Đa ối Là Gì? Dấu Hiệu, đa ối Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không
Có thể bạn quan tâm
Nước ối có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Lượng nước ối sẽ thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn của thai kỳ, có thể tăng lên hoặc giảm đi. Nhưng nếu nước ối trong bụng mẹ quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng đa ối - một trong biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Mẹ cùng Huggies tìm hiểu đa ối là gì và các dấu hiệu và rủi ro của chứng đa ối khi mang thai qua bài viết sau nhé!
>> Tham khảo thêm:
Công cụ và cách tính ngày dự sinh online đơn giản, chuẩn xác
Dinh dưỡng cho bà bầu trước và trong thai kỳ
Nước ối là gì? Lợi ích của nước ối trong thai kỳ
Nước ối là dịch thể bao bọc thai nhi, giúp thai nhi tránh khỏi những va chạm bên ngoài. Nước ối tham gia vào sự trao đổi chất của thai nhi, đồng thời còn có tác dụng bảo vệ người mẹ tránh khỏi những cơn đau do thai nhi đạp.
Vào khoảng ngày thứ 12 sau khi thụ thai, nước ối được hình thành do thẩm thấu của huyết thanh con qua da thai nhi hoặc do sự thẩm thấu của huyết thanh mẹ qua màng ối. Khi thai nhi trong bụng được 10 - 12 tuần tuổi, nước ối được hình thành do nước tiểu tiết ra từ thận và dịch từ phổi của con.
Đến thời điểm con được 16 - 32 tuần tuổi, lượng nước ối sẽ gia tăng không ngừng từ 250 - 800ml, chạm ngưỡng 1.000ml và có xu hướng chững lại rồi giảm dần còn 500ml đến lúc bé chào đời. Vì thế, nếu thai nhi càng lớn tháng, thì lượng nước ối càng ít đi.
Nước ối hỗ trợ thai nhi tránh những va chạm bên ngoài, ổn định thân nhiệt, tham gia vào sự trao đổi chất, cũng như giúp con trong bụng phát triển các chi, phổi và hệ cơ quan tiêu hóa. Bên cạnh đó, nước ối còn có tác dụng giúp mẹ giảm đau trước những cú đạp trong bụng của con.
>> Tham khảo: Ra máu cục khi mang thai tháng đầu mẹ cần lưu ý
Đa ối là gì?
Theo Up To Date, đa ối hay rối loạn nước ối (Polyhydramnios) là tình trạng có quá nhiều nước ối hình thành trong thai kỳ. Trên thực tế, đa ối xảy ra ở khoảng 3-4% trường hợp mang thai.
Nếu lượng nước ối sau tuần 37 không giảm dần mà có xu hướng tăng lên đến 2 lít, thậm chí 3 lít nước, đây là tình trạng đa ối nặng.
Đa ối không phải là một hiện tượng nghiêm trọng nhưng có thể làm cho tử cung mẹ quá căng, làm mẹ bầu cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và nếu không ổn định kịp lúc có thể tiềm tàng những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
>> Tham khảo: Bà bầu bị tiêu chảy có sao không? Cách chữa trị an toàn, hiệu quả
Đa ối (Polyhydramnios) là tình trạng có quá nhiều nước ối hình thành trong thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Dấu hiệu của hiện tượng đa ối
Đa ối được chia thành 2 dạng là đa ối cấp và đa ối mãn và có các triệu chứng như sau:
Đa ối cấp
Hiện tượng đa ối cấp tính (Acute polyhydramnios) thường kéo dài trong vài giờ đồng hồ và diễn ra ở tuần thứ 16 - 20 của thai kỳ. Lượng nước ối tăng nhanh đột biến khiến tử cung bị phình to, chèn ép lên cơ hoành mẹ bầu. Mẹ có thể gặp những triệu chứng trầm trọng hoặc gây xuất hiện các cơn gò chuyển dạ sớm trước tuần 28. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý các biểu hiện sau:
Đa ối mãn
Đa ối mạn tính (Chronic polyhydramnios) là tình trạng phổ thông khi có đến 95% mẹ bầu gặp phải và thường diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Mẹ có thể không gặp các triệu chứng trầm trọng và đau nhiều như các mẹ bầu đa ối cấp tính. Tuy nhiên, mẹ nên tiến hành thăm khám khi cảm thấy:
Có 2 dạng đa ối là đa ối cấp và đa ối mãn (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân gây đa ối khi mang thai là gì
Đa số các trường hợp đa ối nhẹ thường không tìm được nguyên nhân. Nguyên nhân thường được tìm thấy ở các trường hợp đa ối mức độ trung bình đến nặng.
Nguyên nhân từ phía người mẹ
Nguyên nhân từ phía thai nhi
Nguyên nhân về phía rau thai
Đasố các trường hợp đa ối nhẹ không tìm được nguyên nhân cụ thể (Nguồn: Sưu tầm)
Chẩn đoán đa ối trên siêu âm
Siêu âm là xét nghiệm quan trọng nhất trong quá trình chẩn đoán đa ối. Nó cho phép đánh giá trực tiếp thể tích nước ối bằng cách đo “chỉ số ối” (AFI) hoặc “xoang ối sâu nhất” (SDP). Thai phụ được xác định bị đa ối khi chỉ số SDP lớn hơn 8 cm hoặc AFI lớn hơn 24 cm. Các chỉ số này cũng giúp phân loại mức độ đa ối nhẹ, trung bình hay nặng.
Ngoài ra, siêu âm còn được dùng để đánh giá các chỉ số về kích thước của thai nhi và nghiên cứu hình thái giải phẫu bào thai nhằm đưa ra dự đoán về một số nguyên nhân gây đa ối.
Độ tin cậy của chẩn đoán sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ siêu âm. Vì bậy, mẹ bầu được khuyên nên khám ở một trung tâm tiền sản uy tín, đáng tin cậy, có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm để tránh bất kỳ sơ suất nào, chẳng hạn như phát hiện ra các bất thường, dị tật thai nhi tiềm ẩn.
Để có thể xác định có tình trạng đa ối, mẹ bầu cần được thực hiện:
>> Tham khảo thêm: Các loại siêu âm trong thai kỳ mẹ cần biết
Siêu âm là xét nghiệm quan trọng nhất trong quá trình chẩn đoán đa ối (Nguồn: Sưu tầm)
Đa ối có nguy hiểm không?
Khi đa ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng.
Khi khối lượng chất lỏng trong tử cung quá cao, sẽ có nguy cơ vỡ màng ối sớm gây động thai. Do đó, bé sẽ phải sinh non.Trên thực tế, thường không có biến chứng trong phần lớn các trường hợp đa ối. Ngay sau khi em bé được sinh ra, lượng chất lỏng dư thừa cũng tháo ra và người mẹ cảm thấy thoải mái hơn ngay lập tức.
>> Tham khảo thêm:
Dấu hiệu sảy thai sớm mẹ cần lưu ý
Các triệu chứng của nhau bong non
Các phương pháp điều trị đa ối khi mang thai
Tùy theo giai đoạn bị đa ối mà có các hướng xử trí khác nhau:
Đa ối xuất hiện ba tháng giữa thai kỳ cần
Đa ối xuất hiện 3 tháng cuối thai kỳ cần
>> Tham khảo: Xét nghiệm NIPT giúp sàng lọc các dị tật thai nhi
Tùy giai đoạn bị đa ối mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể chi mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)
Khi bị đa ối mẹ bầu nên làm gì?
Bên cạnh việc tuân theo các chỉ định y khoa của bác sĩ, thai phụ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
Khi thai từ tuần thứ 36 trở đi, thai phụ bị đa ối cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, chăm sóc như sau:
Những câu hỏi thường gặp về hiện tượng đa ối
Đa ối khi mang thai có sinh thường được không?
Khi lượng dịch ối lớn không chỉ gây nguy hiểm với thai nhi và sức khỏe của mẹ mà còn cản trở quá trình sinh tự nhiên. Vậy nên, không ít mẹ bầu bị chứng bệnh này đều lo lắng không biết đa ối có sinh thường được không.
Câu trả lời là tùy trường hợp cụ thể, mẹ cần được các bác sĩ khám và chẩn đoán mức độ đa ối nặng hay nhẹ. Bệnh cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng dịch ối cho đến trước ngày dự sinh để quyết định nên sinh thường hay sinh mổ. Nếu thai phụ bị đa ối nhưng dịch ối ổn định lại trước khi sinh thì vẫn có thể sinh thường. Ngược lại, nếu tình trạng đa ối tiếp tục nặng lên và có nguy cơ biến chứng nặng thì bác sĩ sẽ xem xét chỉ định sinh mổ sớm để ngăn ngừa biến chứng.
Bị đa ối tuần thứ 36 - 37 có nên sinh sớm không?
Từ tuần thứ 36 – 37 của thai kỳ, tình trạng đa ối có thể diễn biến thành đa ối cấp hết sức nguy hiểm nên nhiều thai phụ lo lắng liệu có nên mổ chủ động, sinh con sớm để hạn chế biến chứng không? Câu trả lời là nếu mẹ không có các triệu chứng của đa ối cấp như khó thở nhiều, đau tức ngực, bụng luôn căng cứng thì không cần phải sinh sớm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ có thể nhập viện để được bác sĩ theo dõi sát sao và xử lý kịp thời khi xảy ra biến chứng.
Xem thêm:
Chứng thiếu ối ở phụ nữ khi mang thai và cách chữa trị
Bà bầu bị sốt, thai nhi có ảnh hưởng?
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu khi mang thai
Hy vong qua bài viết này của Huggies đã giúp mẹ hiểu được chứng đa ối là gì và những thông tin liên quan đến tình trạng này. Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® để được tư vấn thêm mẹ nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3964358/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/polyhydramnios/symptoms-causes/syc-20368493
https://www.nhs.uk/conditions/polyhydramnios
Từ khóa » Hiện Tượng đa ối Có Nguy Hiểm Không
-
Đa ối - Bất Thường Sản Khoa Nguy Hiểm Mẹ Bầu Chớ Chủ Quan
-
Đa ối Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Đa ối Khi Mang Thai - Cần Làm Gì để Mẹ Tròn Con Vuông
-
Đa ối Có Sinh Thường được Không Và Các Thắc Mắc Liên Quan
-
Những Thông Tin Mẹ Bầu Cần Biết Về đa ối Và Dư ối Như Thế Nào?
-
Đa ối - Một Bất Thường Sản Khoa Có Thể Gây Nguy Hiểm
-
Đa ối Có ảnh Hưởng Gì đến Thai Kỳ
-
Đa ối Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? - Báo Tuổi Trẻ
-
Đa ối - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dư ối Và đa ối Có Nguy Hiểm Không? - Procare
-
Tình Trạng đa ối Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Dư ối Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Hiện Tượng Dư Nước ối Có ảnh Hưởng đến Thai Phụ Và Thai Nhi ...
-
Đa ối Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Gây Ra đa ối Là Gì?