Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Và Quy Trình Thành Lập

Khái niệm doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Doanh nghiệp tư nhân

Thành lập công ty

[su_box title=”Những đặc điểm doanh nghiệp tư nhân” box_color=”#008543″ radius=”1″ class=”dc_box”]

[su_list icon=”https://luatvietan.vn/wp-content/uploads/2017/02/check18_04.png” icon_color=”#028947″]

1 –  Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân.

  • Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.

Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu  xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.

  • Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp

Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của chủ Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký. Vì vậy, không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần còn lại thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa không có sự tách bạch tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó.

  • Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, vì vậy chủ Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định trong tổ chức cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân. Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân.

  • Về phân phối lợi nhuận

Về vấn đề chia lợi nhuận không đặt ra với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về chủ Doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa khi có rủi ro chủ Doanh nghiệp tư nhân sẽ tự mình chịu toàn bộ rủi do trong quá trình kinh doanh.

  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức là phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân.

  • Chủ Doanh nghiệp Tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân

Do không có sự độc lập về tài sản, người chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ.

2 – Ưu nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm.

  • Do chỉ có một chủ sở hữu nên chủ Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật do chế độ trách nhiệm vô hạn như một đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp
  • Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng của Doanh nghiệp tư nhân.

Nhược điểm.

  • Chủ Doanh nghiệp tư nhân luôn có tính rủi ro cao do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Cho dù có thuê giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp đầu tư vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3 – Thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân

Để thành lập Doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm đặt tên doanh nghiệp, địa điểm đặt trụ sở đặt doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ.

  • Những vấn đề cần cần thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

>> Lựa chọn tên doanh nghiệp

Về tên tiếng việt:

  • Loại hình doanh nghiệp: được viết là “Doanh nghiệp tư nhân” hoặc “DNTN”
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong trong bản chữ cái tiếng việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Về tên bằng tiếng nước ngoài:

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài được dịch từ tiếng việt sang, một trong những tiếng nước hệ chữ La – tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch sang tiếng nước ngoài với nghĩa tương ứng.

  • Lựa chọn trụ sở khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Lưu ý: Theo quy định của Luật nhà ở 2014 và nghị định 99/2015, Doanh nghiệp không được đặt trụ sở tại căn hộ chung cư, diện tích thuộc nhà chung cư trong các trường hợp sau:

Nhà chung cư chỉ có chức năng để ở.

Phần diện tích nhà chung cư có chức năng để ở đối với các tòa nhà hỗ hợp (Trung tâm thương mại/ Văn phòng và nhà ở).

Đối với nhà chung cư, công ty chỉ được đặt trụ sở tại phần Trung tâm thương mại/ Văn phòng của tòa nhà.

1.3. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ – TTg ngà 06 tháng 07 năm 2018 để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghi đăng ký doanh nghiệp.

Đối với những nghành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm đó.

Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận.

1.4. Vốn điều lệ

Doanh nghiệp tư nhân không có vốn điều lệ. Vốn đăng ký kinh doanh của chủ doanh nghiệp được gọi là vốn đầu tư, do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

4 – Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân

2.1. Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Số lượng hồ sơ: 01 hồ sơ.

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân (mẫu Phụ lục I – 1 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

2.2.  Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại cơ quan có thẩm quyền.

Cách thức thực hiện: có hai cách thực hiện. Cụ thể, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua mạng điện tử theo quy trình tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn trả kết quả: trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp bằng văn bản trong đó nêu lý do.

[/su_list]

[/su_box]

Từ khóa » đặc điểm Công Ty Doanh Nghiệp Tư Nhân