Đa ối Là Gì? Dấu Hiệu, đa ối Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Nước ối có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Lượng nước ối sẽ thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn của thai kỳ, có thể tăng lên hoặc giảm đi. Nhưng nếu nước ối trong bụng mẹ quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng đa ối - một trong biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Mẹ cùng Huggies tìm hiểu đa ối là gì và các dấu hiệu và rủi ro của chứng đa ối khi mang thai qua bài viết sau nhé!

>> Tham khảo thêm:

Công cụ và cách tính ngày dự sinh online đơn giản, chuẩn xác

Dinh dưỡng cho bà bầu trước và trong thai kỳ

Nước ối là gì? Lợi ích của nước ối trong thai kỳ

Nước ối là dịch thể bao bọc thai nhi, giúp thai nhi tránh khỏi những va chạm bên ngoài. Nước ối tham gia vào sự trao đổi chất của thai nhi, đồng thời còn có tác dụng bảo vệ người mẹ tránh khỏi những cơn đau do thai nhi đạp.

Vào khoảng ngày thứ 12 sau khi thụ thai, nước ối được hình thành do thẩm thấu của huyết thanh con qua da thai nhi hoặc do sự thẩm thấu của huyết thanh mẹ qua màng ối. Khi thai nhi trong bụng được 10 - 12 tuần tuổi, nước ối được hình thành do nước tiểu tiết ra từ thận và dịch từ phổi của con.

Đến thời điểm con được 16 - 32 tuần tuổi, lượng nước ối sẽ gia tăng không ngừng từ 250 - 800ml, chạm ngưỡng 1.000ml và có xu hướng chững lại rồi giảm dần còn 500ml đến lúc bé chào đời. Vì thế, nếu thai nhi càng lớn tháng, thì lượng nước ối càng ít đi.

Nước ối hỗ trợ thai nhi tránh những va chạm bên ngoài, ổn định thân nhiệt, tham gia vào sự trao đổi chất, cũng như giúp con trong bụng phát triển các chi, phổi và hệ cơ quan tiêu hóa. Bên cạnh đó, nước ối còn có tác dụng giúp mẹ giảm đau trước những cú đạp trong bụng của con.

>> Tham khảo: Ra máu cục khi mang thai tháng đầu mẹ cần lưu ý

Đa ối là gì?

Theo Up To Date, đa ối hay rối loạn nước ối (Polyhydramnios) là tình trạng có quá nhiều nước ối hình thành trong thai kỳ. Trên thực tế, đa ối xảy ra ở khoảng 3-4% trường hợp mang thai.

Nếu lượng nước ối sau tuần 37 không giảm dần mà có xu hướng tăng lên đến 2 lít, thậm chí 3 lít nước, đây là tình trạng đa ối nặng.

Đa ối không phải là một hiện tượng nghiêm trọng nhưng có thể làm cho tử cung mẹ quá căng, làm mẹ bầu cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và nếu không ổn định kịp lúc có thể tiềm tàng những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

>> Tham khảo: Bà bầu bị tiêu chảy có sao không? Cách chữa trị an toàn, hiệu quả

Đa ối là gì?

Đa ối (Polyhydramnios) là tình trạng có quá nhiều nước ối hình thành trong thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu của hiện tượng đa ối

Đa ối được chia thành 2 dạng là đa ối cấp và đa ối mãn và có các triệu chứng như sau:

Đa ối cấp

Hiện tượng đa ối cấp tính (Acute polyhydramnios) thường kéo dài trong vài giờ đồng hồ và diễn ra ở tuần thứ 16 - 20 của thai kỳ. Lượng nước ối tăng nhanh đột biến khiến tử cung bị phình to, chèn ép lên cơ hoành mẹ bầu. Mẹ có thể gặp những triệu chứng trầm trọng hoặc gây xuất hiện các cơn gò chuyển dạ sớm trước tuần 28. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý các biểu hiện sau:

  • Bụng bầu căng cứng, to nhanh.
  • Tử cung mẹ bị căng cứng, đau.
  • Không sờ được các bộ phận của bé yêu trong bụng hoặc có dấu hiệu "cục đá nổi".
  • Khó nghe tim thai.
  • Cổ tử cung mở, đầu ối và phần dưới của âm đạo bị căng phồng.
  • Giãn tĩnh mạch, phù chân do bị tĩnh mạch chủ chèn ép.
  • Mẹ khó thở khi mang thai, suy hô hấp.
  • >> Xem thêm: Bà bầu bị táo bón khi mang thai và cách chữa hiệu quả

    Đa ối mãn

    Đa ối mạn tính (Chronic polyhydramnios) là tình trạng phổ thông khi có đến 95% mẹ bầu gặp phải và thường diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Mẹ có thể không gặp các triệu chứng trầm trọng và đau nhiều như các mẹ bầu đa ối cấp tính. Tuy nhiên, mẹ nên tiến hành thăm khám khi cảm thấy:

  • Tử cung mẹ lớn hơn so với độ tuổi thai.
  • Xuất hiện dấu hiệu "sóng vỗ".
  • Có dấu hiệu cục đá nổi khi ấn vào bụng, khó xác định các cực của thai nhi.
  • Phần dưới âm đạo bị căng phồng.
  • >> Xem thêm: Đau dạ dày khi mang thai: Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

    Dấu hiệu của hiện tượng đa ối khi mang thai

    Có 2 dạng đa ối là đa ối cấp và đa ối mãn (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên nhân gây đa ối khi mang thai là gì

    Đa số các trường hợp đa ối nhẹ thường không tìm được nguyên nhân. Nguyên nhân thường được tìm thấy ở các trường hợp đa ối mức độ trung bình đến nặng.

    Nguyên nhân từ phía người mẹ

  • Phụ nữ bị đái tháo đường trước hoặc trong khi mang thai nếu không được điều trị hiệu rất dễ bị đa ối. Có khoảng 10% mẹ bầu bị đái tháo đường, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ gặp tình trạng đa ối.
  • Kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường có thể gây ra tình trạng thiếu máu thai nhi nặng hoặc phù thai nhi có liên quan đến chứng đa ối.
  • Khi mang thai, nếu mẹ bị nhiễm virus như rubella, toxoplasma, CMV, giang mai, parvovirus,... cũng có thể gây đa ối.
  • >> Xem thêm: 10 cách trị cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc

    Nguyên nhân từ phía thai nhi

  • Bất thường hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi (vô sọ, dị tật ống nơ ron thần kinh).
  • Khiếm khuyết về cấu trúc hệ thống tiêu hóa (tắc nghẽn ống thực quản hoặc ống tiêu hóa).
  • Thai nhi xuất hiện các bất thường nhiễm sắc thể.
  • Phù thai không miễn dịch: Hiện tượng này có tiên lượng rất xấu và thường liên quan đến chứng đa ối.
  • Khi cặp song sinh cùng trứng có hiện tượng truyền qua lại lẫn nhau. Đây là tình huống phát sinh khi một em bé nhận được lưu lượng máu nhiều hơn bé còn lại.
  • >> Xem thêm: Lịch tiêm chủng uốn ván đầy đủ cho bà bầu

    Nguyên nhân về phía rau thai

  • Rau thai bất thường, u mạch máu màng đệm có thể dẫn đến suy tim thai và gây nên chứng đa ối.
  • Ngoài ra, các bệnh viêm nội mạc tử cung, giang mang dẫn đến tổn thương bánh rau, phù rau thai,… cũng gây ra đa ối.
  • >> Xem thêm: Thức ăn gì tốt cho bà bầu

    Nguyên nhân gây đa ối khi mang thai là gì

    Đasố các trường hợp đa ối nhẹ không tìm được nguyên nhân cụ thể (Nguồn: Sưu tầm)

    Chẩn đoán đa ối trên siêu âm

    Siêu âm là xét nghiệm quan trọng nhất trong quá trình chẩn đoán đa ối. Nó cho phép đánh giá trực tiếp thể tích nước ối bằng cách đo “chỉ số ối” (AFI) hoặc “xoang ối sâu nhất” (SDP). Thai phụ được xác định bị đa ối khi chỉ số SDP lớn hơn 8 cm hoặc AFI lớn hơn 24 cm. Các chỉ số này cũng giúp phân loại mức độ đa ối nhẹ, trung bình hay nặng.

    Ngoài ra, siêu âm còn được dùng để đánh giá các chỉ số về kích thước của thai nhi và nghiên cứu hình thái giải phẫu bào thai nhằm đưa ra dự đoán về một số nguyên nhân gây đa ối.

    Độ tin cậy của chẩn đoán sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ siêu âm. Vì bậy, mẹ bầu được khuyên nên khám ở một trung tâm tiền sản uy tín, đáng tin cậy, có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm để tránh bất kỳ sơ suất nào, chẳng hạn như phát hiện ra các bất thường, dị tật thai nhi tiềm ẩn.

    Để có thể xác định có tình trạng đa ối, mẹ bầu cần được thực hiện:

  • Xét nghiệm dung nạp glucose để loại trừ bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ.
  • Xem xét các dấu hiệu trên siêu âm để loại trừ thiếu máu thai, phù thai hoặc tìm các dấu hiệu bất thường về giải phẫu thai nhi.
  • Tầm soát những bệnh nhiễm trùng bào thai (TORCH).
  • Chọc nước ối và xét nghiệm di truyền nếu nghi ngờ thai dị tật bẩm sinh.
  • >> Tham khảo thêm: Các loại siêu âm trong thai kỳ mẹ cần biết

    Chẩn đoán đa ối bằng cách siêu âm

    Siêu âm là xét nghiệm quan trọng nhất trong quá trình chẩn đoán đa ối (Nguồn: Sưu tầm)

    Đa ối có nguy hiểm không?

    Khi đa ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng.

    Khi khối lượng chất lỏng trong tử cung quá cao, sẽ có nguy cơ vỡ màng ối sớm gây động thai. Do đó, bé sẽ phải sinh non.
  • Sinh ngôi mông hoặc các tình huống không thuận lợi khác.
  • Bong nhau thai.
  • Sa dây rốn.
  • Tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế, và có các vấn đề với phát triển khung xương.
  • Cần phải sinh mổ và vì vậy có thêm rủi ro so với sinh theo đường âm đạo bình thường.
  • Em bé bị sinh non. Nếu có đủ thời gian thì mẹ sẽ được cho thuốc steroid để giúp phổi của em bé trưởng thành nhanh hơn.
  • Khả năng bị chảy máu hay băng huyết sau sinh ở những bà mẹ bị đa ối thường là cao hơn. Điều này là do tử cung bị sụt giảm sức khỏe cơ bắp và không thể co lại hoàn toàn như thông thường.
  • Em bé sinh ra to hơn so với kích thước bình thường.
  • Thai chết lưu.
  • Trên thực tế, thường không có biến chứng trong phần lớn các trường hợp đa ối. Ngay sau khi em bé được sinh ra, lượng chất lỏng dư thừa cũng tháo ra và người mẹ cảm thấy thoải mái hơn ngay lập tức.

    >> Tham khảo thêm:

    Dấu hiệu sảy thai sớm mẹ cần lưu ý

    Các triệu chứng của nhau bong non

    Các phương pháp điều trị đa ối khi mang thai

    Tùy theo giai đoạn bị đa ối mà có các hướng xử trí khác nhau:

    Đa ối xuất hiện ba tháng giữa thai kỳ cần

  • Siêu âm khảo khát hình thái học thai nhi một cách chuyên sâu để tìm kiếm, phát hiện các dị tật bẩm sinh.
  • Thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết khi thai từ 24-28 tuần tuổi.
  • Hội chẩn trước sinh để cân nhắc làm các xét nghiệm di truyền tìm bất thường nhiễm sắc thể.
  • Khám định kỳ, theo dõi cẩn thận.
  • Đa ối xuất hiện 3 tháng cuối thai kỳ cần

  • Kiểm tra biểu đồ tăng trưởng của thai nhi trong bụng.
  • Loại trừ các nguyên nhân nội khoa từ mẹ.
  • Xét nghiệm di truyền học cho thai nhi tuỳ vào kết quả xét nghiệm sàng lọc quý 1,2.
  • Trong trường hợp trẻ có nguy cơ đẻ non thì cân nhắc thuốc trưởng thành phổi.
  • Trường hợp mẹ quá khó thở, chèn ép tim phổi ảnh hưởng đến thể trạng của mẹ thì bác sĩ có thể cân nhắc hút bớt dịch ối. Thủ thuật này cần được sự đồng ý của bệnh nhân cũng như gia đình để tiến hành can thiệp.
  • >> Tham khảo: Xét nghiệm NIPT giúp sàng lọc các dị tật thai nhi

    Các phương pháp điều trị đa ối khi mang thai

    Tùy giai đoạn bị đa ối mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể chi mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)

    Khi bị đa ối mẹ bầu nên làm gì?

    Bên cạnh việc tuân theo các chỉ định y khoa của bác sĩ, thai phụ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày.
  • Không nên suy nghĩ, lo lắng quá nhiều vì không phải trường hợp đa ối cũng đều gây nguy hiểm.
  • Không nên làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu mẹ bầu cảm thấy quá mệt mỏi, nặng nề khi em bé ngày càng lớn thì có thể cân nhắc việc nghỉ thai sản sớm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Khi thai từ tuần thứ 36 trở đi, thai phụ bị đa ối cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như sau:

  • Ăn nhiều rau xanh nhưng hạn chế các loại chứa nhiều nước chẳng hạn như dưa chuột, cần tây,… và hạn chế chế biến dưới dạng canh, soup.
  • Đảm bảo lượng chất đạm trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ bị đa ối nên ăn nhiều hải sản và thịt động vật.
  • Ăn nhiều trái cây nhưng không nên ăn các loại mọng nước như bưởi, dưa hấu,… mà thay bằng những loại quả khác như táo, đu đủ, chuối,…
  • Không nên ăn mặn vì muối có khả năng trữ nước trong cơ thể.
  • Mỗi ngày chỉ nên uống 1,5 – 2 lít nước.
  • Khám thai mỗi tuần để theo dõi tình trạng ối, ngôi thai và theo dõi tim thai để đánh giá sức khỏe của thai nhi trong bụng.
  • Cần đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường như khó thở, đau cứng bụng, rỉ ối,...
  • Những câu hỏi thường gặp về hiện tượng đa ối

    Đa ối khi mang thai có sinh thường được không?

    Khi lượng dịch ối lớn không chỉ gây nguy hiểm với thai nhi và sức khỏe của mẹ mà còn cản trở quá trình sinh tự nhiên. Vậy nên, không ít mẹ bầu bị chứng bệnh này đều lo lắng không biết đa ối có sinh thường được không.

    Câu trả lời là tùy trường hợp cụ thể, mẹ cần được các bác sĩ khám và chẩn đoán mức độ đa ối nặng hay nhẹ. Bệnh cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng dịch ối cho đến trước ngày dự sinh để quyết định nên sinh thường hay sinh mổ. Nếu thai phụ bị đa ối nhưng dịch ối ổn định lại trước khi sinh thì vẫn có thể sinh thường. Ngược lại, nếu tình trạng đa ối tiếp tục nặng lên và có nguy cơ biến chứng nặng thì bác sĩ sẽ xem xét chỉ định sinh mổ sớm để ngăn ngừa biến chứng.

    Bị đa ối tuần thứ 36 - 37 có nên sinh sớm không?

    Từ tuần thứ 36 – 37 của thai kỳ, tình trạng đa ối có thể diễn biến thành đa ối cấp hết sức nguy hiểm nên nhiều thai phụ lo lắng liệu có nên mổ chủ động, sinh con sớm để hạn chế biến chứng không? Câu trả lời là nếu mẹ không có các triệu chứng của đa ối cấp như khó thở nhiều, đau tức ngực, bụng luôn căng cứng thì không cần phải sinh sớm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ có thể nhập viện để được bác sĩ theo dõi sát sao và xử lý kịp thời khi xảy ra biến chứng.

    Xem thêm:

    Chứng thiếu ối ở phụ nữ khi mang thai và cách chữa trị

    Bà bầu bị sốt, thai nhi có ảnh hưởng?

    Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu khi mang thai

    Hy vong qua bài viết này của Huggies đã giúp mẹ hiểu được chứng đa ối là gì và những thông tin liên quan đến tình trạng này. Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® để được tư vấn thêm mẹ nhé!

    Nguồn tham khảo:

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3964358/

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/polyhydramnios/symptoms-causes/syc-20368493

    https://www.nhs.uk/conditions/polyhydramnios

    Từ khóa » Hết ối