Thiểu ối: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
1. Thiểu ối và nguyên nhân gây thiểu ối
Nước ối là loại dung dịch cơ thể mẹ cung cấp cho thai nhi, tạo thành môi trường giàu dinh dưỡng, vô trùng và an toàn cho thai nhi phát triển. Ở giai đoạn đầu phát triển, nước ối có tác dụng cân bằng dịch nội - ngoại bào, nuôi dưỡng để thai nhi lớn dần. Theo sự phát triển của thai, dịch ối cũng tăng dần để thai có không gian phát triển cũng như bảo vệ thai tránh nhiễm trùng, va chạm hay sang chấn. Dịch ối giúp bình chỉnh ngôi thai, chuẩn bị cho quá trình sinh nở dễ dàng.
Dịch ối có vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi
Bình thường, nước ối bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 12 của thai kỳ, bắt đầu tính từ ngày thụ thai thành công. Lượng dịch ối sẽ tăng dần theo tuổi thai như sau: Thai 10 tuần dịch ối bình thường đạt tổng thể tích 30 ml, thai 34 - 36 tuần dịch ối đạt lượng khoảng 1000ml, thai 40 tuần lượng dịch ối là khoảng 600ml.
Thiểu ối là tình trạng dịch ối ít hơn mức bình thường với chỉ số AFI nhỏ hơn 5 cm và màng ối nguyên vẹn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiểu ối, thường gặp các nhóm nguyên nhân sau:
1.1. Nguyên nhân do mẹ bầu
Mẹ bầu trong các trường hợp sau dễ bị thiểu ối hơn bình thường gồm:
-
Mắc các bệnh lý về gan, cao huyết áp, bệnh về thận, tiền sản giật,... ảnh hưởng đến chức năng tái tạo nước ối, khiến thai chậm phát triển. Hơn nữa, rau thai và tính thấm màng ối cũng có thể bị ảnh hưởng.
Mẹ bầu mắc bệnh lý có thể dẫn đến thiểu ối do ảnh hưởng đến chức năng tái tạo dịch ối
-
Sử dụng thuốc trong quá trình mang thai: Thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin, thuốc ức chế men chuyển,...
1.2. Nguyên nhân do thai nhi
Nguyên nhân thường gặp gây thiểu ối xuất phát từ thai nhi thường là vỡ ối sớm, ngoài ra còn có 1 số bất thường bẩm sinh kết hợp như: bất thường nhiễm sắc thể, thai quá ngày sinh, nhiễm trùng thai, thai chậm phát triển, dị tật bẩm sinh ở hệ tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp,...
1.3. Nguyên nhân do phần phụ thai
Bao gồm các nguyên nhân như: nhồi máu bánh rau, hội chứng truyền máu thai nhi, chứng vỡ ối non, vỡ ối sớm,...
Có đến 30% trường hợp thiểu ối không tìm được nguyên nhân, tỉ lệ cao thường gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiểu ối
Mẹ bầu thường khó tự nhận biết tình trạng thiểu ối do triệu chứng bệnh không rõ ràng, chỉ phát hiện qua các chỉ số phát triển bất thường. Đầu tiên là số đo và chiều cao tử cung của mẹ thiểu ối thường thấp hơn bình thường so với cùng tuổi thai, có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn.
Thiếu ối có thể khiến thai ít cử động hơn bình thường
Ngoài ra, ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ bị thiểu ối, thai cử động ít và yếu hơn bình thường. Khi bác sĩ kiểm tra bằng thủ thuật của Leopold sẽ thấy cảm giác phần thai nằm sát bụng mà không thấy nước ối. Tình trạng này khiến đầu thai khó di chuyển trước khi sinh, gây khó khăn cho quá trình sinh.
Khi có các dấu hiệu này, mẹ bầu nên kiểm tra kỹ hơn để chẩn đoán tình trạng thiểu ối. Tình trạng bệnh được chia thành 2 nhóm sau:
-
Nhóm thiểu ối nặng: Khi đo chỉ số ối từ 3 - 5 cm.
-
Nhóm vô ối: khi đo chỉ số ối thấp hơn 3cm.
Siêu âm là cách chẩn đoán thiểu ối chính xác nhất, ngoài ra cũng giúp bác sĩ đánh giá các bất thường khác liên quan như: bất thường về tư thế thai, bất thường về sự phát triển của thai, bất thường ở dây rốn,... Thiểu ối xảy ra càng sớm trong thai kỳ thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai càng nghiêm trọng.
Theo thống kê, nếu thiểu ối xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai có nguy cơ sảy thai lên tới 65 - 80%. Nếu tình trạng này gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi có nguy cơ dị tật cao. Còn nếu thiểu ối trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Thiểu ối cuối thai kỳ có thể gây suy dinh dưỡng thai
3. Làm gì khi mẹ bầu bị thiểu ối?
Khi phát hiện thiểu ối, trước hết cần kiểm tra tình trạng thai nhi cũng như hỏi tiền sử để xác định có bị rò rỉ dịch ối, vỡ ối trước đó hay không. Siêu âm tiền sản được thực hiện để kiểm tra bất thường hình thái, phát triển và các cơ quan của thai. Ngoài ra, có thể thực hiện thêm các xét nghiệm miễn dịch, di truyền, siêu âm tim, siêu âm Doppler, monitor sản khoa,...
Dựa trên kết quả đánh giá tình trạng thai, tình trạng thiểu ối cũng như tuổi thai, sẽ có biện pháp can thiệp thích hợp.
3.1. Thiểu ối khi thai chưa đủ tháng
Nếu không phát hiện dị dạng bẩm sinh lớn hoặc chỉ bị suy, tắc một phần tuần hoàn tử cung - rau thai, vẫn có thể giữ thai thì sẽ thực hiện các biện pháp dinh dưỡng, nghỉ ngơi để giữ thai phát triển trên 35 tuổi tuổi.
Nếu phát hiện dị tật thai nhi, nếu xét nghiệm thấy do bất thường nhiễm sắc thể thì thường phải đình chỉ thai nghén, ngược lại có thể điều trị giữ thai. Những trường hợp thiểu ối, thai phát triển chậm không tìm ra nguyên nhân thì sẽ xem xét điều trị giữ thai hay bỏ thai tùy theo tình trạng suy thai.
3.2. Thiểu ối khi thai đủ tháng
Khi thai đủ tháng phát hiện thiểu ối, kiểm tra nhịp tim thai chậm hoặc Dip biến đổi thì cần mổ lấy thai chấm dứt thai kỳ. Ngược lại nếu nhịp tim thai vẫn trong giới hạn bình thường thì sẽ kiểm tra chỉ số bishop để chỉ định chuyển dạ ở thời điểm thích hợp.
Thiểu ối gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ sinh
3.3. Thiểu ối khi chuyển dạ
Thiểu ối làm tăng nguy cơ suy thai, ngoài ra quá trình chuyển dạ và sinh con cũng khó khăn hơn. Với thai bị thiểu ối, phải theo dõi và xử lý nhanh khi có dấu hiệu chuyển dạ, tránh chuyển dạ kéo dài gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Như vậy, tùy vào nguyên nhân, độ tuổi thai và mức độ thiểu ối mà thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến đình chỉ thai sớm hoặc có thể điều trị giữ thai đến khi lớn. Đặc biệt là thiểu ối trong 3 tháng cuối thai kỳ, để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời mẹ bầu cần khám thai thường xuyên và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được hàng nghìn thai phụ tin tưởng lựa chọn đồng hành trong suốt quá trình mang thai. Đến với MEDLATEC, thai phụ sẽ được hưởng trọn vẹn các tiện ích như:
-
Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia nhiều năm trong nghề, chuyên môn cao, tận tâm với người bệnh.
-
Hệ thống trang thiết bị hiện đại với máy siêu âm 4D thế hệ mới nhất, trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn Quốc tế đảm bảo thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho kết quả nhanh và chính xác.
-
Được tư vấn chi tiết đầy đủ các vấn đề như dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, tập luyện để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của bé cũng như sức khỏe của mẹ.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Hết ối
-
Thiếu ối Nặng ảnh Hưởng Thế Nào? | Vinmec
-
Cần Làm Gì Khi Mẹ Bầu Bị Thiểu ối? | Vinmec
-
Thiếu ối ở Phụ Nữ Mang Thai Và Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Tình Trạng Thiếu ối: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục
-
Vỡ ối Sớm: Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí để An Toàn Cho Cả Mẹ Và Bé
-
Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Nước ối ít - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Điểm Danh 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Thiếu Nước ối ở Mẹ Bầu
-
Cạn Sạch ối ở Tuần 40, Sản Phụ Và Em Bé Vượt Cạn An Toàn
-
Mẹ Vỡ ối Bao Lâu Thì Sinh Em Bé? Cách Vượt Cạn Thành Công
-
Đa ối Là Gì? Dấu Hiệu, đa ối Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không
-
Bà Bầu Cạn ối: Chậm Cứu Là Nguy! - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Vỡ ối Non Hết ối - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại | Kết Quả Trang 1
-
Cách Khắc Phục Dư ối ở Mẹ Bầu - CIH
-
Thiểu ối - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia