cái Mép  • Đá Suối Ngọc  • Bãi Suối Ngà  • Bãi Đồi Mồi  • Bãi Sa Bin

  • Biển Đông
  • Quần đảo Hoàng Sa
  • Quần đảo Trường Sa

Từ khóa » Tái Chiếm đảo Len đao