Đặc điểm Sinh Học Của Hoa Lan

Việt Nam có điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp cho sự phát triển của cây lan, là nơi có nhiều có nhiều giống lan quý hiếm hiện đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như: Ngọc điểm đai trâu, Ngọc điểm đuôi cáo, Hoàng thảo thủy tiên…

Nghề trồng lan vốn dĩ là một thú chơi tao nhã, nhưng để trồng và tạo ra cây lan đẹp đòi hỏi người trồng lan phải thực sự yêu thích, tỉ mỉ và tốn nhiều công sức đầu tư hơn những mặt hàng nông sản khác.

Ngày nay phong lan đã được xuất khẩu và lưu thông như một ngành thương mại và nhanh chóng lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. Nên việc trồng hoa lan đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực và đã thu hút được nhiều người tham gia trồng. Nhiều nước đã gây trồng, lai tạo được nhiều giống mới độc đáo bằng phương pháp công nghệ tiên tiến từ nuôi cấy mô phân sinh dòng thuần theo ý muốn như: Australia, Anh, Pháp, Thái Lan… .

PHẦN I - ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC Tên khoa học: Orchid sp. Họ phong lan: Orchidaceac Bộ phong lan : Orchidales Lớp một lá mầm: Monocotyledoneac Đặc điểm sinh vật học cây hoa lan

1. Rễ lan

- Lan là họ sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các dạng thân gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày.

- Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, chúng được bao bỡi lớp mô hút dày, ẩm bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, do đó nó ánh lên màu xám bạc. Với lớp mô xốp đó, rễ có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây, lấy nước lơ lửng trên không khí.

2. Thân lan

- Lan có 2 loại thân: đa thân và đơn thân.

- Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành). Đó là bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi sống bám trên cao.

- Củ giả rất đa dạng: Hình cầu hoặc hình thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn hoặc hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả.

- Cấu tạo củ giả: Gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài là lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ, tránh sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó làm nhiệm vụ quang hợp.

3. Lá lan

- Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ thống lá.

- Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng.

- Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp lại theo gân hình chữ V.

- Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp 2 mặt lá khác nhau. Thường mặt dưới có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lại khảm nhiều màu sặc sỡ.

4. Hoa lan

- Hoa đối xứng qua một mặt phẳng.

- Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, thường có màu sắc và kích thước giống nhau. Một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa gọi là cánh đài lý, hai cánh đài nằm ở 2 bên gọi là cánh đài cạnh. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa, chúng giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới, có hình dạng và màu sắc khác hẳn với các cánh còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa lan.

- Ở giữa hoa có một trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của cây, giúp cây duy trì nòi giống. Trụ gồm nhị và nhuỵ. Sau khi thụ phấn, các cánh hoa héo, cuống hoa hình thành quả lan.

5. Quả và hạt lan

- Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 - 6 đường nứt dọc. quả có dạng cải dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chin, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc.

- Hạt lan rất nhiều, hạt liti. Hạt chỉ cấu tạo bỡi một lớp chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 - 18 tháng.

Trung tâm khuyến nông TP HCM

  1. Các bài viết liên quan
  • Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
  • Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
  • Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
  • Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
  • Cách kích thích lan phát triển bền vững
  • Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
  • Chăm sóc lan mùa lạnh
  • Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
  • Bệnh đốm bông
  • Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
  • Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
  • Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
  • Bệnh đốm lá lan
  • Bệnh Thán Thư - Anthracnose
  • Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
  • Bệnh Thối Đen – Black Rot
  • Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
  • Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
  • Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
  • Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
  • Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
  • Trồng hoa lan thuỷ canh
  • Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
  • Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
  • Đánh bóng lá lan
  • Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
  • Trồng lan trơ rễ
  • Atonik công dụng và cách dùng
  • Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
  • Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
  • Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
  • Các loại virus gây hại trên lan
  • Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
  • Ruồi vàng hại hoa lan
  • Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
  • Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
  • Các loại Rệp gây hại cho lan
  • Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
  • Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan

Từ khóa » đặc điểm Lan