Đặc điểm Chung Của Thơ Trữ Tình Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Một tác phẩm văn học luôn chứa đựng tâm tư, tình cảm của người viết, nhưng mỗi thể loại lại có phương thức biểu thị riêng. Ở các tác phẩm thuộc thể loại tự sự cảm xúc của tác giả được gửi gián tiếp vào bức tranh cuộc sống qua những sự kiện, tình huống, hình tượng nhân vật; còn ở các tác phẩm thơ ca trữ tình thế giới chủ quan ấy được thể hiện trực tiếp qua hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của tác phẩm ấy. Vậy đặc điểm chung của thơ trữ tình là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.
Tổng quát về thơ trữ tình
Chúng ta sẽ chia hai vế ra để hiểu vấn đề: một là thơ, hay là trữ tình.
- Thơ là một thể loại văn học được xây dựng bằng các ngôn từ ngắn gọn súc tích, theo những quy luật ngữ âm nhất định. Thơ ca phản ánh tâm trạng, thái độ, tình cảm,... của người nghệ sĩ về đời sống thông qua những hình tượng nghệ thuật.
- Trữ tình là phương thức biểu đạt, phản ánh hiện thực đời sống, hiện thực tâm trạng bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý thức của tác giả thông qua cái tôi trữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tác.
Vậy thơ trữ tình là khái niệm dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc thể loại trữ tình, ở đó nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư, cá thể về đời sống, thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại. Nội dung của các tác phẩm thơ trữ tình dùng để biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp người đọc có thể đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng và nỗi niềm.
Thơ trữ tình chiếm một bộ phận lớn và quan trọng trong các thể loại tác phẩm trữ tình. Trong thơ trữ tình lại chia ra nhiều thể loại khác nhau như bi ca, tụng ca, trào phúng, ballade…
Thơ trữ tình chiếm vị trí quan trọng trong các tác phẩm trữ tìnhĐặc điểm chung của thơ trữ tình
Thơ trữ tình có những đặc điểm được thể hiện trên tính trữ tình, chủ thể trữ tình và nội dung phản ánh trong thơ trữ tình.
a. Tính trữ tình trong thơ
Chất thơ, cảm xúc trong tác phẩm được tạo nên từ yếu tố trữ tình. Tác phẩm thơ tập trung diễn tả những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời. Những cảm xúc, rung động ấy xét đến cùng là những tiếng dội của những sự kiện, hiện tượng đời sống vào tâm hồn nhà thơ - đây là những đặc điểm cơ bản nhất của tác phẩm thơ. Hiểu rõ những điều này ta sẽ có một định hướng rõ ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng nội dung tác phẩm. Khi phân tích thơ, ta không chỉ đi sâu vào mổ xẻ, cắt nghĩa, lí giải về các chi tiết, sự kiện, sự việc được nhà thơ đề cập, mà điều quan trọng là thấy và nói được những cảm xúc, tâm trạng, thái độ và suy tư của nhà thơ về các vấn đề trên.
b. Về chủ thể trữ tình
Trong tác phẩm thơ ca, ta luôn bắt gặp bóng dáng con người đang nhìn, ngắm, đang rung động, suy tư về cuộc sống. Đối tượng ấy được gọi là chủ thể trữ tình, hay nói cách khác chủ thể trữ tình là chính bản thân con người đang cảm xúc, suy tư trong tác phẩm thơ. Trong tác phẩm thơ, nhân vật trữ tình chỉ hiện diện, đối thoại với độc giả bằng những sắc thái tình cảm, thái độ tình cảm còn chủ thể trữ tình là yếu tố luôn có mặt để thể hiện nội dung trữ tình của tác phẩm. Bởi vậy khi phân tích thơ, ta phải phân tích nội dung trữ tình. Và muốn phân tích nội dung trữ tình thì nhất thiết phải nắm bắt và phân tích được chủ thể trữ tình vì nội dung luôn chứa đựng trong chủ thể trữ tình.
Mỗi bài thơ trữ tình đều chứa một chủ thể trữ tình mang màu sắc cá nhânc. Về nội dung phản ánh trong thơ trữ tình:
-
Thơ trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người: Trong tác thơ trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng cũng như suy nghĩ,... được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chính cho tác phẩm. Nhà thơ biểu hiện cảm xúc cá nhân của mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào. Người đọc cảm nhận được thế giới nội tâm, thái độ xúc cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con người, cuộc đời và thiên nhiên. Tác giả có thể không cần phải đi sâu miêu tả con người cùng với nguyên nhân cụ thể dẫn tới những cảm xúc đó. Điều này chứng tỏ sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả là đặc điểm tiêu biểu, đầu tiên của tác phẩm trữ tình.
-
Thơ trữ tình phản ánh thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ quan của tác giả: Tác phẩm thơ trữ tình biểu hiện cảm xúc của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập trong một mối quan hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì đó, tâm trạng trước một vấn đề gì đó… Do đó, hiện tượng cuộc sống vẫn được thể hiện trong tác phẩm trữ tình. Mặc dù thể hiện thế giới chủ quan của con người, tác phẩm trữ tình vẫn xem trọng việc miêu tả các sự vật, hiện tượng trong đời sống khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Như vậy, tác phẩm trữ tình cũng phản ánh thế giới khách quan nhưng chức năng chủ yếu là nhằm biểu hiện những cảm xúc, tâm trạng cùng suy nghĩ của con người.
Hi vọng với bài viết chia sẻ về đặc điểm chung của thơ trữ tình bên trên đã giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích có thể áp dụng vào trong đời sống, học tập.
Xem thêm:
- Đôi nét về phong trào thơ mới - Thời kỳ đỉnh cao của văn học việt nam
- Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
Từ khóa » Thế Nào Là định Nghĩa Về Thơ Trữ Tình
-
Thơ Trữ Tình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thơ Trữ Tình Là Gì? - Áo Kiểu đẹp
-
Trình Bày Khái Niệm Thơ, Thơ Trữ Tình, Thơ Tự Sự, Truyện Thơ, Văn Xuôi ...
-
Thơ Trữ Tình Là Gì? | - Cộng đồng Tri Thức & Giáo Dục
-
Thơ Trữ Tình Là Gì? Đặc điểm, định Nghĩa Và Những Bài Thơ Trữ Tình Hay
-
1. Trình Bày Khái Niệm: Thơ, Thơ Trữ Tình, Thơ Tự Sự, Truyện Thơ, Văn ...
-
Thơ Trữ Tình Là Gì - Hỏi đáp 24/7 – Giải Bài Tập Cùng Thủ Khoa
-
Chuyên đề: THƠ TRỮ TÌNH - Tài Liệu Text - 123doc
-
Khái Niệm Thơ Trữ Tình - Tài Liệu Text - 123doc
-
[ĐÚNG NHẤT] Trữ Tình Là Gì? - TopLoigiai
-
Thơ Trữ Tình Là Gì? - Blog Chia Sẽ Hay
-
Đặc điểm Chung Của Thơ Trữ Tình
-
Khám Phá Cảm Xúc Trong Thơ Trữ Tình | Xemtailieu