Đặc điểm Chung Về Cấu Tạo Của Một Cây Hoa Lan

Đặc điểm chung về cấu tạo của một cây hoa Lan

Cây hoa lan trên thế giới có chừng 35.000 loài. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm, cấu tạo chung, đặc biệt là về rễ, lá, và hoa, cụ thể như sau:

1, Rễ Lan Đa số rễ của các loài Lan có lớp mô xốp bao quanh rễ thật. Rễ của Phong lan (Lan bám trên cây) có lớp mô xốp màu trắng ngà với nhiều công dụng khác nhau: bảo vệ nguồn dẫn nước bên trong của rễ; hút nước và các muối khoáng bám trên mặt rễ và hấp thụ cả hơi nước trong không khí ẩm. Chúng còn có khả năng bám chặt vào các vật mà chúng tiếp xúc. Ruột của rễ các loài Lan là một sợi rất chắc và khá dai như sợi cước, chính vì vậy rễ Lan bảo đảm được cho cây Lan có thể bám trên ngọn cây cao, ở các sườn non chót vót không bị gió mạnh cuốn đi. Miền chóp của rễ có chứa chất màu lục nên rễ cũng làm một phần chức năng quang hợp của lá cây.

rễ của cây lan thường phải bấu víu vào các giã thể
rễ của cây lan thường phải bấu víu vào các giã thể

Các sợi rễ không bấu víu vào các vật xung quanh nên chúng nghênh ngang giữa trời mà hút sương sớm chiều và làm chức năng quang hợp. Rễ có hình trụ nhưng khi bám vào các vật rắn bị bẹt đi trên vết bám. Rễ của loài lan Phượng vĩ có thể bám vào bức tường luôn bị hun nóng trong thời tiết mùa hè của Hà Nội.

Nói chung rễ của loài Lan dù phát triển thành nhánh cấp I, cấp II, có khi cấp m nhưng không có rễ tóc nhỏ li ti như của các loài thực vật khác. Nếu tính về diện tích bề mặt của cả bộ rễ một cây Lan thì quá nhỏ so với bề mặt rễ của các loài thực vật khác.

2, Lá Lan Lá của họ Lan có hình dáng và kích thước rất khác nhau. Có loài Lan lá rụng hàng năm vào mùa khô hanh để giảm bớt sự thoát nước. Đa số lá của các loài Lan đều bền vững nhiều năm liền. Người ta thường đếm số lá trên ngọn lan Đai châu để xác định tuổi vì trung bình mỗi năm cây Lan chỉ mọc thêm 2 hoặc 3 lá.

Lá của nhiều loài Lan rất dài, dày dặn, rắn chắc có thể trữ được nước và các chất dinh dưỡng. Lá của các loài Lan mọc ở 2 phía của giả hành.

Lá của loài lan Kiếm mọc trên cây thường dày và cứng hơn mọc dưới đất vì chúng phải lưu trữ nước và các chất dinh dưỡng.

Lá của cây lan Kiếm mọc trên cây thường dày và cứng hơn
Lá của cây lan Kiếm mọc trên cây thường dày và cứng hơn

Lá và rễ của loài Lan đơn thân thường mọc vuông góc với nhau ở cùng một đốt trên thân như các loài lan Van đa, Bò cạp, Phượng vĩ… Tuy vậy rễ của lan Đai châu cũng có khi moc từ kẽ lá.

3, Hoa Lan Hoa của tất cả các loài trong họ Lan dù rất khác nhau về kích thước, màu sắc và hình dáng nhưng chúng được cấu tạo theo cùng một khuôn mẫu.

Mẫu 3: Hoa Lan có 7 bộ phận gồm 3 cánh đài bên ngoài, 3 cánh hoa và trụ của bông hoa. Đoạn cuống tiếp giáp bông hoa, lá bầu hoa có 3 tâm bì chính là 3 ô của quả Lan chứa đầy các hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn. a) Cánh đài: Bộ phận bên ngoài củá hoa là 3 cánh đài, bảo vệ hoa khi còn là nụ. Khi hoa nở, cánh đài có màu sắc khá rực rỡ tô điểm cho hoa đầy đặn, tròn trịa hơn. Đây là một nét độc đáo của hoa Lan. Ta thử bứt 3 cánh đài của bất cứ bông hoa Lan nào thì hoa sẽ bị xấu đi rất nhiều. Đại đa số hoa Lạn có 3 cánh đài hoàn toàn giống nhau. Nếu coi mặt hoa như mặt đồng hồ, 3 cánh đài ở các vị trí: 12 giờ, 4 giờ và 8 giờ. Hoa lan Van đa loài lai có 3 cánh đài to và đẹp hơn cánh hoa, ngược lại ở một số loài Lan như lan Hài có 2 cánh đài 4 giờ và 8 giờ kém phát triển và dính liền vào nhau.

b) Cánh hoa: Cánh hoa là bộ phận quan trọng nhất để tạo ra vẻ đẹp quyến rũ của hoa Lan. Hai cánh hoa trên ở vị trí 2 giờ và 10 giờ giống nhau hoàn toàn về màu sắc và kích thước.

Một số loài hoa Lan có 3 cánh đài và 2 cánh hoa trên, có màu sắc và kích thước gần giống nhau nên đã làm cho nhiều người hiểu nhầm loài Lan này có 5 cánh hoa.

Một số loài Lan đặc biệt như lan Hài có 2 cánh hoa dài ra, thành hình dải, có khi chúc xuống, có khi lượn sóng có đường viền nhăn nheo kỳ lạ. Cánh hoa phía dưới có vị trí 6 giờ, có màu sắc, hình dạng rất đặc sắc khác hẳn với 2 cánh hoa trên được gọi là cánh môi (hay lưỡi). Cánh môi của hoa quyết định phần lớn giá trị thẩm mỹ của hoa. Thiên nhiên đã cho môi hoa vẻ đẹp về màu sắc và kiểu dáng mà con người khó hình dung được. Cánh môi thường lớn, lộng lẫy với nhiều màu sắc rực rỡ, hình dáng có thể đơn giản nhưng kỳ lạ, có thuỳ, rìa, tua, sóng, cựa, túi…

c) Trụ hoa: Giữa bông hoa có một cái trụ. Trụ hoa có, chứa cả nhụy hoa (nhị cái) và 1 nhị đực. Có loài lan Hài có hai nhị đực. Đầu trụ là một nắp chứa phấn hoa. Khác với các loài hoa khác, hạt phấn hoa được kết với nhau bằng một chất sáp tạo thành những viên gọi là phấn khối. Do đặc tính của phấn hoa Lan nên ở một số nước như Hàn Quốc… đã cho trồng Lan ở các bệnh viện và cho mang hoa Lan vào thăm bệnh nhân. Số lượng phấn khối có thể là 2, 4, 6, 8 tuỳ loài hoa. Cát lan và Laelia rất giống nhau về tất cả các mặt nhưng khác nhau về số phấn khối. Cát lan có 4 phấn khối, còn Laelia có 8 phấn khối.

Trụ cây lan cát rất to
Trụ cây lan cát rất to

Phía dưới nắp là một điểm trũng bóng, nếu lấy đầu que diêm chấm vào nơi đó ta sẽ thấy có một chất nhầy và dính. Đây là đầu nhụy hoa, nơi tiếp nhận phấn hoa.

d) Bầu hoa:

Khi phấn khối rơi vào đầu nhụy tạo ra sự thụ phấn. Hoa sẽ héo đi nhanh chóng. Bầu hoa phình rộng ra thành quả Lan. Trong mỗi quả có rất nhiều hạt (hàng vạn hay hàng triệu tuỳ loại Lan). Sau thời gian độ vài tháng hoặc lâu hơn, quả Lan sẽ chín và nứt dọc theo 3 khe của 3 ô. Các hạt Lan có thể bị gió cuốn đi rất xa.

Hạt Lan không chứa chất dinh dưỡng như các loại hạt |thực vật khác nên chúng không thê mọc thành cây Lan con đủ. Nhưng loài Lan vẫn sinh sôi và phát triển vì có một số các hạt gặp được loài nấm cộng sinh hỗ trợ các chất dinh dưỡng để cây Lan con lớn dần tới khi bộ rễ phát triển để có thể tự nuôi sống.

Họ Lan được xếp vào đỉnh cao của mức độ tiến hoá trong các họ cây có hoa. Kết luận này căn cứ vào sự hoàn chỉnh của cấu trúc hoa Lan tạo cho sự thụ phấn bằng côn trùng được thuận lợi nhất. Nếu sự thụ phấn chỉ do phấn của bông hoa rơi trên nhụy của chính bông hoa đó thì loài hoa này nhanh chóng bị thoái hoá hơn. Phấn của hoa Lan đã được kết dính nên không dễ dàng rơi xuống đầu nhụy dù gió có làm lắc lư mạnh các bông hoa.

Khi hoa còn là nụ, nụ có thể nghiêng hay dựng đứng ở các vị trí khác nhau. Nhưng khi hoa nở, cuống sẽ uốn cong có khi tới 180° làm cho môi hoa bao giờ cũng nằm ngang ở vị trí 6 giờ, tạo thành bãi đậu cho côn trùng, có khi là cái bẫy để giữ côn trùng.

Màu sắc rực rỡ, hương thơm quyến rũ hấp dẫn mọi côn trùng lại sẵn có chỗ đậu, côn trùng dễ dàng đến hút mật và mang phấn khối của hoa này đến đầu nhụy hoa kia. Hiện tượng này làm giảm sự thoái hoá của họ Lan nhưng đồng thời hình thành nên loài Lan lai tự nhiên. Lan cẩm báo là loại Lan lai tự nhiên của lan Hồ điệp và lan Van đa.

Cảm ơn các bạn đã đọc hãy lưu về tường mình hoặc chia sẻ những thông tin hữu ích này cho người khác tham khảo nhé! TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Cơ sở 1: Trang trại cây giống Xuân Khương Địa chỉ: Đối diện UBND Thị Trấn Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội Cơ sở 2: Vườn lan Tuấn Anh- link face cá nhân https://www.facebook.com/vuonlantuananh102 Địa chỉ: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam – Thị Trấn Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội. Hotline: 077 421 5555 – 098 647 1996 Tư vấn kỹ thuật: 088 616 6163

Từ khóa » đặc điểm Lan