Da Nhiễm Corticoid - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị

Để đáp ứng nhu cầu làm đẹp, trên thị trường hiện nay có rất nhiều mỹ phẩm chăm sóc da, việc lựa chọn các sản phẩm không đúng cách có thể gây ra tác hại nghiêm trọng cho làn da. Đặc biệt đối với các sản phẩm có chứa Corticoid. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thành phần này cũng như cách điều trị da bị nhiễm Corticoid hiệu quả.

Toggle
  • Da bị nhiễm Corticoid là gì?
  • Biểu hiện nhận biết da nhiễm Corticoid
    • Dấu hiệu sớm
    • Dấu hiệu muộn
  • Ảnh hưởng của Corticoid với da
  • Da nhiễm Corticoid có chữa được không?
  • Cách điều trị da bị nhiễm Corticoid
    • Trường hợp nhiễm Corticoid nhẹ
    • Trường hợp nhiễm Corticoid nặng
  • Khi nào cần gặp bác sĩ?
  • Một số lưu ý khi da nhiễm Corticoid

Da bị nhiễm Corticoid là gì?

Hiện tượng da bị nhiễm Corticoid phổ biến ở nhiều người, nhất là những ai sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa Corticoid. Tình trạng này gây ra các tổn thương cho làn da, da bị mài mòn, nhiễm trùng…

Da nhiễm Corticoid
Da nhiễm Corticoid: Cách phục hồi và thải độc

Tích tụ Corticoid lâu dần sẽ khiến da bị viêm nhiễm mãn tính. Các dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này là da xuất hiện các mụn nhỏ li ti, các mao mạch máu sâu bên trong da bị giãn ra gây xung huyết, da trở nên đỏ và nóng rát.

Corticoid có tên đầy đủ là Glucocorticoid, đây là một loại hormone được bào chế từ vỏ thượng thận của con người. Corticoid được xếp vào bảng B nhóm có chất độc dược theo quy định của Bộ Y Tế.

Tình trạng nhiễm Corticoid xảy ra khi bạn sử dụng các sản phẩm có chứa hàm lượng Corticoid hoặc dẫn xuất của thành phần này quá mức cho phép. Điển hình là các mỹ phẩm làm đẹp như kem trộn, thuốc rượu trị mụn, thuốc thảo dược kích trắng, làm trắng da tức thời.

Theo y học ghi nhận, Corticoid có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, ức chế hệ miễn dịch hiệu quả, chống ngộ độc. Dược phẩm này được dùng để điều trị mụn mủ, mụn viêm, cải thiện các tuyến bã nhờn, giảm dầu nhờn trên da.

Các loại mỹ phẩm chứa hàm lượng Corticoid cao sẽ có tác dụng khiến da trắng mịn, hồng hào, mờ thâm nám, tàn nhang trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ khiến da bị tổn thương sâu bên trong, các tế bào da bị mài mòn và gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.

Biểu hiện nhận biết da nhiễm Corticoid

Da bị nhiễm Corticoid chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn nhiễm Corticoid sớm và giai đoạn nhiễm Corticoid muộn. Bạn có thể tham khảo các biểu hiện sau đây:

Dấu hiệu sớm

Để nhận biết các mỹ phẩm đang dùng có chứa Corticoid hay không bạn có thể dựa vào các biểu hiện sau:

  • Da trở nên láng mịn và căng bóng chỉ sau 1 đêm sử dụng sản phẩm
  • Mụn cám, mụn li ti sần sùi trên da biến mất nhanh chóng, da trắng hồng rõ rệt
  • Khi sờ vào da sẽ có cảm giác mềm mịn, mọng nước, sử dụng vài tuần các vết nám, tàn nhang sẽ cải thiện, mờ thâm nám
  • Đối với trường hợp có các nếp nhăn li ti cũng sẽ biến mất hoàn toàn
Biểu hiện nhận biết da nhiễm Corticoid
Biểu hiện nhận biết da nhiễm Corticoid

Dấu hiệu muộn

Với những tuần đầu sử dụng sản phẩm chứa Corticoid da sẽ căng bóng, sáng mịn. Nhưng khi dùng liên tục trong thời gian dài, đến khi ngưng sử dụng vài ngày hay vài tuần da sẽ yếu đi với các dấu hiệu sau:

  • Khu vực da dùng mỹ phẩm sẽ có xu hướng chuyển sang màu trắng bệch, tone da sẽ nổi bật hơn các vùng da khác.
  • Da trở nên mỏng hơn, hiện rõ các mao mạch máu, da bị ửng hồng, các vết nám, tàn nhang cũng xuất hiện lại, nổi nhiều mụn li ti và mụn ẩn, da trở nên khô sần và sạm đi.
  • Bạn thường xuyên có cảm giác ngứa râm ran, bị châm chích, da căng tức gây khó chịu.
  • Hai bên má dần xuất hiện các mảng nám có thể lan rộng sang các vùng da khác, lúc này da có thể chuyển sang màu xám hoặc nâu
  • Đối với một số trường hợp da bị khô ráp, nóng rát, da nhăn nheo hoặc bị sưng phù ứ nước, sưng mọng.

Ảnh hưởng của Corticoid với da

Theo y học, Corticoid là dược phẩm dùng để bôi ngoài da kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng nhưng về lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Nhất là những trường hợp bị nhiễm độc Corticoid nặng rất khó điều trị. Da bị nhiễm Corticoid có thể gây ra những tác hại như:

Trong thời gian dùng Corticoid: Corticoid sẽ làm cách mao mạch trên da giãn nở, dẫn đến hiện tượng da lúc nào cũng ửng đỏ, làn da bị bào mòn mỏng dần, những vết nám, tàn nhang nặng và đậm dần hiện rõ trên da, gân máu cũng lộ rõ trên da mặt. Da không chịu được nóng khi ra đường hay đứng gần bếp.

Khi ngưng sử dụng: Trường hợp ngưng sử dụng Corticoid đột ngột sẽ khiến da trở nên sần sùi, nhăn nheo, đen sạm, xuất hiện nhiều mụn nước, khi vỡ ra sẽ tiết dịch có màu vàng khiến người bệnh ngứa ngáy. Da trở nên khô ráp hoặc tiết nhiều dầu nhờn, gây khó chịu khi gặp phải các tác nhân như nắng, gió, bụi bẩn,…

Da nhiễm Corticoid có chữa được không?

Da bị nhiễm Corticoid có chữa được hay không là nỗi lo lắng của nhiều người không may mắn gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, may mắn là bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Khi gặp các biểu hiện của bệnh lý này, dù nặng hay nhẹ người bệnh nên đến các bệnh viện da liễu để khám và chẩn đoán chính xác. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của từng người.

Cách điều trị da bị nhiễm Corticoid

Khi phát hiện da bị nhiễm Corticoid, bạn cần có các biện pháp điều trị để da dần phục hồi. Dựa vào tình trạng da bị tổn thương mà bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.

Trường hợp nhiễm Corticoid nhẹ

Đối với các trường hợp bị nhiễm Corticoid dưới 3 tháng kèm theo các triệu chứng nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau:

 Điều trị da bị nhiễm Corticoid nhẹ
Điều trị da bị nhiễm Corticoid nhẹ
  • Ngưng sử dụng các mỹ phẩm đang sử dụng và tìm ra mỹ phẩm có chứa Corticoid mà bạn đang dùng, để tránh tình trạng viêm nhiễm ngày càng nghiêm trong hơn.
  • Rửa sạch vùng da bị nhiễm Corticoid bằng nước muối sinh lý có nồng độ 0.9%. Bạn có thể tìm mua dung dịch này tại các nhà thuốc Tây.
  • Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, cải thiện tình trạng khô ráp, dung nạp các thực phẩm có chứa khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các tế bào da bị tổn thương. Tránh các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao vì sẽ làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.
  • Trường hợp da nổi mụn nhỏ li ti, tăng tiết bã nhờn hay khô ráp thì ngưng dùng mỹ phẩm chăm sóc da, thay bằng các loại mặt tự nhiên như mặt nạ lòng trắng trứng gà, mặt nạ sữa chua.

Trường hợp nhiễm Corticoid nặng

Khi bị nhiễm Corticoid nặng, lúc này da đã phụ thuộc hoàn toàn vào thành phần này, nếu bạn ngừng sử dụng sản phẩm đột ngột sẽ gây ra các phản ứng mạnh trên da. Vì vậy, bạn cần tiến hành xử lý theo trình tự sau:

Giảm liều lượng Corticoid cho da

Để tránh tình trạng da xảy ra phản ứng mạnh khi ngưng dùng sản phẩm Corticoid, bạn cần giảm dần liều lượng của thành phần này. Từ đó, da có thể thích ứng dần và không phát sinh hệ quả đáng tiếc.

  • Giảm từ 2-3 lần sử dụng Corticoid trong 7 ngày đầu tiên. Nếu trước đó, mỗi ngày bạn đều dùng thì giờ giảm 2 ngày dùng 1 lần.
  • Nếu da không phát sinh phản ứng thì bạn tăng khoảng cách ngày không dùng lên, đồng thời giảm lượng kem dùng xuống.
  • Đến khi còn các triệu chứng của nhiễm Corticoid ở mức độ nhẹ, lúc này bạn ngừng dùng Corticoid.
cách thải độc da nhiễm corticoid
Cách thải độc da bị nhiễm Corticoid nặng tại nhà

Tiến hành thanh lọc và thải độc da

Bạn có thể tiến hành phương pháp thanh lọc và thải độc da nhiễm Corticoid như sau:

  • Mỗi ngày uống 1 cốc nước nha đam, rau diếp cá, trà xanh, hoa cúc vàng để hỗ trợ giải độc, tăng cường kháng khuẩn, giảm tình trạng kích ứng và giảm mụn li ti, mụn ẩn.
  • Vệ sinh sạch da mặt mỗi ngày 2 lần, bạn nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt giúp sát khuẩn, làm sạch da mặt. Hoặc cũng có thể chọn các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, làm sạch da, không chứa cồn, chất tạo mùi.
  • Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để xông mặt, hỗ trợ thải độc, hoặc bạn có thể trà xanh, nước chanh mật ong để loại bỏ các chất độc trên da. Mỗi tuần nên xông mặt từ 2-3 lần, vì nếu thực hiện nhiều hơn có thể gây không da, giãn nở lỗ chân lông.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Với các trường hợp bị nhiễm Corticoid có dấu hiệu viêm nhiễm nặng, nóng rát da hoặc dung phù, nổi nhiều mụn nước và tiết dịch, da trở nên khô ráp và nhăn nheo. Lúc này bạn không nên áp dụng các phương pháp điều trị trên vì có thể làm da bị tổn thương nặng hơn.

Khi có các biểu hiện trên, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ da liễu thăm khám và xử lý kịp thời. Tuyệt đối, không tự mua thuốc ngoài điều trị vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn để đạt được hiệu quả, phục hồi da tốt nhất.

Một số lưu ý khi da nhiễm Corticoid

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị da bị Corticoid, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để rút ngắn thời gian điều trị, da phục hồi tốt hơn.

  • Trong thời gian điều trị hạn chế ra ngoài, nếu phải ra ngoài, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để lựa chọn các loại kem chống nắng phù hợp. Lưu ý thoa kem chống nắng trước khi ra đường 30 phút, nên che chắn cẩn thận và tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
  • Không dùng tay sờ vào vùng da bị bệnh để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm như trái cây, rau xanh giàu khoáng chất và các vitamin để tăng cường kháng thể, đồng thời giúp da phục hồi tốt hơn. Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây để cung cấp độ ẩm cho da, giúp da được bảo vệ tốt hơn.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế trang điểm hay dùng các loại mỹ phẩm gây bít tắc lỗ chân lông.

Trên đây là các thông tin về hiện tượng da nhiễm Corticoid, đây là tình trạng rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là chị em phụ nữ có nhu cầu làm đẹp cao. Do đó, nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có chất lượng, đảm bảo nguồn gốc. Trường hợp bị nhiễm Corticoid nên đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

3/5 (2 Reviews) Post Views: 22.254

Từ khóa » Da Sần đỏ Nhiễm Corticoid