Da Nhiễm Corticoid – Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - Tinh Tế Beauty

Da nhiễm corticoid là gì?

Da nhiễm Corticoid (viêm da Corticoid) là tình trạng tổn thương da do sử dụng sản phẩm chứa Corticoid nồng độ cao trong thời gian dài. Mức độ thương tổn phụ thuộc vào thời gian sử dụng, nồng độ Corticoid và cơ địa của từng người.

Corticoid có tên gọi đầy đủ là glucocorticoid, y khoa chia thành phần dược tính này thành 2 loại chính là cortisol và corticosteron. Corticoid và các chế phẩm của chúng chuyên sử dụng để làm chất dẫn suất sản xuất ra các loại thuốc uống, bôi hoặc tiêm với công dụng chính là giảm đau, giảm sưng, chữa dị ứng,… Việc tự ý sử dụng các loại chế phẩm corticoid trong thời gian dài mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ thông qua đường bôi trực tiếp, gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng được gọi là da bị nhiễm corticoid.

Corticoid được Bộ Y Tế nước ra xếp vào độc dược nhóm B, chúng được tận dụng trong y học để điều trị các bệnh lý như bệnh tự miễn (lupus, viêm khớp dạng thấp,…), bệnh hen suyễn, dị ứng nặng, bệnh ngoài da,… Ngoài ra, corticoid còn được sử dụng trong điều chế mỹ phẩm giúp cải thiện tình trạng mụn và nhờn. Tuy nhiên, nếu bạn quá lạm dụng để làm trắng hoặc làm mờ tàn nhan sẽ khiến da bị bào mòn, tổn thương từ sâu bên trong và gây viêm nhiễm ở mức độ nghiêm trọng.

Da bị nhiễm corticoid hay còn được hiểu là viêm da nghiện corticoid, đây là hiện tượng da bị tổn thương và bào mòn do sự tích tụ chất corticoid trong thời gian dài bên dưới da. Biểu hiện đặc trưng của tình trạng da nhiễm corticoid là da xung huyết gây nóng đỏ và nổi các mụn li ti, nếu ngừng sử dụng tình trạng viêm da sẽ trở nên nghiêm trọng và tàn phá da mặt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến da bị nhiễm corticoid là do người bệnh thoa các sản phẩm có chứa nhiều Corticoid lên cơ thể. Vì vậy, mạch máu ở dưới da bị giãn, gây xung huyết, khiến da đỏ lên, nổi mụn nhỏ. Lâu dần, vùng da tổn thương bị bào mòn, làm mất thẩm mỹ là do sử dụng các loại hóa mỹ phẩm chứa lượng corticoid vượt mức cho phép như:

  • Kem trộn handmade.
  • Thuốc thảo dược.
  • Rượu thuốc bôi trị mụn…
  • Mặt nạ thuốc bắc
  • Các loại cao thoa mặt.

Nhận biết da bị nhiễm Corticoid qua từng cấp độ

Corticoid không chỉ được sử dụng trong điều trị bệnh mà chúng còn được nhiều chị em tận dụng trong làm đẹp với các công dụng thần kỳ như giảm mụn nhanh, làm trắng và dưỡng ẩm da, kiềm dầu,… Tuy nhiên, công dụng của loại thuốc này chỉ mang lại hiệu quả tức thời và trong thời gian ngắn, nếu bạn dùng trong thời gian dài sẽ bị phụ thuộc và bắt buộc phải dùng thường xuyên. Điều này sẽ khiến da bị bào mòn dần, sức đề kháng suy giảm và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Thông thường, dấu hiệu của da nhiễm độc corticoid rất khó nhận biết ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng nhiễm độc chỉ bùng phát khi bạn ngừng sử dụng. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm corticoid ở mỗi trường hợp mà da của người bệnh sẽ biểu hiện ra các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết da nhiễm corticoid theo từng cấp độ bạn có thể tham khảo:

 Cấp độ 1: Da khô bong tróc

  • Đây là mức độ tổn thương nhẹ nhất do sử dụng corticoid với liều lượng thấp trong thời gian khá ngắn.
  • Bề mặt da hơi đỏ, ngứa ngáy râm ran
  • Sờ vào có cảm giác hơi sần sùi và bong tróc nhẹ

 Cấp độ 2: Viêm da cấp tính

  • Đây là cấp độ da đã bắt đầu nhiễm độc và có dấu hiệu hoại tử, corticoid đã xâm nhập vào bên trong da gây ảnh hưởng.
  • Da nổi nhiều mụn nước có kích thước nhỏ
  • Mụn nước dễ vỡ gây đau rát, ngứa ngáy và xuất hiện các nốt mụn mủ nếu bị bội nhiễm
  • Sau đó, mụn nước khô khiến bề mặt da sần sùi, ngứa ngáy
  • Nếu không tiến hành điều trị da sẽ trở nên thâm sạm và để lại sẹo vĩnh viễn.

Cấp độ 3: Giãn mạch máu

  • Cấp độ 3 thường xảy ra ở các trường hợp sử dụng Corticoid nồng độ cao trong thời gian dài (từ 6 tháng trở lên) và da đã bị tổn thương vào sâu bên trong mao mạch.
  • Da luôn trong trạng thái đỏ ửng, nóng ran và dễ ngứa ngáy
  • Bề mặt da phù nề do hiện tượng trữ nước
  • Có hiện tượng giãn mạch (đặc biệt là ở vùng má và cằm)
  • Có thể đi kèm với hiện tượng châm chích và ngứa râm ran

Cấp độ 4: Viêm da tăng tiết nhờn, nổi mụn nhiều

Đây là mức độ nhiễm corticoid đã bước sang giai đoạn nặng với các biểu hiện đặc trưng là:

  • Da đổ dầu nhiều bất thường
  • Nổi các nốt mụn sưng to, đỏ và viêm
  • Mụn nổi ồ ạt và có thể lan ra toàn bộ khuôn mặt
  • Da ngứa ngáy, châm chích và đau rát

Cấp độ 5: Viêm da kích thích

Đây là cấp độ cao nhất của da nhiễm corticoid nên được xem là cấp độ nghiêm trọng nhất.

  • Luôn có cảm giác đau nhức và bỏng rát
  • Da mỏng, đỏ ửng và giãn mao mạch trên diện rộng
  • Bề mặt da khô, sần sùi, ngứa ngáy, bong tróc và đóng thành từng mảng.
  • Nổi mụn trứng cá ồ ạt, mụn có kích thước lớn, viêm đỏ và gây đau nhức nhiều
  • Xuất hiện các mụn nước kèm theo dịch vàng và có dấu hiệu nhiễm trùng và hoại tử.

Da nhiễm độc corticoid nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào thời gian và liều lượng sử dụng của mỗi người. Ngay khi thấy da có các dấu hiệu nhiễm corticoid ở trên thì bạn cần phải tránh xa mỹ phẩm đang sử dụng, nhanh chóng đến bệnh viện da liễu thăm khám để được hướng dẫn can thiệp đúng cách.

Da nhiễm corticoid có chữa được không?

Da bị nhiễm corticoid có chữa được hay không? Giải đáp thắc mắc này chuyên gia cho biết, khả năng điều trị khỏi da bị nhiễm corticoid còn tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng của từng người. Khi phát hiện bản thân bị nhiễm corticoid thì bạn tuyệt đối không được ngừng đột ngột khiến các triệu chứng nhanh chóng bùng phát, thay vào đó hãy sử dụng với liều lượng giảm dần để da có thể thích nghi.

Để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả và nâng cao khả năng khỏi bệnh thì bạn cần tiến hành can thiệp  ngay từ giai đoạn sớm khi chỉ mới ở cấp độ 1 hoặc 2. Nếu để lâu khiến tình trạng nhiễm corticoid chuyển biến sang mức độ mãn tính thì rất khó để cải thiện phục hồi da trở về trạng thái ban đầu. Bên cạnh việc tiến hành điều trị theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa, bạn cũng nên chú ý đến việc chăm sóc, phục hồi và xây dựng chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ cho quá trình tái tạo lại da mới.

Các phương pháp điều trị da nhiễm Corticoid

Điều trị da nhiễm Corticoid phụ thuộc mức độ thương tổn. Ngoài ra, phương pháp và thời gian điều trị còn bị chi phối bởi yếu tố cơ địa và tuổi tác. Thực tế, người có tuổi tác cao và cơ địa nhạy cảm thường mất nhiều thời gian điều trị và tốc độ phục hồi chậm hơn so với bình thường.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị da nhiễm Corticoid:

1. Ngưng sử dụng sản phẩm chứa Corticoid

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên xem xét thành phần của các sản phẩm chăm sóc da và ngưng sử dụng sản phẩm này. Trong trường hợp sản phẩm không cung cấp bảng thành phần (thường là sản phẩm trôi nổi), nên chủ động ngưng sử dụng để tránh gây kích ứng và tổn thương da.

Tuy nhiên nếu sử dụng kem bôi chứa Corticoid trong thời gian dài, không nên ngưng sản phẩm đột ngột. Thay vào đó, cần giảm liều từ từ trước khi dừng hẳn để tránh tình trạng da bị kích ứng và nổi mụn ồ ạt.

Nếu sử dụng cùng lúc nhiều sản phẩm mới và không thể xác định được sản phẩm chứa Corticoid, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ có thể xác định thành phần trong sản phẩm và phát hiện ra sản phẩm chứa nồng độ Corticoid cao vượt mức cho phép.

2. Phục hồi da nhiễm Corticoid với chế độ chăm sóc khoa học

Nếu tình trạng da nhiễm Corticoid không quá nghiêm trọng, bạn có thể cải thiện tại nhà với chế độ chăm sóc khoa học. Các biện pháp này giúp phục hồi tế bào da hư tổn, tái tạo màng lipid (hàng rào bảo vệ da) và cải thiện các nốt mụn viêm đỏ, ngứa ngáy.

Chế độ chăm sóc khoa học giúp phục hồi da nhiễm Corticoid:

  • Không tiếp tục sử dụng sản phẩm chứa Corticoid và cần loại trừ các loại mỹ phẩm chứa những thành phần dễ kích ứng như perfume, parabens, mineral oil,…
  • Làm sạch da mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng và có độ pH cân bằng. Khi rửa mặt, nên thao tác nhẹ nhàng để tránh gây đỏ và kích ứng da.
  • Sau đó, cần sử dụng toner (nước cân bằng) có tác dụng làm dịu và cấp ẩm da. Để phục hồi làn da bị kích ứng do nhiễm Corticoid, nên ưu tiên sử dụng các loại toner có chiết xuất từ thiên nhiên như trà xanh, nha đam, tràm trà, rau má, xương rồng,…
  • Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau bước toner. Nên tập trung vào các loại kem dưỡng có kết cấu mỏng nhẹ và công thức an toàn như Panthenol (vitamin B5), Glycerin, Niacinamide, Zinc, Allatoin,… Các thành phần này có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi và tái tạo da, đồng thời hỗ trợ giảm viêm và ngứa ngáy.
  • Tác động từ tia UV có thể khiến da bị tổn thương nặng, cháy nắng, bong tróc và ngứa ngáy dữ dội. Vì vậy, nên dùng kem chống nắng, đeo khẩu trang và che chắn da khi di chuyển ngoài trời.
  • Khi da bị nhiễm Corticoid, nên hạn chế dùng các sản phẩm đặc trị (chứa BHA, AHA, Retinoid,…). Thay vào đó, cần tối giản quy trình dưỡng da để tránh tình trạng da bị kích ứng và ửng đỏ.
  • Không sờ tay lên da mặt, tuyệt đối không tự ý nặn mụn và tránh để da tiếp xúc với các bề mặt có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Tuyệt đối không trang điểm trong thời gian điều trị. Chì và các thành phần trong các sản phẩm này có thể khiến da bị kích ứng, viêm đỏ và ngứa ngáy dữ dội.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể xông hơi và đắp mặt nạ tự nhiên (sữa chua, mật ong, nha đam, dầu dừa,…) từ 2 – 3 lần/ tuần để thanh thải độc tố, phục hồi và tái tạo mô da bị hư tổn. Các biện pháp này giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.

Với chế độ chăm sóc khoa học, các triệu chứng trên da có thể thuyên giảm chỉ sau vài tuần đến một tháng. Tuy nhiên nếu mức độ tổn thương da nặng, nên phối hợp với sử dụng thuốc và kem bôi theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Cách thải độc da nhiễm corticoid

Bên cạnh việc thực hiện cai nghiện corticoid thì việc thải độc cho da cũng có vai trò rất quan trọng. Bước này sẽ có tác dụng loại bỏ hoàn toàn lượng corticoid dư thừa bên trong cơ thể, từ đó giúp da phục hồi lại nhanh chóng. Thải độc cho da rất đơn giản, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng thanh nhiệt giải độc để ép lấy nước uống hoặc đắp mặt nạ mỗi ngày. Diếp cá là thực phẩm được lựa chọn hàng đầu do có tác dụng thải độc rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Diếp cá sau khi mua về đem nhặt lấy những lá tươi xem, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng diệt khuẩn rồi vớt ra để cho ráo.
  • Cho lá diếp cá tươi vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với một ít nước sạch, sau đó lọc lấy nước rồi dùng để uống.
  • Bạn cũng có thể tận dụng phần bã để đắp lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
Uống nước diếp cá giúp tăng cường đào thải độc tố corticoid bên dưới da

Ngoài lá diếp cá thì bạn cũng có thể sử dụng nước trà xanh, nước chanh mật ong,… Bên cạnh đó bạn cũng nên kết hợp xông hơi bằng các loại thảo dược lành tính từ 2 – 3 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả.

4. Tái tạo và cải thiện di chứng trên da

Đối với những làn da bị tổn thương do nhiễm độc corticoid thì việc sử dụng các công thức dưỡng da tự nhiên để tái tạo là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Dưới đây là một số công thức mặt nạ dưỡng ẩm và làm dịu kích ứng từ nguyên liệu thiên nhiên bạn có thể tham khảo:

+ Mặt nạ tinh bột nghệ

  • Chuẩn bị 1 hộp sữa chua không đường, 1 thìa cà phê mật ong và 1 thìa cà phê tinh bột nghệ.
  • Cho mật ong và tinh bột nghệ đã chuẩn bị vào trong hộp sữa chua không đường rồi dùng thìa khuấy đều lên.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị bằng nước ấm, thấm khô nước rồi thoa đều hỗn hợp trên lên.
  • Nằm yên thư giãn trong khoảng 20 phút sau đó vệ sinh sạch da lại với nước lạnh.

+ Mặt nạ sữa chua

  • Cách này đơn giản hơn, bạn chỉ cần bôi sữa chua nguyên chất lên trên vùng da bị tổn thương sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Để yên như vậy trong khoảng 20 phút để da có thời gian hấp thu dưỡng chất, sau đó rửa sạch lại với nước mát.

5. Cách phục hồi da nhiễm corticoid bị mỏng, bào mòn

Để cải thiện tình trạng da bị bào mòn do nhiễm corticoid, bạn cần phải có các biện pháp phục hồi lại giúp da trở nên khỏe mạnh hơn. Dưới đây là cách hồi da mỏng bạn hãy tham khảo và thực hiện theo:

Vệ sinh vùng da bị tổn thương thật sạch sẽ bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc nước muối sinh lý
  • Làm sạch da bằng sữa rửa mặt chuyên dụng 2 lần/ngày, đồng thời cấp ẩm cho làn da. Nên ưu tiên chọn các sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên và không chứa chất hóa học. Khi rửa mặt tuyệt đối không được dùng tay vỗ mạnh hoặc chà xát lên vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên có khả năng cấp nước cho da, ở những trường hợp da bị tổn thương nghiêm trọng không thể dùng sữa rửa mặt và tinh dầu thì bạn có thể tận dụng nước muối sinh lý.
  • Sau khi đã thực hiện làm sạch và dưỡng ẩm thì dùng một chiếc khăn mỏng sạch để thấm hết nước còn tồn tại trên da.

6. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Đối với những trường hợp da nhiễm Cortiocid nặng, nên dùng thuốc bôi + thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi làn da, giảm mụn trứng cá và cải thiện tình trạng viêm đỏ.

 + Thuốc uống

  • Vitamin C: Tác dụng tăng cường sức đề kháng cho da, làm chắc thành mạch.
  • Vitamin B12: Giúp làm giảm dầu thừa trên da và hỗ trợ làm lành tổn thương.
  • Kháng sinh phổ rộng: Dùng cho những trường hợp trên da đã xuất hiện mụn mủ, mụn bọc, viêm sưng,…
  • Metronidazone: Dùng cho những trường hợp bị nhiễm Dermodex

Các thuốc bôi có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm ngứa ngáy và châm chích

+ Thuốc bôi

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng thêm một số loại kem dưỡng giúp phục hồi hư tổn trên da và làm dịu vùng da bị nhạy cảm do nhiễm độc như Toleriane ultra, Tolerance cream, Aderma de soins cream,…

Còn những trường hợp nhiễm độc corticoid dưới dạng viêm da tiếp xúc hoặc viêm da thần kinh nhưng không mọc mụn thì sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc kháng viêm corticoid. Tuy nhiên, loại thuốc này cần được sử dụng dưới sự theo dõi chặt chẽ về lượng dùng và thời gian để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

7. Tái tạo và cải thiện di chứng trên da

Đối với những làn da bị tổn thương do nhiễm độc corticoid thì việc sử dụng các công thức dưỡng da tự nhiên để tái tạo là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Dưới đây là một số công thức mặt nạ dưỡng ẩm và làm dịu kích ứng từ nguyên liệu thiên nhiên bạn có thể tham khảo:

+ Mặt nạ tinh bột nghệ

  • Chuẩn bị 1 hộp sữa chua không đường, 1 thìa cà phê mật ong và 1 thìa cà phê tinh bột nghệ.
  • Cho mật ong và tinh bột nghệ đã chuẩn bị vào trong hộp sữa chua không đường rồi dùng thìa khuấy đều lên.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị bằng nước ấm, thấm khô nước rồi thoa đều hỗn hợp trên lên.
  • Nằm yên thư giãn trong khoảng 20 phút sau đó vệ sinh sạch da lại với nước lạnh.

+ Mặt nạ sữa chua

  • Cách này đơn giản hơn, bạn chỉ cần bôi sữa chua nguyên chất lên trên vùng da bị tổn thương sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Để yên như vậy trong khoảng 20 phút để da có thời gian hấp thu dưỡng chất, sau đó rửa sạch lại với nước mát.

8. Những lưu ý khi da đang bị nhiễm corticoid

Khi đang tiến hành điều trị da nhiễm độc corticoid thì bạn cũng phải chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp. Từ đó, giúp quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tổn thương trên da cũng nhanh chóng mang lại hiệu quả.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý

Bên cạnh việc ngưng sử dụng các sản phẩm chứa corticoid từ bên ngoài thì bạn cũng cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân giúp hỗ trợ điều trị từ bên trong. Thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên tăng cường sử dụng vào lúc này là rau xanh và trái cây nhiều chất xơ, vitamin, chất béo có nguồn gốc từ rau củ quả,… Các loại rau quả nên sử dụng là cam quýt, thanh long, nước dừa.

Nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Bên cạnh nước lọc, có thể dùng sữa chua uống, nước ép từ rau củ và trái cây tươi để duy trì độ ẩm và tăng cường sức đề kháng cho da.

Ngoài ra, bạn cũng phải hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ kích thích phản ứng viêm như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, cà phê, rượu bia, đồ ăn chứa nhiều đường, thực phẩm giàu tinh bột,… Lúc này da trở nên rất khô, bạn cần chú ý bổ sung nhiều nước cho cơ thể giúp cấp ẩm cho da, tăng cường chức năng bảo vệ của hàng rào để tránh tình trạng gây kích ứng đến làn da.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiễm độc da từ bên trong

– Hình thành lối sống tích cực, khoa học

Không thức khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc để tránh kích thích quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Bạn hãy dành từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày để ngủ giúp quá trình phục hồi da diễn ra tốt hơn, thời điểm ngủ tốt nhất là trước 23h vì từ 24h – 3h sáng là khoảng thời gian thải độc và tái tạo da diễn ra tốt nhất.

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể. Luôn giữ cho tinh thần ổn định và thoải mái trong suốt khoảng thời gian điều trị bệnh. Hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm chứa nhiều khói bụi, chất độc hóa học.

– Kiên trì thực hiện điều trị trong thời gian dài

Trong quá trình thực hiện điều trị da nhiễm corticoid bạn cần phải hết sức kiên nhẫn vì thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương của làn da, độ tuổi, cơ địa,… Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 1 tháng cho đến hơn 1 năm.

Tuyệt đối không được thực hiện điều trị bỏ dở giữa chừng và quay lại sử dụng các sản phẩm chứa corticoid. Điều này sẽ khiến da bị tổn thương ngày càng nghiêm trọng và khó hồi phục lại trạng thái ban đầu.

Trên đây là các thông tin về tình trạng da nhiễm độc corticoid bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra những bất thường của làn da, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc. Corticoid gây tàn phá da rất nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện mạo bên ngoài, vì vậy bạn cần phải đặc biệt chú ý trong khâu lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm tránh để lại những hối hận về sau.

Từ khóa » Da Sần đỏ Nhiễm Corticoid