Đa ối - Một Bất Thường Sản Khoa Có Thể Gây Nguy Hiểm
Có thể bạn quan tâm
Thế nào là đa ối?
Đa ối là tình trạng tích tụ quá nhiều nước ối, trong đó nước ối là phần chất lỏng bao bọc quanh thai nhi có tác dụng bảo vệ thai nhi khi ở trong bụng mẹ và giúp phổi phát triển, thỉnh thoảng thai nhi sẽ nuốt nước ối để phát triển và giúp vị giác tốt hơn…
Nước ối có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Tùy vào mỗi giai đoạn cụ thể của thai kỳ mà lượng nước ối có thể tăng, giảm khác nhau. Nếu nước ối trong bụng mẹ quá nhiều dẫn đến đa ối sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, không chỉ gây khó chịu cho thai phụ mà còn có khả năng đe dọa đến tính mạng của thai nhi.
Thông thường, nước ối tăng dần và đến tuần thứ 37 sẽ được khoảng 1 lít. Lượng nước sẽ giảm dần và đến tuần thứ 40 thì còn khoảng 0,5 lít. Một khi sự cân bằng lượng nước ối bị xáo trộn, lượng nước ối có thể lên đến 2 lít, thậm chí có thai phụ còn có tới 3 lít nước. Đây là tình trạng đa ối nặng.
Nguyên nhân gây nên tình trạng đa ối
Đa ối từ phía thai phụ:
Phụ nữ bị đái tháo đường trước hoặc trong khi mang bầu là nguyên nhân thường gặp; Thai phụ bị bệnh thiếu máu gây ra; Thai phụ bị nhiễm virus khi mang thai như virus Rubella cũng có thể gây đa ối; Thai phụ mang song thai hoặc đa thai
Mẹ bầu bụng to nhanh đột ngột, coi chừng đa ối
Từ phía thai nhi:
Nếu thai nhi bị bất thường hệ thống thần kinh trung ương hay bị khuyết tật cấu trúc hệ tiêu hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng đa ối. Các bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi cũng tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này; Hội chứng truyền máu song thai cũng là nguyên nhân gây đa ối. Song thai một màng đệm, hai túi ối là biến chứng do đa ối gây ra. Thai nhi sẽ ngừng quá trình uống nước ối - đi tiểu, dẫn tới hiện tượng thừa nước ối. Tình trạng này gặp khi dị tật ở bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị...
Từ phần phụ của thai: Rau thai bất thường, u mạch máu màng đệm có thể dẫn đến suy tim thai và gây nên tình trạng đa ối; Viêm nội mạc tử cung, phù rau thai... cũng gây đa ối.
Phòng ngừa đa ối
Đa ối gặp ở nhiều phụ nữ mang thai nhưng nếu ở trường hợp nhẹ thì không cần quá lo lắng, thai phụ nên khám thai thường xuyên. Với tình trạng nặng, thai phụ cần được bác sĩ theo dõi sát sao để bảo vệ thai nhi; Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nước vừa đủ và giảm lượng muối trong khẩu phần ăn; Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc quá sức.
Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, nặng nề khi thai nhi ngày càng lớn, thai phụ hãy cân nhắc việc nghỉ thai sản sớm để đảm bảo sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi. Khám thai định kỳ đều đặn, làm các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh theo chỉ định của bác sĩ nhằm phát hiện các dị tật có nguy cơ gây nên đa ối.
Chuyên gia y tế hướng dẫn rửa tay đúng cách phòng nCoV
Từ khóa » Hiện Tượng đa ối Có Nguy Hiểm Không
-
Đa ối - Bất Thường Sản Khoa Nguy Hiểm Mẹ Bầu Chớ Chủ Quan
-
Đa ối Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Đa ối Khi Mang Thai - Cần Làm Gì để Mẹ Tròn Con Vuông
-
Đa ối Có Sinh Thường được Không Và Các Thắc Mắc Liên Quan
-
Những Thông Tin Mẹ Bầu Cần Biết Về đa ối Và Dư ối Như Thế Nào?
-
Đa ối Là Gì? Dấu Hiệu, đa ối Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không
-
Đa ối Có ảnh Hưởng Gì đến Thai Kỳ
-
Đa ối Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? - Báo Tuổi Trẻ
-
Đa ối - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dư ối Và đa ối Có Nguy Hiểm Không? - Procare
-
Tình Trạng đa ối Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Dư ối Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Hiện Tượng Dư Nước ối Có ảnh Hưởng đến Thai Phụ Và Thai Nhi ...
-
Đa ối Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Gây Ra đa ối Là Gì?