Đặc điểm Các Vùng Kinh Tế Trọng điểm Của Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Đất nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm? Chúng được hình thành và đang phát triển như thế nào? Các vùng kinh tế trọng điểm có đặc điểm gì nổi bật? là những câu hỏi sẽ được DINHNGHIA.COM.VN giải đáp trong bài viết này.
Đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm
Các vùng kinh tế trọng điểm có các đặc điểm chung sau:
- Là vùng tập trung nhiều yếu tố thuận lợi, tích cực cho việc phát triển kinh tế và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư
- Có tính quyết định đối với nền kinh tế nước nhà, hỗ trợ các vùng khác khi sở hữu tốc độ phát triển nhanh chóng, tỉ trọng GDP cao, thu hút được các ngành mới về lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
- Các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam bao gồm nhiều tỉnh thành trong cả nước. Ranh giới giữa các vùng không cố định mà có thể thay đổi theo định hướng phát triển từng thời kì của đất nước.
Giới thiệu các vùng kinh tế trọng điểm
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Do 8 tỉnh cấu thành
Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh và Bắc Ninh với tổng diện tích 15,3 nghìn km2, với 13,7 triệu người đang sinh sống.
Cơ cấu GDP
công nghiệp xây dựng chiếm 42,2 %, dịch vụ chiếm 45,2%, nông – lâm – ngư chiếm 12,6%.
Đặc điểm
- Các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam trong đó có phía Bắc có rất nhiều thế mạnh để phát triển và giao lưu kinh tế
- Vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm văn hóa, kinh tế du lịch trong cả nước, đặc biệt có thủ đô Hà Nội.có nguồn lao động dồi dào, được đào tạo bài bản, tay nghề tương đố
- Cơ sở hạ tầng phát triển, được đầu tư nhiều.
- Đây là nơi có lịch sử phát triển lâu đời, là nơi có các ngành nghề truyền thống nổi tiếng, có nền kinh tế sớm phát triển với cơ cấu đa dạng.
- Tập trung đông dân số (nhất là thành phố Hà Nội)
Định hướng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa
- Tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm như dịch vụ, công nghiệp
- Giải quyết các vấn đề còn tồn đọng: thiếu việc làm, ô nhiễm môi trường, nâng cao trình độ tay nghề…
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Do 8 tỉnh cấu thành
TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang, với tổng diện tích 30,6 nghìn km2, với 15,2 triệu người đang sinh sống.
Cơ cấu GDP
Công nghiệp xây dựng chiếm 59 %, dịch vụ chiếm 33,2%, nông – lâm – ngư chiếm 7,8%.
Đặc điểm
- So với các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều khó khăn hơn nhưng nhìn chung cũng có rất nhiều thuận lợi.
- Vị trí địa lý: là bản lề giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tài nguyên thiên nhiên giàu có và phong phú. Giàu có nhất là khí đốt và dầu mỏ. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mạnh về khai thác tổng hợp 3 nguồn: khoáng sản, biển và rừng.
- Đây là một vùng tập trung nhiều dân cư nên có lượng lao động dồi dào, lại thêm trình độ chuyên môn và cách tổ chức sản xuất trình độ cao. Đi kèm với đó là sự đầu tư về cơ sở vật chất mạnh giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vô cùng phát triển.
Định hướng phát triển theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao
- Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật theo hướng hiện đại
- Giải quyết việc làm cho người lao động, vấn đề đô thị hóa
- Quan tâm đến vấn đề môi trường trong quá trình đầu tư và phát triển
- Các khu công nghiệp tập trung công nghệ cao được hình thành dần
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Do 5 tỉnh cấu thành
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bình Định với tổng diện tích 28 nghìn km2, với 6,3 triệu người đang sinh sống.
Cơ cấu GDP
Công nghiệp xây dựng chiếm 36,6%, dịch vụ chiếm 38,4%, nông – lâm – ngư chiếm 25%.
Đặc điểm
Trong các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam, phía Nam là nơi hội tụ rất nhiều thế mạnh để phát triển, giao lưu kinh tế trong và ngoài nước nổi trội:
- Vị trí địa lý: nối liền 2 vùng Bắc Nam, với nhiều cảng biển, sân bay giúp giao lưu kinh tế trong và ngoài nước.
- Tài nguyên thiên nhiên: rừng, khoáng sản, biển đem đến thế mạnh khai thác cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Có thành phố Đà Nẵng sầm uất, đang đà phát triển
Định hướng phát triển theo hướng phát triển tổng hợp
- 3 lĩnh vực được đem vào phát triển tổng hợp là du lịch, khai thác biển, khai thác rừng.
- Giải quyết những khó khăn còn tồn đọng về cơ sở vật chất hạ tầng và lực lượng lao động bằng cách đầu tư, cải tiến cơ sở vật chất đặc biệt là đường giao thông. Mở rộng thêm các ngành mới như lọc dầu, công nghiệp chế biến để thu hút nguồn lao động.
- Là một vùng thường xuyên phải đối mặt với những thiên tai tự nhiên, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đặc biệt chú ý trong công tác phòng, chống thiên tai.
Thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm
- Các vùng kinh tế trọng điểm gồm 3 ngành chính: nông lâm ngư (chiếm 10,5% tổng GDP), công nghiệp xây dựng (chiếm 52,5% tổng GDP) và dịch vụ (chiếm 37% tổng GDP).
- Chiếm 64,5% kim ngạch xuất khẩu trong cả nước
Các vùng kinh tế trọng điểm là cốt cán trong việc phát triển của nước ta. Cần khai thác các thế mạnh và giảm thiểu các vấn đề tồn đọng nhất là ô nhiễm môi trường là vấn đề cần thiết cho sự phát triển lâu dài về sau.
Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?
Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết
Gửi đánh giáĐánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết
Từ khóa » đặc điểm Các Vùng Kinh Tế Việt Nam
-
7 Vùng Kinh Tế Của Việt Nam Phân Chia Như Thế Nào?
-
Đặc điểm Và Thông Tin Về Bản đồ 7 Vùng Kinh Tế Việt Nam
-
7 Vùng Kinh Tế ở Nước Ta
-
7 Vùng Kinh Tế Trọng điểm Của Việt Nam Phân Chia Thế Nào?
-
Tìm Hiểu Các Vùng Kinh Tế Trọng điểm ở Việt Nam - VnExpress
-
Sơ đồ Tư Duy 7 Vùng Kinh Tế Chi Tiết Nhất - Toploigiai
-
Nội Dung Vùng Kinh Tế Trọng điểm Quốc Gia - Chính Phủ
-
39. Các Vùng Kinh Tế Trọng điểm - Củng Cố Kiến Thức
-
Đặc điểm Các Vùng Kinh Tế Trọng điểm Của Việt Nam - .vn
-
7 Vùng Kinh Tế Việt Nam - đặc Thù Và Hướng Phát Triển - YouTube
-
Kinh Tế Việt Nam - Wikipedia
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM
-
CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM - MÔN ĐỊA LÝ
-
[PDF] Tăng Trưởng Các Vùng Kinh Tế Trọng điểm Giai ... - Tổng Cục Thống Kê