Đặc điểm Chất Tế Bào Trong Tế Bào Thực Vật - Dược Liệu
Có thể bạn quan tâm
1. Tính chất vật lý:
Chất tế bào là một trong bốn thành phần của thể nguyên sinh, đặc điểm chất tế bào trong tế bào thực vật:
Chất tế bào là một chất lỏng, nhớt, đàn hồi, không màu, trong suốt, giống như lòng trắng trứng. Tuy trong thành phần có vào khoảng 80% nước nhưng chất tế bào không trộn lẫn với nước. Khi bị đun nóng tới 50-60°C, chất tế bào sẽ mất khả năng sống nhưng chất tế bào khô của các hạt và các bào tử có thể chịu đựng ở nhiệt độ lớn hơn (80°C đối với các hạt và 105°C đối với các bào tử).
Về phương diện vật lý chất tế bào là chất keo bao gồm các đơn vị cơ bản ở dạng đại phân tử protein hình cầu, những đại phân tử này kết hợp với nhau tạo thành những hạt rất nhỏ, gọi là mixen. Các mixen mang điện tích cùng dấu, khi va chạm vào nhau sẽ gây ra chuyển động Brown, các chất keo phân tán trong nước thành dung dịch giả, bao gồm các yếu tố sợi, các màng mỏng ranh giới và các cấu trúc phiến, bằng sự tác động qua lại lẫn nhau, các đại phân tử giữ vai trò chủ chốt trong quá trình chuyển dạng gel và sol đặc trưng cho chất tế bào sống.
Các chất keo không thẩm tích được, nghĩa là không lọt qua các màng thấm được. Chất keo còn đặc sắc bởi hiện tượng tindan (khi chiếu một chùm tia sáng đi qua dung kéo sẽ thấy được đường đi của chùm tia sáng, vì các mixen đã nhiễu xạ ánh sáng).
2. Thành phần hóa học:
2.1. Nước:
Nước có thể chiếm tới 90% trọng lượng chất tế bào. Tùy theo mức độ cần thiết của nước đối với sự sống của tế bào, người ta phân biệt: nước dư, nước trao đổi chất, nước tối cần để sống, nước cặn, nước liên kết. Tuỳ theo mức độ thiếu nước các tế bào, dẫn đến một bộ phận hay toàn bộ cây sẽ rối loạn trao đổi chất hoặc là chết hẳn.
2.2. Lipid:
Trong chất tế bào, lipid (là những ester của glycerol và acid béo) tồn tại dưới dạng những giọt dầu của một số hạt như hạt: hoa Hướng dương, Thầu dầu, Bí, Lạc, Sở, Trẩu… Lipid còn gặp dưới dạng kết hợp với protein thành chất lipoprotein, một thành phần cấu tạo của màng nguyên sinh, màng không bào và màng các thể sống khác. Trong chất tế bào còn có các sterol, sterid và phospholipid, glucolipid. Nói chung các lipid không ưa nước; nhưng sterid, sterol và phospholipid vừa có tính ưa nước, vừa có tính ưa dầu mỡ, nên các chất này như một cầu nối giữa các chất ưa nước với các chất không ưa nước, như giữa các lipid với các protein.
2.3. Glucid:
Trong chất tế bào glucid có thành phần hóa học ít phức tạp hơn protein và tồn tại dưới dạng ose như glucose, fructose có trong quả của nhiều cây, ribose, desoxyribose, trong thành phần acid nucleic. Glucid còn ở dưới dạng những osid là những đường có từ hai phân tử ose trở lên. Phổ biến hơn cả là các polysaccharid tức là những glucid có cấu trúc phân tử lớn, như tinh bột trong các hạt ngũ cốc, khoai tây, khoai lang…. hoặc cellulose tạo vách tế bào. Glucid đặc biệt là các ose có vai trò quan trọng trong trao đổi chất của tế bào; đó là những chất hữu cơ đầu tiên được tạo thành trong các tế bào có diệp lục. Trừ ribose và desoxyribose tham gia vào các chất sống, các glucid khác không phải là những chất sống thực sự.
2.4. Protid:
Protid tính theo trọng lượng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong chất tế bào (68,8% chất khô). Các nguyên tố c, H, O, N, S, P cấu tạo nên các phân tử protid. Những phân tử protein rất lớn và được tạo nên bởi một chuỗi các phân tử acid amin (H2N-CHR-COO-). Các acid amin gắn với nhau bởi dây nối peptid (-CO-NH-) tạo nên chuỗi potypeptid. Chức amin (-NH2) của acid amin này nối với chức acid (-COOH) của acid amin bên cạnh và loại đi một phân tử nước. Chuỗi polypeptid này là cơ sở của phân tử protid.
Các protid rất đa dạng, Mỗi phân tử protid có thể chứa từ 50 đến vài nghìn acid amin. Thành phần và trật tự các acid amin trong chuỗi polypeptid xác định tính riêng biệt của từng loại protid. Chỉ cần đổi chỗ của hai acid amin cũng làm xuâ”t hiện nhiều tính chất mới. Điều đó chứng tỏ tính đa dạng của protid và là cơ sở để giải thích tính biến dị trong di truyền.
Các protid có phân tử lượng lớn có thể tới hàng triệu đơn vị và trở nên trạng thái keo. Chính trạng thái keo này là môi trường tốt nhất để thực hiện các quá trình sinh lý cơ bản của sự sống và điều đó phần nào giải thích rằng protid là cơ sở vật chất của các quá trình sống.
Trong chất tế bào tồn tại hai dạng protid khác nhau, đó là:
- Holoprotein: Gồm những protid đơn giản mà trong phân tử cấu tạo hoàn toàn bởi những acid amin. Trong số những protein này quan trọng hơn cả là histon, albumin, glutelin, protamin.
- Heteroprotein: gồm những protid phức tạp mà thành phần của nó ngoài các acid amin còn có cả những phần không phải là protid như acid nucleic, glucid, lipid, acid phosphoric…, tạo nên những heteroprotein tương ứng như nucleoprotein, glucoprotein, lipoprotein hay phosphoprotein.
3. Cấu trúc và siêu cấu trúc:
Trên kính hiển vi quang học, chất tế bào hình như không có cấu trúc, mọi kết cấu mô tả được đều là giả tưởng nghĩa là những cấu tạo do quá trình định hình và nhuộm màu tiêu bản gây ra.
Nhờ kính hiển vi điện tử người ta đã phân biệt được các lớp riêng biệt của chất tế bào.
Chất tế bào được giới hạn với vách tế bào bởi một màng nguyên sinh nằm sát với vách (màng này chỉ bộc lộ khi tế bào có hiện tượng co nguyên sinh), màng không bào bao quanh các không bào, trong chất tế bào còn có hệ thống màng lưới nội chất.
- Màng nguyên sinh có đặc tính quan trọng của thể nguyên sinh bởi tính thấm phân biệt và khả năng dịch chuyển tích cực các chất, thậm chí còn chống lại cả gradiel nồng độ (Clander, 1959). Những màng mỏng này khó có thể nhận biết được bằng kính hiển vi quang học, nhưng ở kính hiển vi điện tử người ta có thể khẳng định được đặc tính hình thái của chúng (Mercer, 1960). Chúng có thể xuất hiện những đường đơn hoặc kép tuỳ thuộc vào tiêu bản và mức độ phân tích, màng trong đôi khi mỏng hơn màng ngoài (Falk và Sitte, 1963).
- Màng không bào là những phần chất nguyên sinh bao quanh các không bào.
- Cả hai lớp màng nguyên sinh và màng không bào đều có cùng một cấu tạo phân tử lipoprotein. Phần cơ bản giữa hai lớp màng có cấu tạo phức tạp. K. Pocte (1943) và cộng sự đã xác định rằng chúng được cấu tạo từ một hệ thống các xoang, các túi nhỏ và các rãnh có cấu tạo như màng nguyên sinh và màng không bào. Hệ thống đó được gọi là lưới nội chất.
- Thành lưới nội chất có thể nhẵn hay mang các hạt ribo. Chúng không bền vững, số lượng và sự phân bố có sự thay đổi trong quá trình sống của tế bào. Lưới nội chất đặc trưng cho cả tế bào động vật và thực vật, nhưng ở tế bào động vật chúng phát triển mạnh hơn. Trong phần chất cơ bản, còn một chất trong suốt không màu được gọi là chất nền, là phần nằm ngoài các màng mỏng của lưới nội chất.
4. Vai trò sinh lý:
Chất tế bào là một chất sống cho nên nó có đầy đủ mọi hiện tượng đặc trưng của sự sống như dinh dưỡng, hô hấp, tăng trưởng, vận động.
Sự vận động của chất tế bào dễ dàng quan sát trên lá Rong đuôi chồn (Hydrilla verticillata), lá Tóc tiên nước (Vallisneria spiralis).
Sự chuyển động này có thể thành dòng xung quanh màng tế bào hoặc thành tia từ trong nhân tế bào ra màng và ngược lại, với tốc độ 0,3-1,2 mm/phút và phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và độ nhớt của chất tế bào.
Đặc điểm chất tế bào trong tế bào thực vật./.
Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn
Từ khóa » Chú Thích Tế Bào Lá Rong đuôi Chồn
-
Giáo Trình Thực Tập Sinh Học đại Cương - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thực Hành Bài 2: Bào Quan Trong Tế Bào - Một Số ảnh Mẫu Tiêu Bản ...
-
Thực Hành Thực Giải Phâu Thực Vật - Sinh Học - Đỗ Thị Hường
-
đặc điểm Về Lục Lạp Và Vách Tế Bào Của Lá Rong đuôi Chồn ... - Hoc24
-
Sinh Học 6 Bài 6: Quan Sát Tế Bào Thực Vật
-
Lục Lạp Trong Tế Bào Lá Rong Xương Gà | Sinh Học - Pinterest
-
Chi Rong đuôi Chó – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dòng Tế Bào Chất – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH - PDFCOFFEE.COM
-
Giải Tin Học 6 Bài Thực Hành Tổng Hợp: Du Lịch Ba Miền - Bài Thực ...
-
Cây Đuôi Chồn - Ý Nghĩa, Cách Trồng, Chăm Sóc & Giá Bán
-
Lop 6 KHOA HỌC TỰ NHIÊN Cd Cd7 Bai12 Tb Don Vi Co Ban Cua Su ...
-
Cây đuôi Chồn Là Cây Gì? Cây đuôi Chồn Dùng để Hỗ Trợ Chữa Những ...