Da – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này viết về da của sinh vật nói chung. Đối với da người, xem Da người.
Cấu tạo da người
Da của voi

Da là lớp mô bên ngoài, thường mềm và đàn hồi bao phủ cơ thể của động vật có xương sống. Da có ba chức năng chính: bảo vệ, điều tiết và cảm giác.[1]

Các lớp phủ động vật khác, chẳng hạn như bộ xương ngoài của động vật chân đốt, có nguồn gốc phát triển, cấu trúc và thành phần hóa học khác nhau. Ở động vật có vú, da là một cơ quan của hệ bì được tạo thành từ nhiều lớp mô ngoại bì và bảo vệ các cơ, xương, dây chằng và các cơ quan nội tạng bên dưới. Da của động vật lưỡng cư, bò sát và chim có bản chất khác nhau.[2] Da (bao gồm cả mô da và mô dưới da) đóng những vai trò quan trọng trong việc hình thành, cấu trúc và chức năng của bộ phận xương ngoài như sừng của các loài bò (ví dụ: gia súc) và tê giác, gạc hươu, sừng hươu cao cổ và vảy của Tatu chín đai.[3]

Tất cả các loài động vật có vú đều có một ít lông trên da, ngay cả những loài động vật có vú ở biển như cá voi và cá heo. Da tiếp xúc với môi trường và là hàng phòng thủ đầu tiên khỏi các yếu tố bên ngoài. Ví dụ, da đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh[4] và sự mất nước.[5] Các chức năng khác của nó là cách nhiệt, điều hoà nhiệt độ, nhận diện cảm giác và liên quan mật thiết đến sản xuất vitamin D. Da bị tổn thương nghiêm trọng có thể lành lại bằng cách hình thành mô sẹo. Các mô này đôi khi bị biến màu và mất sắc tố. Độ dày của da cũng thay đổi theo từng vị trí trên cơ thể. Ví dụ ở người, vùng da nằm dưới mắt và xung quanh mí mắt là vùng da mỏng nhất trên cơ thể với độ dày 0,5 mm và là một trong những vùng da đầu tiên xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như vết chân chim và nếp nhăn. Da lòng bàn tay và lòng bàn chân là vùng da dày nhất trên cơ thể, dày 4 mm. Tốc độ và chất lượng chữa lành vết thương trên da được thúc đẩy bởi sự tiếp nhận estrogen.[6][7][8]

Cấu trúc da ở người và các loài động vật có vú

[sửa | sửa mã nguồn]

Da của động vật có vú bao gồm hai lớp chính:

  • lớp biểu bì, cung cấp khả năng chống thấm và đóng vai trò như một rào cản chống nhiễm trùng
  • lớp hạ bì, đóng vai trò là vị trí cho các phần phụ của da

Lớp biểu bì

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Thượng bì

Tầng sừng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tầng sừng gồm có các tế bào đã chết, xếp sít nhau, rất dễ bong ra.

Tầng tế bào sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Tầng tế bào sống gồm các tế bào có khả năng phân chia tạo thành tế bào mới, chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da, một số tế bào sống phân hóa thành tế bào sinh lông và tế bào sinh móng

Lớp bì

[sửa | sửa mã nguồn]
Da người

Lớp bì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt, gồm các thụ quan,tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu, dây thần kinh.

Tuyến nhờn

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệm vụ của tuyến nhờn là tiết chất nhờn, tạo thành một lớp chất nhờn bao phủ bề mặt da, giúp da mềm mịn, không bị thấm nước và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài

Tuyến mồ hôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Dạng chùm dưới da (nhiều nhất ở bàn tay, bàn chân, nách, bẹn, trán) có từ 2 đến 3 triệu tuyến. Nhiệm vụ là tiết mồ hôi (là các chất thải bã được lọc từ máu ra), giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể, làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống nhiệt độ bình thường khi quá nóng. Muối lysozym có tính kháng khuẩn cao. Có hai loại tuyến mồ hôi là tuyến mồ hôi toàn vẹn và tuyến mồ hôi bán hủy. Các yếu tố kích thích sự bài tiết mồ hôi như nhiệt độ, tâm lý, vị giác.

Lông và các phụ quan liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Lông gồm có:chân lông, bao lông, cơ co chân lông. Cơ co chân lông có nhiệm vụ co lại mỗi khi trời lạnh, làm cho lông dựng đứng lên, che khít lỗ chân lông, không cho hơi ấm trong cơ thể bay ra không khí, như thế sẽ giữ ấm được cơ thể

Dây thần kinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Giúp da nhận biết những kích thích từ môi trường từ đó thích ứng được với ngoại cảnh và tránh được nhiều yếu tố có hại.

Mạch máu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giúp da trao đổi chất với cơ thể

Lớp mỡ dưới da

[sửa | sửa mã nguồn]

Mô mỡ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo vệ da khỏi những tác động cơ học, giữ nhiệt, dự trữ năng lượng

Cấu trúc da ở cá, lưỡng cư, chim và bò sát

[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Structure And Function Of The Skin | Wound Care Education”. CliniMed (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2019.
  2. ^ Alibardi, Lorenzo (ngày 15 tháng 8 năm 2003). “Adaptation to the land: The skin of reptiles in comparison to that of amphibians and endotherm amniotes”. Journal of Experimental Zoology. 298B (1): 12–41. doi:10.1002/jez.b.24. PMID 12949767.
  3. ^ Nasoori, Alireza (tháng 8 năm 2020). “Formation, structure, and function of extra‐skeletal bones in mammals”. Biological Reviews. 95 (4): 986–1019. doi:10.1111/brv.12597. PMID 32338826. S2CID 216556342.
  4. ^ Proksch, Ehrhardt; Brandner, Johanna M.; Jensen, Jens-Michael (tháng 12 năm 2008). “The skin: an indispensable barrier”. Experimental Dermatology. 17 (12): 1063–1072. doi:10.1111/j.1600-0625.2008.00786.x. PMID 19043850. S2CID 31353914.
  5. ^ Madison, Kathi C. (tháng 8 năm 2003). “Barrier Function of the Skin: 'La Raison d'Être' of the Epidermis”. Journal of Investigative Dermatology. 121 (2): 231–241. doi:10.1046/j.1523-1747.2003.12359.x. PMID 12880413.
  6. ^ Thornton, M. J. (tháng 12 năm 2002). “The biological actions of estrogens on skin: Estrogens and skin”. Experimental Dermatology. 11 (6): 487–502. doi:10.1034/j.1600-0625.2002.110601.x. PMID 12473056.
  7. ^ Ashcroft, Gillian S.; Greenwell-Wild, Teresa; Horan, Michael A.; Wahl, Sharon M.; Ferguson, Mark W.J. (tháng 10 năm 1999). “Topical Estrogen Accelerates Cutaneous Wound Healing in Aged Humans Associated with an Altered Inflammatory Response”. The American Journal of Pathology. 155 (4): 1137–1146. doi:10.1016/S0002-9440(10)65217-0. PMC 1867002. PMID 10514397.
  8. ^ Desiree May Oh, MD, Tania J. Phillips, MD (2006). “Sex Hormones and Wound Healing”. Wounds. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Da.
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề cơ bản này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Các hệ cơ quan trong cơ thể heo
Vận động
Bộ xương
Khối xương sọXương trán, xương sàng, xương bướm, xương chẩm, xương đỉnh, xương thái dương
Khối xương mặtxương lá mía, xương hàm dưới, xương lệ, xương mũi, xương xoăn mũi dưới, xương gò má, xương hàm trên, xương khẩu cái
Xương thân mìnhCột sống, sụn sườn, xương ức, xương sườn, xương sống
Xương chi trênXương đòn, xương vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương quay, xương trụ, xương cổ tay, khớp vai
Xương chi dướiXương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác, xương bàn chân, khớp hông
Hệ cơ
Cơ xương, cơ trơn, cơ tim
Cơ đầu mặt cổCơ vùng đầu, cơ vùng cổ
Cơ thân mìnhCơ thành ngực, cơ thành bụng, cơ hoành
Cơ tứ chiCơ chi trên, cơ chi dưới
Tuần hoàn
TimTâm thất, tâm nhĩ, nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, van tim
Mạch máu
Động mạchĐộng mạch chủ, động mạch đầu mặt cổ
Tĩnh mạch 
Mao mạch 
MáuHuyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
Vòng tuần hoànVòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ
Miễn dịch
Bạch cầuBạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa a-xit, bạch cầu mô-nô, bạch cầu lim-phô (tế bào B, tế bào T)
Cơ chếThực bào, tiết kháng thể, phá hủy tế bào nhiễm
Bạch huyết
Phân hệphân hệ lớn, phân hệ nhỏ
Đường dẫn bạch huyếtống bạch huyết, mạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết
Bạch huyết
Hô hấp
Đường dẫn khíMũi, thanh quản, khí quản, phế quản
PhổiHai lá phổi, phế nang
Hô hấpSự thở, sự trao đổi khí
Tiêu hóa
Ống tiêu hóaMiệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, hậu môn
Tuyến tiêu hóaTuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy, gan
Bài tiết
Hệ tiết niệuThận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo
Hệ bài tiết mồ hôiDa, tuyến mồ hôi
Hệ bài tiết Carbon dioxide (CO2)Mũi, đường dẫn khí, phổi
Vỏ bọc
DaLớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da
Cấu trúc đi kèmLông - tóc, móng, chỉ tay và vân tay
Thần kinh
Thần kinh trung ươngNão (trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não), tủy sống
Thần kinh ngoại biênDây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy), hạch thần kinh
Phân loạiHệ thần kinh vận động, hệ thần kinh sinh dưỡng (phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm)
Giác quan
Mắt  • thị giác (màng cứng, màng mạch, màng lưới)
Tai  • thính giác (tai ngoài, tai giữa, tai trong)
Mũi  • khứu giác (lông niêm mạc)
Lưỡi  • vị giác (gai vị giác)
Da  • xúc giác (thụ quan)
Nội tiết
Nội tiết nãoVùng dưới đồi, tuyến tùng, tuyến yên
Nội tiết ngựcTuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức
Nội tiết bụngTuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục (buồng trứng (ở nữ), tinh hoàn (ở nam))
Sinh dục
Cơ quan sinh dục namTinh hoàn, tinh trùng, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật, tuyến tiền liệt, tuyến hành, bìu
Cơ quan sinh dục nữBuồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm vật, cửa mình

Từ khóa » Da Chia Làm Mấy Loại