Khái Niệm Thơ Trữ Tình - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Luận Văn - Báo Cáo >
- Khoa học xã hội >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.55 KB, 125 trang )
người ta không thể không thốt ra lời”. Viên Mai cũng đã từng chỉ rõ: “Thơ làđể nói lên mối tình của ta ”.Rõ ràng, các nhà lí luận đã khẳng định rằng: tình cảm con người, “tiếngkêu bất thình lình của con tim đến mọi người”…là nội dung chủ yếu của thơ,một hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt. Và nhu cầu giãi bày tình cảm, bộclộ tâm tư đã trở thành nội dung chủ yếu của một loại tác phẩm văn học. “Trữtỡnh” đó trở thành tên gọi một loại thể văn học mà bộc lộ tâm tư, giãi bàytình cảm là nội dung chủ yếu. “Trữ tình là một loại thể văn học có một kiểuxây dựng hình tượng nghệ thuật riêng là hình tượng cảm xúc” [67; 208].Như vậy, trữ tình là một loại hình văn học khác hẳn loại tự sự và kịchvề mặt bản chất và hình tượng. Nếu nói đến tự sự là nói đến chi tiết, kết cấu,cốt truyện; nói đến kịch là nói đến mâu thuẫn, xung đột, hành động kịch thìnói đến trữ tình là nói đến cảm xúc, tâm trạng, đến tâm tư, tình cảm, đến thếgiới tinh thần của con người. Với đặc trưng cơ bản là bộc lộ tình cảm, trữtình hướng đến “khả năng biểu cảm ở ngay tổ chức bên trong của ngôn ngữcon người, truyền cho nó sự xúc động và tính chủ quan” [66; 174]. Trữ tìnhthường hướng đến hình thức thơ và “thơ là hình thức tổ chức ngôn từ phùhợp nhất với nó” [24; 318].Trữ tình là bộc lộ cảm xúc nhưng đó là cảm xúc được bộc lộ qua nhữngsự việc, những biến cố nhất định. Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp làphương thức phản ánh của loại tác phẩm trữ tình. Nếu như tác phẩm tự sự táihiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó thì tác phẩm trữ tình lạiphản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó. Tác phẩm trữ tìnhnhư Selinh nhận xét “chỉ nổi lên một âm sắc, một tình cảm cơ bản”, do vậybuộc phải ngắn gọn. Vì ngắn gọn nên tác phẩm trữ tình đòi hỏi sự cô đọng,sự dồn nén ý nghĩa trong những câu chữ ít ỏi. Vì thế mà yêu cầu “ý tại ngônngoại” là một yêu cầu tất yếu của loại tác phẩm này.18Cũng như vậy, thế giới trữ tình là thế giới tập trung những điều sâu kínnhất, tinh vi nhất, tế nhị nhất nên không thể trình bày thẳng thắn, rõ ràng màphải tìm đường đến sự xa xôi, bóng gió, ngụ ý, nói vòng, hàm ẩn, đa nghĩa.Từ những nhận định mang tính khái quát về trữ tình cũng như tác phẩmtrữ tình chúng tôi muốn làm sáng tỏ khái niệm về thơ trữ tình.1.2. Thơ trữ tìnhNếu chia tác phẩm văn học ra các loại trữ tình, tự sự, kịch thì thơ trữtình chiếm một vị trí quan trọng và là một bộ phận lớn nhất trong loại trữtình. Trữ tình mang đặc điểm của thơ nói chung. Nghiên cứu thơ trữ tìnhkhông thể không đề cập đến các phương diện đó. Thực ra, để xác lập kháiniệm thơ, chủ yếu người ta vẫn dựa trên đặc điểm của thơ trữ tình là chính.Cho đến nay đó cú hàng trăm định nghĩa khác nhau về thơ. Trong “Từđiển văn học”, Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “Thơ là hình thức sáng tác vănhọc phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào,những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất làcó nhịp điệu rõ ràng”.(Nguyễn Xuân Nam - Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội 1984, tập 2,trang 375).Nhà thơ Anh Wordsworth (1770- 1850) nói: “Thơ là sự biểu lộ củatình cảm mãnh liệt”. Nhà thơ Chilờ Pablo Neruda cũng nói: “Làm thơ phảicó tình cảm mãnh liệt". Tình cảm mãnh liệt ở đây không phải là thứ tình cảmkêu gào, khóc cười ồn ào ở bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bêntrong, sự dày vò, chấn động trong tâm hồn. Tình cảm mãnh liệt ở đây cónghĩa là nhà thơ phải sống rất sâu vào tâm hồn mình, lắng nghe các xao độngtrong tâm hồn mình, đau đớn, sướng vui với những gì trong ấy. Tình cảmmãnh liệt là điều kiện hàng đầu của thơ cũng như của thơ trữ tình.Thuật ngữ “Thơ trữ tỡnh” được sử dụng nhằm phân biệt với thơ tự sựthuộc loại tự sự. Đó là: “Thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tìnhtrong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình19trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp” [24; 246].Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiệnphức tạp của thế giới nội tâm từ các cung bậc của tình cảm cho tới nhữngchính kiến, những tư tưởng triết học.Như vậy có thể nói rằng: Thơ trữ tình là loại thơ thông qua bộc lộ cảmxúc riêng tư cá thể về đời sống mà thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đờivà thời đại nói chung.Tác giả cuốn sách “Về thi pháp thơ Đường” nói rằng: “Ngắn gọn làđặc trưng hình thức của thơ trữ tình. Lí luận cơ sở đầu tiên của nó là thuyết“Lời không nói hết ý” “ý” có thể được giải thích là “ý hướng”, “tư tưởng”,“ý niệm”, đúng hơn là núi “tõm trạng” [50; 452]. Tác giả Hà Minh Đức thìcho rằng: “Thơ trữ tình chú trọng đến cái đẹp của tâm trạng con người vàcủa cuộc sống khách quan” [14; 179].Theo L.Ghindơbua, thơ trữ tình "luôn thể hiện ý thức tác giả và nhữngđặc điểm của ý thức thời đại". A. Pụtepnhia núi: “Nhà thơ trữ tình viết lịchsử tâm hồn mình và gián tiếp viết lịch sử của thời đại mình”.Điều cơ bản của thơ trữ tình là khái niệm nhân vật trữ tình, tức chủ thểbộc lộ tình cảm. Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ vàcảm xúc trong bài thơ. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, tiểu sử, hànhđộng, lời nói, quan hệ cụ thể nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc,cách cảm, cách nghĩ. Ta như gặp tâm hồn người qua những dòng thơ. Nhânvật trữ tình thường là hiện thân của tác giả khác với nhân vật trong thơ trữtình. Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, lànguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm trong tác giả. Vì vậy, thơ trữtình “luôn cho thấy một con người cụ thể, sống động, có cá tính, có quanniệm và những nỗi niềm riêng. Thơ trữ tình bao giờ cũng mang lại sự thật vềđời sống tâm hồn của những cá nhân trong các tình huống đời sống và xungđột xã hội cụ thể” [56; 2; 173].20Hờgel nói: “Trong thơ có sự biểu hiện của chủ thể”. Nhà thơ QuáchMạt Nhược cũng nói: Nội dung chủ yếu của thơ là “tự biểu hiện”. Bao giờthơ cũng tự biểu hiện cái tôi tác giả, cho dù nhà thơ có ý thức điều đó haykhông. Qua từng trang thơ, dòng thơ, người đọc cảm nhận được, thậm chíđược tiếp xúc trực tiếp với một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn.Trong thơ trữ tình, chất thơ thường nằm ở ngoài lời “ý tại ngôn ngoại”,hay lời ít ý nhiều, lời ít ý khôn cùng. Quả thật thơ không nói những điều nóviết ra mà nói những chỗ trống, chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời.Thơ trữ tình có kể, có tả cũng là đi đến mục đích khác, mục đích bên ngoàilời nói.Theo tác giả Lê Lưu Oanh, nội dung thơ trữ tình “trước hết phải bộc lộnhững vấn đề và nhu cầu bức thiết của thời đại”.Mặt khác, sự hàm súc và ngắn gọn của bài thơ trữ tình bắt nguồn từ chỗthế giới trữ tình là thế giới bão hòa cảm xúc. Gặp một bài thơ ta gặp tâm hồncon người trong một khoảnh khắc, một phút giây bởi “Bài thơ khụng ụm trọncuộc đời vì chủ thể không thể bộc lộ trong chốc lát” (Biờlinxki).Như vậy, nói đến thơ trữ tình là nói đến tiếng nói của cảm xúc, của tâmtư, nói đến sự rung động của nỗi lòng, nói đến những điều sâu kín nhất trongtâm hồn của con người. Thông qua những tiếng nói để gửi gắm bộc bạchnhững quan niệm, tư tưởng về cuộc sống con người, về xã hội, về cuộc đờivà cao hơn nữa là về thời đại.Nói về thơ Trung Quốc, nhìn chung yếu về tự sự, mạnh về trữ tình. Thơtrữ tình đời Đường hầu hết không miêu tả mà chỉ thể hiện bằng quan hệ đểgợi ý. Các thể thơ được sử dụng trước thời Đường và ngay trong thời Đườnghầu hết là những phương tiện để các nhà thơ bộc lộ tâm sự riêng của mình.Sáng tác của Đỗ Phủ cũng không thể thoát li truyền thống đó. Thơ ôngkhông thể không có yếu tố trữ tình hơn nữa lại hết sức sâu sắc, cảm động.Tác giả Nguyễn Hà khẳng định: “Thơ Đỗ Phủ, dẫu sáng tác theo thểtài nào, ở thời kì quá độ từ Thịnh Đường sang Trung Đường ấy, không thể21không mang dấu ấn của thời đại”. Hơn nữa, Đỗ Phủ là một thi nhân giàutính sáng tạo. Thơ trữ tình của ông được tôi luyện và nắn nót kĩ càng, có thểlàm mẫu mực cho người khác. Vì vậy mà thơ trữ tình của ông có ảnh hưởngrất lớn đối với hậu thế.Đến với thơ trữ tình của Đỗ Phủ chúng ta đến với một tấm lòng đônhậu, một trái tim thiết tha yờu ghột nồng cháy. Chúng ta sẽ biết đến sự vĩ đạicủa một thiên tài, một bậc “Thi thánh” của Trung Hoa và nhân loại.2. CÁC THỂ TÀI THƠ TRỮ TÌNH CẬN THỂĐỗ Phủ là nhà thơ có nhiều sáng tạo trong việc vận dụng những thể tàinghệ thuật thơ ca. Căn cứ vào nội dung của bài thơ, ông sử dụng những thểthơ khác nhau một cách thích ứng.Thể thơ Đỗ Phủ sử dụng có thể chia làm hai loại lớn là: cổ thể thi vàcận thể thi. Thơ cổ thể (gồm cổ phong và nhạc phủ), thơ cận thể (gồm luậtthi và tuyệt cú). Theo thống kê thì “Đỗ Phủ có bốn trăm mười sáu bài thuộcloại cổ thể thi và một nghìn không trăm ba mươi bảy bài thuộc loại cận thểthi” [12; 63]. Cổ thể thi là loại thơ tự do, cận thể thi là loại thơ cách luật.Trong luận văn này chúng tôi không tìm hiểu tất cả các thể thơ Đỗ Phủ đã sửdụng mà chỉ tìm hiểu về thơ cận thể.Thơ cận thể còn gọi là kim thể hay cách luật. Cách gọi tên cận thể thi làđể phân biệt với loại thơ cổ thể thi đời trước. Cận thể thi là một thể thơ rấtthịnh hành trong thời nhà Đường, nó được đưa vào các khoa thi để tuyểnchọn nhân tài. Thể thơ này khác với thơ cổ thể (thơ cổ phong) ở chỗ: muốnlàm một bài thơ theo thể này, người làm thơ phải tuân thủ những luật lệnghiêm ngặt về câu, về thanh, về vần, về bố cục …Thật ra không phải đến triều đại nhà Đường người ta mới bắt đầu sángtác thơ theo lối này, trước đó trong thời Lục triều, các nhà thơ đã sử dụng rồi.Như vậy có thể nói rằng thơ cận thể xuất hiện ở thời Lục triều, chủ yếu làthời Tề Lương.22Trong một bài thơ cận thể số thanh bằng và thanh trắc bao giờ cũngbằng nhau (mô hình ở phần phụ lục). Đặc điểm này làm cho thơ cận thể vềmặt âm điệu tuy không phong phú nhưng rất hài hòa, trong tư thế cân bằngbền, thể hiện trạng thái tĩnh.Mặt khác, thơ cận thể do nhu cầu hàm súc, ít lời, tiết kiệm nên những gìkhông cần thiết phải được lược bỏ. Đây là loại thơ ít miêu tả, nó cũng loại bỏnhững hư từ mà thiết lập những quan hệ bằng luật, bằng niêm, bằng đối, bằngcấu trúc chặt chẽ làm cho bài thơ ngắn gọn mà gợi ý rất nhiều, đầy âm hưởngdư ba, gây nên ở người đọc sự liên tưởng, tạo ra cảm hứng “đồng sáng tạo”.Xét theo hình thức, thơ cận thể của Đỗ Phủ có thể chia thành hai loạichính là luật thi (tỏm cõu) và tuyệt cú (bốn câu). Cả luật thi và tuyệt cú đềulà thơ cách luật, trong đó luật thi là dạng cơ bản. Ngoài ra cũn cú bài luật làdạng kéo dài của luật thi nhưng vì dung lượng của luận văn nên chúng tôi chỉtập trung vào hai loại chính là luật thi và tuyệt cú.2.1. Luật thiVề số lượng, Đỗ Phủ có bảy trăm bảy mươi hai bài viết theo thể luậtthi. Đánh giá về thể thơ này, Kim Thỏnh Thỏn đó xếp “luật thi” của Đỗ Phủvào hàng “lục tài tử”.Tiềm Mộc Yờm trong “Đường âm thẩm thể” nói rằng: “Luật đây làsáu luật, là luật hòa hợp âm thanh. Luật thơ cũng giống như kỉ luật dụngbinh, pháp luật hình án, nghiêm ngặt, chặt chẽ, không được vi phạm”. Về thểcách của luật thi trong một bài thơ phải bảo đảm sáu yêu cầu về niêm, luật,vận, đối, tiết tấu, bố cục. Luật thi buộc phải theo những quy tắc nhất địnhcủa thanh âm và bố cục tình ý.Luật thi là thuật ngữ dùng để chỉ thơ bỏt cỳ đời Đường. Luật thi gồm có hailoại là ngũ ngôn bỏt cỳ luật thi (ngũ luật) và thất ngôn bỏt cỳ luật thi (thất luật).Tìm hiểu luật thi của Đỗ Phủ theo tác giả Trần Xuân Đề “Thực chấtluật thi là loại âm luật thi, cách luật thi”. Luật thi có những qui định rất ngặtnghèo về âm vận bằng trắc và phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định:23Ở loại thơ ngũ luật về số lượng mỗi cõu cú năm chữ, ở loại thất luậtmỗi cõu cú bảy chữ, không thể thêm hoặc bớt, mỗi bài quy định cú tỏm cõu,không thể nhiều hơn hoặc ít hơn.Về đối, bốn câu giữa đối nhau, chỉ được dùng thanh bằng bắt vần, haicâu một vần (câu thứ nhất có thể bắt vần hoặc không), không được thay vần,trong một bài thơ không có chữ trùng nhau. Những câu: một, ba, năm, bảy lànhững câu đơn không bắt vần, chữ cuối cùng là thanh trắc. Trong tám bài“Thu hứng”, “Đăng cao”, “Đăng lâu” và nhiều tác phẩm khác, khi dùngphộp đối “chẳng những đối chữ mà Đỗ Phủ còn đối cả ý và đối nghĩa. Ý vànghĩa trong phép đối của Đỗ Phủ rất sâu sắc, cân nhắc, thận trọng và hàmchứa cảm xúc trữ tình” [27; 144]. Một bài luật thi gồm hai khổ thơ bốn câuvà mỗi khổ thơ bốn câu gồm hai liên thơ. Vì vậy, liên thơ là đơn vị cơ bảntrong bài. “Trong bốn liên thơ của một bài luật thi, liên ba và liên bốn buộcphải tạo thành bằng những câu thơ có đối và liên đầu, liên cuối bằng nhữngcâu thơ không đối. Sự đối chọi giữa những câu đối và không đối này là đặctrưng của luật thi, hệ thống được tạo thành bằng những yếu tố đối lập ở mọicấp độ (thanh âm, từ pháp, cú pháp, tượng trưng vv…). Giữa các cấp độ ấycó cả một mạng lưới các tương quan, trong đó chúng nâng đỡ nhau, baohàm lẫn nhau” [50; 144].Đặc trưng mĩ học của luật thi biểu hiện ở tính hàm súc, lời ít, ý nhiều, ýở ngoài lời. Kết cấu hết sức chặt chẽ “Mỗi bài thơ giống như một bài toángiải đáp một vấn đề xã hội bằng hình tượng nghệ thuật”.Nh vậy, thơ luật là kết quả của một cái nhìn cân đối, chặt chẽ, nghiêmtrang, mực thước. Đặc biệt trong bài luật thi yêu cầu cõu tỏm phải niêm vớicâu một thể hiện rõ nhất tính chất chỉnh thể khép kín của một bài luật thi,khiến cho không thể thêm vào và cũng không thể bớt đi.Đến Đỗ Phủ, ụng đó xây dựng cho luật thi một cơ sở kiên cố. Trần ĐứcTiềm người đời Thanh khen luật thi của Đỗ Phủ có bốn điểm không ai bì kịp,đó là: “học thức rộng, tài năng lớn, khí lực mạnh và phong cách biến hóa vô24thường”. Nói đến luật thi của Đỗ Phủ thì sự thành công nhất về sáng tác thểtài này phải kể đến giai đoạn cuối cùng. Ở đó, thể tài luật thi trở thành mộtthể tài sáng tác mẫu mực nhất trong thơ Đỗ Phủ.Kim Thỏnh Thỏn núi: “Ôi! luật thi đời Đường chẳng phải là sự cấu tạotốt đẹp của một thời vốn là tuyệt xướng của ngàn bậc thánh”. Trong cái“tuyệt xướng của ngàn bậc thánh” đú cú sự đóng góp rất lớn của “Thi thánh”Đỗ Phủ. Như vậy, với thể tài luật thi Đỗ Phủ đã đạt được rất nhiều thành tựutrong nghệ thuật thơ ca của mình. Đặc biệt, mỗi thể tài luật thi lại đem đếnnhững giá trị to lớn cho thi tài họ Đỗ.* Tìm hiểu thơ ngũ ngôn luật thi (thơ ngò luật).Mỗi bài cú tỏm cõu, mỗi câu năm chữ, toàn bài có bốn mươi chữ gắnvới bốn mươi âm, hai mươi âm bằng và hai mươi âm trắc.Theo tác giả Trần Xuân Đề: “Ngũ ngôn luật thi có hai loại biểu bằng,trắc : “Chớnh cỏch” cũn gọi là “Trắc khởi cỏch” (chữ thứ hai của câu thứnhất là thanh trắc) và “Thiờn cỏch”, cũn gọi là “Bằng khởi cỏch” (chữ thứhai của câu thứ nhất là thanh bằng)”.Ngũ ngôn luật thi là thể thơ Đỗ Phủ thường dùng để vịnh vật, mượnviệc vịnh vật để tự vịnh mình, tả cảnh ngụ tình. Thể tài này đã góp phần làmphong phú và đem lại những giá trị cho thơ trữ tình của Đỗ Phủ.Cũng như ngũ ngôn luật thi của các nhà thơ khác, ngũ ngôn luật thitrong thơ Đỗ Phủ rất nghiêm ngặt. Ông kết hợp khéo léo, đúng quy tắc. Vìvậy mà người đời sau coi là mẫu mực của luật thi đời Đường.* Tìm hiểu thơ thất ngôn luật thi (thơ thất luật).Mỗi bài cú tỏm cõu, mỗi câu bảy chữ, tổng cộng năm mươi sáu chữ gắnvới năm mươi sỏu õm. Hai mươi tỏm õm bằng và hai mươi tỏm õm trắc. Tronglịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc thơ thất luật chính thức có từ thời Đông Hán.Đỗ Phủ có một trăm năm mươi lẻ một bài thất luật, vượt hẳn số lượngthơ thất luật của các nhà thơ thời Sơ và Thịnh Đường. Những tác phẩm nàycó thể coi là những tác phẩm đứng hàng đầu trong đời Đường.25Đây là loại thơ mà Đỗ Phủ có cống hiến rất lớn đối với nghệ thuật thơca của Trung Quốc. Trước Đỗ Phủ, thơ thất luật hầu hết được dùng vào việcứng chế, xướng họa trong cung đình. Cho nên xét về mặt nội dung cũng rấtnghèo nàn, ngôn ngữ dường như cũng thiếu sức mạnh và không có nhiều tácphẩm hay. Nhưng đến Đỗ Phủ, chẳng những về mặt thanh luật, ụng đó đưathể thơ thất ngôn luật thi tiến lên trình độ hoàn chỉnh, mà điều quan trọnghơn là mở rộng khả năng dung nạp nội dung phong phú đối với thể thơ này.Không còn là thơ ứng chế, xướng họa, thất ngôn luật thi về tay Đỗ Phủ trởthành thể thơ “cảm thán thời sự” và “phê bình hiện thực”. Thơ thất luật củaĐỗ Phủ là loại hình thơ ca trau chuốt, đẹp đẽ, nghiêm chỉnh, giàu tính cogiãn, thể hiện năng lực một cách độc đáo. Đáng chú ý là thơ thất ngôn luậtthi của Đỗ Phủ từ nội dung đến hình thức đều có những sáng tạo mới.Về thể tài thất ngôn luật thi của Đỗ Phủ cũng có hai loại biểu bằng,trắc: chớnh cỏch và thiờn cỏch (mô hình ở phần phụ lục). Trong những sángtác về thơ thất luật của Đỗ Phủ, tác phẩm được coi là kiệt tác trong thơĐường đó là chùm thơ “Thu hứng”với tám bài thơ luật thi đặc sắc. Đây là:“một tổ thất ngôn luật thi”, “xúc cảnh thương tình”. Trọng tâm tư tưởng củatám bài “Thu hứng” là niềm “ưu tư cố quốc” (Cố quốc chi tư).Trong một số trường hợp, vì muốn tìm hiệu quả đặc thù nên Đỗ Phủ đãđưa vào thơ luật những câu cổ thi, mọi người gọi đó là “ộp luật” như bài“Bạch Đế Thành Tối Cao Lâu” là một ví dụ điển hình:Thành tiờm kớnh trắc tinh bái sầu,Độc lập phiêu diễu chi phi lâu.Hiệp sỏch võn mai long hổ ngọa,Giang thanh nhật bảo ngoan đà du.Phù tang tây chi đối đoạn thạch,Nhược thủy đông ảnh tùy trường lưu.Trượng lờ thỏn thế giả thùy tử ?Khấp huyết bớnh khụng hồi bạch thủy.26Câu thứ hai và thứ bảy đều mang hình thức văn xuôi trong cổ thi.Trong bài này đứng về mặt thanh luật, mỗi câu ở chữ thứ năm đều trái ngượcvới luật bình trắc mà thơ luật đã qui định. Sự đối nhau giữa cỏc cõu ba vàbốn cũng như năm và sáu, cuối câu đều là ba tiếng trắc đối với ba tiếng bình,tạo cảm giác nhấp nhô rất mạnh mang đặc trưng của cổ thi. Tác giả phá vỡsự cân bằng, hài hòa cố hữu trong thơ luật, đưa đến một ý vị độc đáo về vầntrong thi ca. Sự thay đổi trên là do tác giả muốn miêu tả tâm trạng khôngbình ổn của mình. Thủ pháp dựa vào sự thay đổi thanh điệu và cú pháp đểnói lên tâm trạng mà Đỗ Phủ đã sử dụng sau này được các thi nhân đời Tốngnhư Huỳnh Đỡnh Kiờn vận dụng một cách rộng rãi trong thi ca của mình.Nói về thơ thất ngôn luật thi của Đỗ Phủ trong các nhà thơ đời Đườngvà ngay cả đời Tống sau này có thể thấy Đỗ Phủ là bậc thầy của thơ thất luật.Đúng như đánh giá của Trần Trọng San: “Về lối thất ngôn luật thi thì thi tàihọ Đỗ thực là vô tiền khoáng hậu”.Ngoài hai thể tài của luật thi còn có thể bài luật. Đây là loại thơ có từmười câu trở lên, là thể mở rộng của luật thi. Bài luật có ngũ ngôn bài luật vàthất ngôn bài luật. Đỗ Phủ có đến hơn một trăm hai mươi bài thơ loại này,phần nhiều là những bài phúng tặng, cũng có những bài phản ánh hiện thực,phê phán bọn tham quan ô lại, phản ánh nguyện vọng của nhân dân và sự ápbức của giai cấp thống trị. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu chứ không nghiêncứu về thể tài này.2.2. Tuyệt cúĐỗ Phủ có một trăm ba mươi tám bài thơ tuyệt cú. Tuyệt cú còn gọi làtứ tuyệt, một thể thơ thịnh hành thời Đường và là thành tựu đặc sắc của thơĐường. Đây là thể “tiết kiệm” nhất về ngôn ngữ và phong phú nhất về khảnăng thích nghi với các loại đề tài ở nhiều thời đại của thơ Trung Quốc.Tuyệt cú bắt nguồn từ dân ca, nếu như cổ thể thi bắt nguồn từ dân ca đờiHỏn, thỡ tuyệt cú chủ yếu bắt nguồn từ dân ca Nam Bắc Triều. Tác giả27Nguyễn Hà cho rằng: “Về thực chất, tuyệt cú ra đời trước luật thi, có thể nóđó có mầm mống từ Kinh thi”.Chỗ khác nhau căn bản giữa luật thi và tuyệt cú là ở luật thi mỗi bài cútỏm cõu, cũn ở tuyệt cú mỗi bài có bốn cõu nờn rất cô đọng hàm súc. Tuyệtcú có thể có đối hoặc không. Tuyệt cú không đòi hỏi nghiêm ngặt về luậtbằng trắc. Tuyệt cú cú lỳc có thể bắt vần trắc. Có người căn cứ vào sự tươngứng về niêm luật với từng “nửa” của bài luật thi mà cho rằng thể tuyệt cú làthể được “cắt” (tuyệt) từ bài luật thi. Không phải thế! Một bài thơ tuyệt cú làmột chỉnh thể nghệ thuật, nghĩa là một tác phẩm độc lập, chứ không phải là“một nửa” được “cắt ra” của bài luật thi.Thơ tuyệt cú của Đỗ Phủ có những điểm khác so với các nhà thơ làụng đó đưa yếu tố tự sự, đưa thời sự, đưa nghị luận vào thơ tứ tuyệt, mở ramột con đường mới không chỉ cho thơ tứ tuyệt Trung Vãn Đường mà chocả thơ tứ tuyệt đời Tống nữa. Chúng tôi sẽ làm rõ luận điểm này ở nhữngchương sau.Nếu nói một trong những vẻ đẹp của thơ là vẻ đẹp cô đọng thì nhữngbài tuyệt cú nổi tiếng của Đỗ Phủ đã thể hiện một cách “tinh chất nhất” vẻđẹp cô đọng ấy. Thơ trữ tình càng phải cô đọng. Theo Văn Nhất Đa, nhà thơvà nhà lí luận nổi tiếng thời cận đại của Trung Quốc thì tuyệt cú là “hìnhthức tốt nhất của thơ trữ tình”. Bài thơ tuyệt cú do số cõu ớt nờn số chữ cũngrất ít, vì vậy mà từ ngữ được sử dụng rất đắt và phải cân nhắc kĩ lưỡng.Theo tác giả Nguyễn Hà thì “Riêng với tuyệt cú, trong đa số trườnghợp, câu thứ ba là câu có tác dụng quyết định nhất đối với chất lượng bàithơ”. Với Đỗ Phủ, ông rất quan tâm đến câu mở đầu “cõu khởi” còn gọi làcõu phỏ. Ông có nhiều cỏch phỏ khác nhau. Tác giả Nguyễn Hà còn đánh giábài thơ tuyệt cú “là một hạt ngọc tuyệt đẹp, không tì vết, tuy nhỏ nhưng sánglong lanh” [17; 23].Có thể thấy, tuyệt cú là những bài thơ ngắn, âm luật đơn giản, cách gieovần đúng quy tắc, từ ngữ sử dụng hợp lí, đúng chỗ. Tiết tấu, nhịp điệu của28
Xem ThêmTài liệu liên quan
- đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ
- 125
- 2,560
- 6
- Tin 8: Kiem tra thuc hanh 1tiet (tiet 33)
- 6
- 4
- 22
- giao an lop 2 tuan 4
- 22
- 793
- 5
- giao thoa ánh sáng 1
- 2
- 705
- 6
- Đề thi Toán HK1 và đáp án lớp 7 (Đề 6)
- 5
- 2
- 46
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(520 KB) - đặc trưng thơ trữ tình của đỗ phủ-125 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Thế Nào Là định Nghĩa Về Thơ Trữ Tình
-
Thơ Trữ Tình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thơ Trữ Tình Là Gì? - Áo Kiểu đẹp
-
Trình Bày Khái Niệm Thơ, Thơ Trữ Tình, Thơ Tự Sự, Truyện Thơ, Văn Xuôi ...
-
Thơ Trữ Tình Là Gì? | - Cộng đồng Tri Thức & Giáo Dục
-
Thơ Trữ Tình Là Gì? Đặc điểm, định Nghĩa Và Những Bài Thơ Trữ Tình Hay
-
1. Trình Bày Khái Niệm: Thơ, Thơ Trữ Tình, Thơ Tự Sự, Truyện Thơ, Văn ...
-
Thơ Trữ Tình Là Gì - Hỏi đáp 24/7 – Giải Bài Tập Cùng Thủ Khoa
-
Chuyên đề: THƠ TRỮ TÌNH - Tài Liệu Text - 123doc
-
[ĐÚNG NHẤT] Trữ Tình Là Gì? - TopLoigiai
-
Thơ Trữ Tình Là Gì? - Blog Chia Sẽ Hay
-
Đặc điểm Chung Của Thơ Trữ Tình Việt Nam
-
Đặc điểm Chung Của Thơ Trữ Tình
-
Khám Phá Cảm Xúc Trong Thơ Trữ Tình | Xemtailieu