ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG CA DAO MINH HOẠ ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG CA DAO MINH HOẠ BẰNG HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG PÁO DUNG GIAO DUYÊN CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN BẮC (DAO đỏ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.04 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘIKHOA NGỮ VĂNBÀI TẬP LỚNMÔN HỌC: Đại cương Văn học dân gianTÊN CHỦ ĐỀĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG CA DAOMINH HOẠ BẰNG HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG PÁO DUNG GIAO DUYÊNCỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN BẮC (DAO ĐỎ)Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nhật AnhHà Nội, tháng 8 năm 2021 MỤC LỤCI. MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đề2. Đối tượng nghiên cứu3. Nhiệm vụ nghiên cứu4. Phương pháp nghiên cứu5. Đóng góp của tiểu luận111122II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀChương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TIỂU LUẬN1. Ca dao và dân ca1.1. Thuật ngữ “ca dao” và “dân ca”1.2. Đặc trưng của ca dao1.1.1. Tác giả sáng tác ca dao là tập thể nhân dân lao động1.1.2. Nội dung ca dao phản ánh và chức năng thể loại1.1.3. Thi pháp ca dao2. Hình thức diễn xướng2.1. Nhận định về diễn xướng2.2. Hình thức diễn xướng ca dao2.2.1. Hát cuộc2.2.2. Hát lẻ3. Đôi nét về dân tộc Dao Đỏ33333334445555Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG CA DAO61. Diễn xướng ca dao trong tiến trình lịch sử văn học dân gian2. Diễn xướng ca dao cùng những biểu hiện đa dạng gắn bóchặt chẽ với đời sống sinh hoạt6Chương 3. HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG HÁT PÁO DUNGDAO DUYÊN CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ1. Điệu hát Páo dung77 1.1. Tên gọi “Páo dung”1.2. Điệu hát Páo dung khi xét về hình thức1.3. Các loại hình của điệu hát Páo dung2. Hát Páo dung giao duyên2.1. Nội dung phản ánh của Páo dung giao duyên2.2. Hình thức diễn xướng Páo dung giao duyên2.3. Cách hát Páo dung giao duyên2.4. Ngôn ngữ trong điệu Páo dung giao duyên2.5. Một số kết cấu thường gặp trong lời ca Páo dung giao duyên2.5.1. Kết cấu tương đồng2.5.2. Kết cấu trùng điệp2.6. Một số thủ pháp nghệ thuật nổi bật trong lời ca Páo dung giao duyên2.6.1. Biện pháp so sánh2.6.2. Biện pháp ẩn dụ2.7. Không gian và thời gian2.7.1. Không gian và thời gian diễn xướng Páo dung giao duyên2.7.2. Không gian và thời gian trong lời hát Páo dung giao duyên2.8. Trang phục khi hát Páo dung giao duyên788899121314141516161617171718III. KẾT LUẬN19TÀI LIỆU THAM KHẢO20PHỤ LỤC21 I. MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đề1.1. Các bài học hiện nay phần lớn đều nghiên cứu ca dao – một bộ phận của văn họcdân gian dưới góc nhìn là sáng tác ngôn từ mà quên mất rằng “Mọi lý thuyết đều màuxám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” – Goethe. Các câu ca dao là những sáng tácmà xuất phát điểm của nó là đời sống nhân dân và gắn liền với lời ăn tiếng nói củadân gian trong cuộc sống hàng ngày. Ca dao không chỉ nằm n trên giấy mà cịn cósức sống mạnh mẽ khi được cất lên thành tiếng, thành câu hát. Tiểu luận xin dành sựquan tâm đến diễn xướng ca dao, đến việc đưa lời ca dao thành tiếng hát với nhữngyếu tố đặc trưng của nó (hình thức, ngơn ngữ, kết cấu, không gian, thời gian...).1.2. Ở Việt Nam, bên cạnh hát quan họ Bắc Ninh, hát ghẹo Phú Thọ, hát giặm Nghệ –Tĩnh, hò Huế, dân ca Nam Bộ,... thì ở dân tộc Dao Đỏ – một dân tộc thiểu số ở miềnBắc, những điệu hát truyền thống vẫn được cất lên dù rằng thực tế, mức độ không cònnhiều. Khác dân tộc Tày nơi thấp với tiếng đàn dịu ngọt, dân tộc Mông vùng cao vớitiếng khèn réo rắt, dân tộc Khơ Mú với tiếng trống “cầu mùa”, dân tộc Dao Đỏ có choriêng mình một điệu hát dân gian, điệu hát Páo dung. Từ hát uống rượu, hát trong lễcấp sắc, trong đám cưới, lễ tang... tiếng Páo dung được người Dao Đỏ cất lên còn làtiếng hát của tình yêu bất tận và niềm cảm mến nồng hậu. Vì thế, tiểu luận xin phépđược đi sâu tìm hiểu về Páo dung giao duyên, một nét đẹp nét duyên của tộc ngườiDao Đỏ.2. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của tiểu luận là đặc điểm của hình thức diễn xướng cadao và diễn xướng Páo dung giao duyên ở dân tộc Dao Đỏ; tức bao gồm nội dungdiễn xướng phản ánh và cách thức diễn xướng.3. Nhiệm vụ nghiên cứuDựa trên đối tượng nghiên cứu, tiểu luận xác định nhiệm vụ cần đạt: Tìm hiểu một số vấn đề lí luận và thực tế về diễn xướng cũng như dân tộc DaoĐỏ có liên quan đến chủ đề.1  Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm của hình thức diễn xướng ca dao nói chung trongcái nơi của văn hoá dân gian. Khảo sát, nghiên cứu nội dung phản ánh và đặc trưng nghệ thuật của diễn xướngPáo dung giao duyên.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: được áp dụng nhằm tổng hợp và lý giải các vấnđề lý thuyết liên quan đến ca dao, diễn xướng cũng như diễn xướng ca dao ở dântộc thiểu số. Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để tiến hành phân tích mơitrường diễn xướng, cách thức diễn xướng, ngôn ngữ và kết cấu của ca từ diễnxướng. Phương pháp văn hoá học: được tiểu luận sử dụng nhằm tìm hiểu Páo dung giaoduyên trong mối quan hệ với văn hoá cộng đồng, văn hoá tộc người. Phương pháp liên ngành: được kết hợp sử dụng trong tiểu luận với các ngành dântộc học, địa lý học... để tìm hiểu sâu hơn những giá trị nội dung và ý nghĩa biểuđạt của Páo dung giao duyên người Dao Đỏ.5. Đóng góp của tiểu luậnDựa trên việc nghiên cứu một cách có hệ thống, tiểu luận giới thiệu hình thứcdiễn xướng trong văn học dân gian nói chung và diễn xướng Páo dung giao duyên nóiriêng như một loại hình nghệ thuật đặc sắc trong kho tàng văn hố dân tộc. Từ đó,tiểu luận hy vọng góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy những nét đẹp trongbản sắc của dân tộc Dao Đỏ, một dân tộc thiểu số đang sinh sống ở miền Bắc nước ta. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀChương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TIỂU LUẬN1. Ca dao và dân ca1.1. Thuật ngữ “ca dao” và “dân ca”“Ca dao” là một thuật ngữ Hán Việt, có thể hiểu bằng cách chiết tự. Trong đó,“ca” là bài ca có chương khúc hoặc âm nhạc kèm theo, cịn “dao” là lời hát khơng cầnđi kèm nhạc đệm. Theo Giáo trình Văn học dân gian, thuật ngữ “ca dao” được địnhnghĩa: “là thơ ca dân gian tồn tại ở dạng lời thơ hoặc điệu hát, gắn bó mật thiết vớiđời sống sinh hoạt của nhân dân. Với bản chất trữ tình, ca dao có chức năng diễn tảmột cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động” [1].Trong một tác phẩm của mình, Vũ Ngọc Phan từng nêu ý kiến về ca dao và dânca. Theo nhà nghiên cứu, ca dao khi được cất lên thành lời hát sẽ biến thành dân ca,vì “hát u cầu phải có khúc điệu và như vậy phải có thêm tiếng đệm” [2]. Ngăn giữaca dao và dân ca là một ranh giới mờ nhạt mà khi tước bỏ những tiếng đệm lót, tiếngláy ở một bài dân ca, hiển hiện lên sẽ là một bài tựa như ca dao quen thuộc. Và bởithế, có thể hiểu dân ca là ca dao hoá nhạc; là những bài hát mang nhạc điệu được xâyđắp dựa trên cơ sở ca dao.1.2. Đặc trưng của ca dao1.1.1. Tác giả sáng tác ca dao là tập thể nhân dân lao độngCa dao là những sáng tác được lưu truyền bởi tập thể dân nhân lao động. Cóthể hiểu, một bài ca dao ban đầu do một người xướng lên, rồi sau đó thơng qua truyềnmiệng, được thêm bớt, sửa chữa và trở nên phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dântộc. Cứ như vậy, ca dao dần được hoàn chỉnh về cả lời lẫn ý và được bồi đắp khơngchỉ bởi một lớp người, mà cịn là từ thế hệ này sang thế hệ khác.1.1.2. Nội dung ca dao phản ánh và chức năng thể loạiTác giả ca dao là những người nhân dân bình dị, hồn hậu, mang chứa tình cảmgắn bó nhiều mặt với cuộc sống hàng ngày như tình u đơi lứa, u gia đình, uxóm làng, yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Và bởi lẽ đó, ca dao biểu lộđời sống tình cảm, đời sống vật chất; đồng thời phản ánh trình độ nhận thức của conngười và tình hình xã hội. Đi vào lòng ca dao là bước vào “cuộc du ngoạn trong tâmhồn nhân dân” như A. N. Ghersen [3] đã viết, bởi ca dao là “sự tạo thành tâm hồn dân tộcchúng ta” – Rabisep [4].1.1.3. Thi pháp ca daoLà sản phẩm phản ánh nhận thức của nhân dân nên ngôn từ ca dao thanh thoát,trong sáng mà giản dị. Ca dao cất lên vừa như lời ăn tiếng nói hàng ngày nhẹ nhàng,gọn gàng, cũng vừa mang nét thơ ca bác học trau chuốt và sâu sắc.Với ca dao, dân gian sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩndụ, biểu tượng... cùng kết cấu mang đậm nét của lối đối đáp, trị chuyện. Có thể bắtgặp ở ca dao một số kết cấu quen thuộc như kết cấu tương đồng, kết cấu nói vịng, kếtcấu trùng điệp...Về thể thơ – chất liệu nghệ thuật quan trọng làm nên ca dao, thể thường đượcdùng là lục bát. Bên cạnh lục bát, thơ ba chữ, bốn chữ, năm chữ, thơ hỗn hợp tự do...cũng được sử dụng để cấu thành bài ca dao.2. Hình thức diễn xướng2.1. Nhận định về diễn xướngDưới góc nhìn tiếp nhận của GS. Vũ Ngọc Khánh trong Kho tàng diễn xướngdân gian Việt Nam, có thể định nghĩa “diễn xướng” bằng cách chiết tự thành haithành tố “diễn” và “xướng”. Nếu “diễn” dùng để chỉ hành động, sự việc, có (hoặckhơng có) âm thanh thì “xướng” là phần âm thanh, làn điệu, là tiếng ca hát của ngườitham gia diễn xướng. Với phần xướng, giáo sư cho rằng đó là một phương thức, cáchtrình bày, thể hiện thơng qua lời nói, việc kể, điệu ví.Đồng thời, Vũ Ngọc Phan cũng cho rằng văn hố dân gian là đối tượng củadiễn xướng – đồng nhất quan điểm với một số cơng trình nghiên cứu khác của các tácgiả như Tuấn Giang, Vũ Ngọc Phan, Lê Anh Trà. Với họ, diễn xướng là một yếu tốquan trọng làm nên tính nguyên hợp của văn học dân gian Việt Nam. Đó là hình thứcnằm ngồi văn bản nghệ thuật ngôn từ thông thường, là tổng thể các phương thứcnghệ thuật hướng đến thể hiện một chiều thẩm mỹ.Trải qua một chặng đường lịch sử đi tìm cách hiểu cho “diễn xướng dân gian”có thể thống nhất rằng: “Diễn xướng là hình thức biểu hiện, trình bày các sáng tácdân gian bằng lời lẽ, âm thanh, điệu bộ, cử chỉ... [5]” mà cũng cần phải linh hoạt khi tìmhiểu bởi nó có sự thay đổi theo thời gian.2.2. Hình thức diễn xướng ca daoNói đến sinh hoạt ca hát dân gian – một bộ phận của sinh hoạt văn hoá dângian, khó để khơng nhắc đến diễn xướng ca dao, dân ca trước tiên. Đây là một nhánhquan trọng, đậm đà nét trữ tình trong kho tàng thơ ca dân tộc. Phụ thuộc vào ca daovà môi trường sinh hoạt văn hố mà tồn tại những hình thức diễn xướng với cungcách thể hiện, cử chỉ, điệu múa, phong thái, không gian biểu diễn... cụ thể mà sốngđộng, linh hoạt.Ca dao có hai hình thức diễn xướng cơ bản là hát cuộc (hay còn gọi là hát lềlối, hát quy cách) và hát lẻ (hát ví vặt, hát ví lẻ).2.2.1. Hát cuộcHát cuộc là cách thức hát tập thể đối ca giữa nam và nữ được diễn ra có quymơ, có tổ chức trong lao động hoặc trong hội hè. Đây là hình thức hát có quy cáchvới ba chặng: (1) hát chào, mời chầu, mời nước, thử tài; (2) hát xe kết (hát thương);(3) hát xa cách (hát giã bạn, hát tiễn). Các chặng diễn ra theo tiến trình của buổi gặpgỡ ban đầu: từ chào hỏi làm quen, đưa lời mời chầu, mời nước “Hỏi chàng quê quánnơi nao/ Sao àm chàng biết vườn đào có huê” cho đến thăm thiết, thân quen “Tìnhanh như nước dâng cao/ Tình em như dải lụa đào tẩm hương” và kết bằng sự bịn rịnthương nhớ “Người về em những khóc thầm/ Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa”.2.2.2. Hát lẻNgược với hát cuộc, hát lẻ là hình thức hát không cần tuân thủ qui cách, lề lốimà tự do, ngẫu hứng. Tiếng hát lẻ có thể được cất lên khi đang nghỉ ngơi, dùng đểchòng ghẹo nhau làm tươi khoảng thời gian trống: “Anh ở trong ấy anh ra/ Cớ saoanh biết vườn hoa chị tàn”.3. Đôi nét về dân tộc Dao ĐỏDao Đỏ là một trong những nhánh thuộc người Dao, bên cạnh Dao Thanh Y,Dao Quần Trắng, Dao Áo Dài… Dân tộc Dao Đỏ sinh sống chủ yếu ở Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn và Thái Nguyên. VùngTây Bắc có câu thành ngữ “Người Mông ăn theo mây, người Thái ăn theo nước,người Dao ăn theo lửa”. Nếu người Mơng gắn bó với những ngọn núi mù mây sươngsớm, người Thái hịa mình với nguồn nước từ suối, sơng thì người Dao có nhiều tínngưỡng, tập tục mang biểu tượng lửa. Có thể kể đến Lễ cấp sắc 12 đèn, tục nhảylửa… Lửa là một biểu tượng có ý nghĩa thiêng liêng với người dao và nhảy lửa làsinh hoạt văn hoá lâu đời mỗi đợt tháng Giêng về, để cầu cho một năm no đủ và mùamàng tươi tốt.Với người Dao Đỏ, trang phục là một trong những yếu tố đầu tiên để phân biệtngười thuộc dân tộc này hay dân tộc khác. Trang phụ người Dao Đỏ nổi bật với màusắc rực rỡ và sự cầu kỳ; với màu đỏ – màu của lửa mà theo quan niệm, là mang lạihạnh phúc, may mắn, năng lượng và sự đầy đủ.Về ngôn ngữ, ngôn ngữ của người Dao Đỏ thuộc hệ H’mông – Dao (Mèo –Dao) và chữ viết được dùng là Hán – Nôm với hệ thống ký tự Hán được phiên âmtheo tiếng Dao.Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG CA DAO1. Diễn xướng ca dao trong tiến trình lịch sử văn học dân gianTrên chặng đường lịch sử của văn học, các mốc nảy sinh và phát triển của diễnxướng ca dao chưa được xác định một các rõ nét. Bức tranh nền của diễn xướng cadao khi lội về quá khứ vẫn chỉ là “những phác hoạ sơ giản” mà theo Đỗ Bình Trị,“tuổi của nhóm thể loại những câu hát dân gian (...) được tính từ thời đại HùngVương. Nhưng hầu hết, nếu không phải tất cả, những bài ca ta hiện có, đều thuộcnhững thế kỷ sau – thế kỷ thứ XVI [6]”.Dựa trên các tài liệu nghiên cứu, những bài ca dân gian đã có mặt từ sớm vàgắn bó với hoạt đồng tinh thần cũng như vật chất của người Việt, nằm trong mối quanhệ khăng khít với âm nhạc và nhảy múa. Quay ngược lại triều vua Lý Thái Tổ, có nữdanh ca họ Đào đã được vua ban thưởng nhờ tiếng hát; đến thời vua Lý Nhân Tơngthì vũ nữ có nơi gọi là “Thôi luân vũ” để tập múa hát cho hay. Có thể thấy, những bàica lao động thời cổ ấy chính là nền, là lời hị lao động khi còn ở giai đoạn sơ khai.Diễn xướng ca dao đã gieo mầm từ lâu trong địa hạt dân gian, mà nếu “không đề cậpđến phương diện âm nhạc của diễn xướng ca dao, chúng ta đã tự hạn chế kết quảnghiên cứu nó về mặt lịch sử [7]”. 2. Diễn xướng ca dao cùng những biểu hiện đa dạng gắn bó chặt chẽ với đời sốngsinh hoạtDiễn xướng nói riêng, theo Lê Trung Vũ, “là hình thức sinh hoạt văn hố xãhội định kỳ (như Hội Gióng, Hội Xoan, Hội chùa Keo...) quy mô làng xã; lại vừa làhình thái sinh hoạt văn hố xã hội khơng định kỳ, nhưng định lệ (lễ làm nhà mới,đám cưới, đám tang, lễ thành niên, lễ thượng thọ...) quy mô một gia đình hoặc việccủa một người; lại cũng vừa là lối trình diễn rất tự nhiên khơng định kỳ cũng khôngđịnh lệ mà do nhu cầu sinh hoạt, lao động (ru con, hát trong lúc lao động, vì laođộng hoặc để giải trí [8]” và cũng tương tự với diễn xướng ca dao nói riêng. Nhưvậy, các bài diễn xướng lao động từ xưa đã được khơi nguồn từ cảm hứng của ngườilao động và gắn với nhịp điệu công việc lao động, nhịp điệu cuộc sống sinh hoạtthường nhật.Đời sống với những lĩnh vực phong phú từ lao động, nghi lễ, chiến tranh đếntình yêu, đời sống gia đình được phản ánh qua hình thức diễn xướng ca dao. Nhữngcử chỉ, phong cách, địa điểm, thời gian diễn xướng, ngơn ngữ lại có sự chuyển mìnhđa dạng với từng lĩnh vực sinh hoạt. Ví dụ, cùng là hát xẩm thôi, nhưng điệu hát sẽmạnh, tiếng đệm và tiếng đưa hơi sẽ nổi lên nếu là hát xẩm chợ; còn điệu hát sẽ dịudàng, mềm mỏng và tiếng đệm, tiếng đưa hơi lẩn vào lời hát chính thì khi ấy, ngườidiễn xướng đang cất câu hát xẩm cô đào.Chương 3. HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG HÁT PÁO DUNG DAO DUYÊN CỦADÂN TỘC DAO ĐỎ1. Điệu hát Páo dung1.1. Tên gọi “Páo dung”Theo lời ơng Triệu Tạ Phấu, một người có tuổi định cư tại xã Thơng Ngun,huyện Hồng Su Phì, hát Páo dung là “hát theo vần thơ”. Còn bà La Thị Xuân, bậccao niên sinh sống ở khu tái định cư thôn Tân Quang (Yên Sơn) bảo rằng trong tiếngDao, “hát” là “dung”; và người Dao có “Páo dung” là hình thức hát ngẫu hứng dựatrên cơ sở giai điệu có sẵn, do người hát tự đặt lời và được truyền lại cho các thế hệ.Làn điệu Páo dung (tên gọi khác là “Pá dung” hoặc “Pả dung”), mang trong mình hơithở cuộc sống của người Dao, nói về tình u đơi lứa, u gia đình, thiên nhiên, làngxóm; về nếp sinh hoạt, tín ngưỡng, phong tục; về những tâm tư tình cảm. 1.2. Điệu hát Páo dung khi xét về hình thứcPáo dung là lối hát theo bài, mỗi bài thường đủ 4 câu, mỗi câu gồm 7 chữ nhưthể thơ thất ngôn. Páo dung bao gồm: (1) hát – hát (Páo dung) là cách hát hơi ngândài nhất; (2) đọc – hát (Tộ dung) là cách hát ngân trung bình và (3) nói – hát (Coóngdung) là cách hát gần như nói, gần như khơng kéo dài giọng. Trong đó, hai hình thứcPáo dung và Tộ dung được người Dao Đỏ sử dụng nhiều nhất, và có thể chuyển hốthay phiên lẫn nhau trong một lần hát. Với Páo dung, lối hát đối đáp được chuộnghơn lối hát đơn một mình [9].1.3. Các loại hình của điệu hát Páo dungXét về loại hình, Páo dung được chia ra thành Páo dung hát trong lễ nghi tínngưỡng và Páo dung sinh hoạt.Páo dung lễ nghi tín ngưỡng là những làn điệu cổ ra đời từ sớm, nội dunghướng đến cảm tạ thần linh và cầu mong mùa màng bội thu, mưa thuận gió hồ. Vì làlàn điệu cổ nên lời ca của Páo dung lễ nghi lời ít ý nhiều, địi hỏi sự am hiểu sâu sắcvề văn hố tộc người mình.Trong khi đó, Páo dung sinh hoạt vơ cùng phong phú. Đó có thể là hát ru, hátuống rượu, cũng có thể hát giao dun, hát về tình u đơi lứa, hát mừng đám cưới...và chiếm vị trí lớn trong kho tàng dân ca người Dao Đỏ. So với Páo dung lễ nghi tínngưỡng, Páo dung sinh hoạt dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người hơn. Những điệuPáo dung sinh hoạt không giới hạn về không gian, thời gian diễn xướng và tài nghệđối đáp linh hoạt của người hát vì thế cũng được thể hiện. Qua những làn điệu đó,những giá trị văn hố được tái hiện, khơng khí thân quen vui vẻ được tạo lập, làmchặt thêm tình cảm giữa những người Dao Đỏ với nhau.2. Hát Páo dung giao duyênTheo PGS. Chu Xuân Diên, lĩnh vực phong phú nhất của ca dao cổ truyền làlĩnh vực về tình u nam nữ. Sự phong phú đó đã “phản ánh nhu cầu bộc lộ một loạitình cảm và nhu cầu thực hiện một loại sinh hoạt tình cảm phong phú của con người[10]”. Ở người Dao Đỏ, khao khát tình yêu, khao khát trao đổi tâm tình cũng lớn như lờinhận định của Chu Xuân Diên và điệu hát giao duyên là không thể thiếu trong sinhhoạt của tộc người này.2.1. Nội dung phản ánh của Páo dung giao duyênNhư cái tên “giao duyên”, Páo dung giao duyên là điệu hát để người đến vớingười bằng cái “duyên” của mình, để tìm bạn, tìm người tâm giao, tìm người traothân gửi phận. Hát giao dun, theo ơng Hồng Thồng Quấy (xóm Tàn Pà) cho biết,xưa kia là cách duy nhất để bên trai bên gái tìm hiểu lẫn nhau [11]. Đây là tục hát đốiứng giữa nam và nữ mà thơng qua đó, họ trao cho phía kia những lời dị hỏi, nhữngsở thích, thói quen, nếp sống của bản thân. Bên cạnh đó, Páo dung giao duyên cũngcó khi là để trêu đùa, thể hiện tình cảm giản dị, nồng hậu giữa những con người DaoĐỏ.“Duyên” là nét tế nhị đáng yêu trời ban cho mỗi người, không hạn định ở mộtmốc tuổi cụ thể nào hết. Vì vậy, khơng chỉ được cất lên bởi thanh niên trẻ mà hát giaoduyên còn là điệu hát để người trung niên hoặc cao tuổi tham gia góp tiếng. Nhu cầutìm bạn, tìm người tri kỉ, người đồng điệu không bao giờ vơi cạn. Thông qua tiếnghát, những người Dao Đỏ ấy hỏi thăm nhau, giãi bày với nhau những câu chuyệntrong cuộc sống sinh hoạt, lao động, sản xuất và thấu hiểu lẫn nhau.Lời Dao:Muộn chầm dầu dâu chấu hái chiêuMuộn chầm dầu dâu chấu háiqun Phín búa phái mìu tồng lẩudầu(Dịch nghĩa:Mình muốn hỏi người đang đi đâu?Người đi đâu xa đến huyệnnào? Cho mình biết để cùngđi...)Khi hát Páo dung giao duyên, người hát là những người linh hoạt, biết lắngnghe bởi người Dao Đỏ thường tự hát ứng tác chứ không ghi lại đầy đủ nội dung lờica bài hát. Chỉ khi tham gia trực tiếp vào các cuộc hát giao duyên ở những bối cảnhkhác nhau, bài giao duyên được cất lên mới phong phú và ẩn chứa nhiều chiều sâusắc, nhiều giá trị. 2.2. Hình thức diễn xướng Páo dung giao duyên Hát Páo dung giao duyên theo lối đối đáp ứng khẩu có thể diễn ra giữa một đơinam nữ hoặc theo một tốp nam nữ với nhau. Điệu Páo dung thường được bên nam bắtđầu với những câu hát:Nhìn chúng em, các anh thấy rộnràng Xin cùng vui hát để càng chovui;và được bên nữ đáp lại:Các anh mời, chúng em xin tỏ lờiXin các anh hát những lời thiết tha [12]Trong mỗi đoạn hát của đối đáp của bên nam hoặc nữ, câu mở đầu sẽ là câu trảlời bên kia, và tiếp theo sau sẽ là các câu mở lối để bên kia đáp lại lời. Ví dụ như bênnam cất lời hát:May mắn năm nay trời phù hộMới gặp được người em quý emyêu Hỏi em bên ấy khơng chê xấuĐừng tiếc lời ca cùng giao dunthì sẽ được bên nữ đáp lời:Đầu tiên bay tới sông Ngân HàNgân Hà nổi sóng chẳng bìnhn Từ khi sinh thành chưa dựhội Biết hát giao duyên thế nào.Páo dung giao duyên nếu hát trong những ngày xuân, lúc trai gái sang chơilàng nhau thì thường sẽ được cất lên theo một trình tự nhất định. Khi các cơ gái đếnchơi tại làng các chàng trai thì đêm hơm đó, các chàng trai sẽ kéo đến nơi các cô gáiở đến hát. Trong tốp con trai, nếu khơng có ai biết hát thì phải mời đến một người hátgiỏi để hát dẫn. Người đó sẽ dẫn một câu hát và người hát bên trai sẽ hát theo đúnggiọng và lời của câu vừa được dẫn ra.Theo trình tự, mở đầu cho những đêm hát giao duyên như thế là bài hát mởmàn màn được gọi là Pìu dìu kía khói zung – nói về nguồn gốc người Dao và lý dođến hát Páo dung. Bài ca này tuy ngày nay đã được cắt bớt, nhưng vẫn cần đến haitiếng mới hát xong. Lời mời đầu hát đại ý rằng: Đêm đã về khuya cất lời ca, cất lênlời ca của người buồn, cất lên lời buồn cùng tâm sự tình ý sâu đẹp. Trong khi chủ nhà đang cất tiếng hát bài mở đầu đó, bên khách sẽ tìm chỗ kín đáo để tỏ vẻ chưa quen biết bênchủ nhà. Phần cuối bài hát có câu mời Páo Dung rất ý nhị, như lời cầu mong: Mờiphía Đơng cây đại thụ/ Mời phía Nam lửa/ Mời phía Bắc làn gió vàng/ Mời em dậycùng thức đêm. Rồi đến kết bài Pìu dìu kía khói zung, chủ nhà sẽ hát câu: Bên nàythật có lỗi, làm phiền bên đấy mất ngủ đêm. Và sau khi bài ca kết thúc, chủ nhà đượcmời bên khách dậy và cùng hát Páo dung giao duyên, trao gửi tâm tình.Trong những đêm hát giao dun như thế, đơi nào hát khơng hợp có thể bỏgiữa chừng, hoặc khơng thì hát với nhau thâu đêm, đến tận lúc gà gáy gọi mặt trời.Lời tiếp lời, không ngừng trôi chảy vang vọng trong không gian núi rừng mộc mạc,thâm trầm, bí ẩn. Trong khúc hát Lồng phin phún tình liệp tấu siếu, chàng trai cấttiếng:Pánh pát túa tào tỉn tịi chặngDiểm bêu trịnh làng khói toangchiêm Mầu hất bêu sên diểm bêuphổngLấy nhiều hiêu súi diểm bêu phin(Dịch nghĩa:Như bút trên bàn viết tình thưTình đâu nỡ lòng quăng biển cảHổ sống tách rừng cá khỏinước Tình u đơi ta vẫn vữnglịng)Và nhận được câu hát đáp lại:Pẹ khói thíp chiêm dịi ý hảnPhẩy khói thíp nhàn dịi ýtầuChin chẩy chó diểu diểm bêu dánDiềm dàng nhể sẩy diểm bêuhiêu(Dịch nghĩa:Hai ta tình thắm đã bén duyênGiữ trọn lời thề cùng hẹn ướcTrông hoa hoa khác đẹp lịng khơngngả Mãi mãi hạnh phúc sống bên nhau) Ấy là một cặp đơn lẻ hát đối lời nhau, còn trong cuộc hát một tốp với nhau, những tâmtư phía bên nam cứ vậy được ngân lên:Đêm ngân tiếng chiêng,cồng Rượu nồng say cạnchén Vậy mà có em đâuLàm mắt anh ngóng hồi;rồi để được xoa dịu:Anh à, cha mẹ em hiền như luốngcày Nếu anh đến, hẳn cả nhà em rấtvui;cứ vậy mà nồng hậu tiếp lời:Anh sợ nhất cái bụng nói khơng nhưlời Thấy anh, cha mẹ em lại không vuiAnh ở xa bao núi bao rừngCó thật thương nhau, ta xây tổ ấmNhư người Dao mình sống định canh, định cư;để được bên nữ đáp nối:Váy hoa em vừa dệt xongRượu đã dậy thơm nồngNương rẫy nhiều lúa gạoMùa trăng này sẽ bắtanh Bắt anh về làmchồng…;và để ngỡ ngàng, cả tốp bên nữ cùng cất cao giọng:Bắt về làm chồng, bắt về làmchồng Được không các anh chàngơi...Thường thường, khi hát Páo dung giao duyên, chiếc khăn là một vật quan trọngđối với hai bên trai, gái. Chiếc khăn như tín vật đầy ý nghĩa giữa hai người mà khitìm được bạn tâm đầu ý hợp, khi hợp tình vừa ý, họ trao nhau chiếc khăn làm tin.Khăn thường được chàng trai vắt lên vai, và được cô gái để trên tay cầm. Theo điệuhát dìu dặt, tình cảm bung nở và cô gái trao cho chàng trai chiếc khăn của mình,nhưng vẫn cịn thể hiện chút lưỡng lự, e dè, níu kéo. Ấy là lúc chàng trai thể hiệnmạnh mẽ và dứt khốt tình cảm của mình, nhưng khơng vồ vập để nhận được sự tintưởng. Sau khi trao khăn, hai bên ngỏ ý và hẹn ngày gặp lại tỏ rõ lòng hơn. 2.3. Cách hát Páo dung giao duyên Những trích dẫn của tiểu luận vốn chỉ là lời ca trên mặt chữ. Điệu Páo dunggiao duyên khi hát cần có khúc điệu, và vì vậy được thêm vào những tiếng đệm lót,những tiếng đưa ơi như ơ, ời, ì, a,... hoặc lặp lại làm thành điệp khúc. Những tiếngđệm lót và lấy hơi như vậy đã làm nên giai điệu riêng của Páo dung giao duyên. Cóthể thấy rõ cách hát đó qua video dưới đây:2.4. Ngơn ngữ trong điệu Páo dung giao duyênNgôn ngữ trong ca dao nói chung là thứ ngơn ngữ nghệ thuật giản dị và đẹp đẽ.Tượng tự như thế, ngôn ngữ trong lời Páo dung giao duyên cũng là thứ ngôn ngữtrong sáng của dân tộc Dao Đỏ.May mắn gặp được quý hoa thơmGiống ánh nắng hiện quê mình (*)Trong sáng là thế, nhưng lời ca giao duyên của người Dao Đỏ cũng ví von xaxơi đầy ý nhị. Lời hát của họ mượn sông mượn núi, mượn mây mượn trời, mượn cỏcây hoa lá, mặt trăng mặt trời để nói hộ lịng mình, để gửi gắm tình cảm thầm kín.Trong điệu giao duyên, lời hát bao giờ cũng tế nhị và đầy khiêm tốn.(*): Lời bài Páo dung Nói lời yêu, sáng tác Hà Châu. Cảm ơn bên anh có lời đẹpÁnh nắng phương nào cũng nhớnhau Bên này nhỏ bé, không sángsủaNgại ngùng gặp gỡ cùng quý anh (**)Lội vào sâu trong những lời Páo dung giao duyên, có thể thấy được sự kết hợpgiữa ngôn ngữ của đời sống sinh hoạt và ngôn ngữ bác học. Đồng thời, nhìn lại vềquá khứ, phần nhiều các bài Páo dung cổ được ghi lại bằng chữ Nôm – Dao, sau mớiđược phiên âm và chép lại bằng tiếng phổ thông nên không thiếu lúc, ta bắt gặp tronglời ca Páo dung những từ gốc Hán. Bởi lẽ ấy, lời ca Páo dung giao duyên vừa mangnhững từ ngữ mộc mạc, thân quen, thân tình của cuộc sống thường nhật:Em ơi, anh về đây được gặp emThật là duyên may được gặpnhau;cũng vừa có thể mang thứ ngôn ngữ của thơ ca viết, mang những từ gốc Hán trangtrọng như đông hải, trường lưu:Nàng tự giữ nguyên như đông hảiTrường lưu mãi mãi sẽ khôngphai Được thần phù hộ chung vịtríKhơng muốn cách ly một hướng nào2.5. Một số kết cấu thường gặp trong lời ca Páo dung giao duyênVới ca dao nói chung và lời ca Páo dung nói riêng, kết cấu như “xương sống”làm bệ đỡ cho cả tác phẩm. Tìm riêng về điệu hát Páo dung, có thể thấy tiêu biểu mộtsố kết cấu mang đậm dấu ấn của lối đối đáp.2.5.1. Kết cấu tương đồngViện sỹ Nga A. N. Vexelopxki cho rằng, trong các bài hát theo lối đối ứng lncó một cấu trúc song hành giữa thiên nhiên và con người: hình ảnh thiên nhiên đượcđưa ra trước nhằm làm đậm nét bức tranh con người ở phía sau. Ở đây, thiên nhiên đãđược sử dụng như một đòn bẩy để con người trở nên nổi bật. Ví dụ như lời cô gái bày14 tỏ(**): Lời bài Páo dung Nói lời yêu, sáng tác Hà Châu.14 hoặcHẹn hị đối đáp cùng giaodun Dù sơng nước lũ chẳngtrơi tìnhHoa thơm được tưới càng ngáthương Gặp nhau hẹn ước thắm duyêntìnhĐừng như trăng tỏ trăng lại mờMiễn làm sao chàng khơng đổiý Nàng đây giữ lấy tấm lịng sonCó thể thấy, sự gắn bó với đất rừng trời mây là một điểm đặc trưng của tộcngườiDao Đỏ do địa hình sinh sống. Sự gắn bó với thiên nhiên ấy đã in đậm tronglòng người dân Dao Đỏ để mà luôn được thể hiện trong lời ca Páo dung.2.5.2. Kết cấu trùng điệpKết cấu trùng điệp trong lời hát Páo dung là kết cấu mà các yếu tố nghệthuật được lặp lại để nhấn mạnh và tăng sức biểu cảm, gợi cảm. Tìm trongđiệu Páo dung giao dun khơng thiếu sự trùng điệp ấy như lời hát dưới đây.Chàng trai cất tiếng:Em ơi, anh về đây đượcgặp em Thật là duyên mayđược gặp nhau Ta cùngnhau cất lên lời ca nhé?Để yêu bản làngĐể rộn ràng khắp nương rẫyĐể vui cho đám cướiĐể chúc phúc cho chú rể, cô dâu.Và nhận được lời đáp:Anh ơi! Anh ở bản nàotới đây? Mà anh nói lờihay thế15 Em được gặpanh thật là vuivẻ Chúng tacùng hát Páodungđám cướiChovui, trẻ emcùng vui16 Cho cô dâu, chú rể vui hạnh phúc trăm năm.Cấu trúc “để...” và “cho...” trong lời hát của chàng trai lẫn cô gái đã nhấn mạnh niềmvui giản dị, hồn hậu, nhiệt thành trong chính tâm hồn của con người xứ Dao. Cứ nhưvậy, vẻ đẹp tâm hồn của người Dao Đỏ dày lên và ngập tràn trong từng câu hát.2.6. Một số thủ pháp nghệ thuật nổi bật trong lời ca Páo dung giao duyên2.6.1. Biện pháp so sánhLối nói chuyện bình thường giữa người với người vốn in đậm cách nói so sánh:“ngang như cua”, “đẹp như tiên”... và ca dao lại là câu hát mang dày lời ăn tiếng nóihàng ngày. Hẳn bởi lẽ đó, lời ca Páo dung giao duyên không thể thiếu những câumang phép so sánh điều này với điều nọ. Từ so sánh ngang bằng:Nàng tự giữ nguyên như đông hảiTrường lưu mãi mãi sẽ khôngphaihayAnh à, cha mẹ em hiền như luốngcày Nếu anh đến, hẳn cả nhà em rấthoặcvuiNhư bút trên bàn viết tình thưTình đâu nỡ lịng quăng biểncả;đến so sánh hơn kémEm bảo suốt đời em vẫn đợiYêu anh hơn cả rừng yêucây...Như vậy, có thể thấy nhờ có biện pháp so sánh, những nét biểu cảm và tạo hìnhtrong lời ca giao duyên hiện ra rõ ràng và sâu đậm hơn, những sắc thái tình cảm khácnhau được tơ rõ và làm tăng thêm tính hình tượng nghệ thuật.2.6.2. Biện pháp ẩn dụẨn dụ thực chất là so sánh ngầm, trong đó đối tượng so sánh được ẩn đi, chỉ để

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu vấn đề sữ dụng đất nông nghiêp đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ huyện KRONG BÔNG – tỉnh đăk lăk Nghiên cứu vấn đề sữ dụng đất nông nghiêp đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ huyện KRONG BÔNG – tỉnh đăk lăk
    • 146
    • 669
    • 0
  • Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn từ tiếng phổ thông cho trẻ dân tộc thiểu số Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn từ tiếng phổ thông cho trẻ dân tộc thiểu số
    • 14
    • 565
    • 0
  • Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk
    • 25
    • 228
    • 0
  • Kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh đắk lắk Kinh tế trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh đắk lắk
    • 186
    • 337
    • 0
  • Những thách thức trong việc áp dụng khung năng lực chuẩn quốc gia cho sinh viên dân tộc thiểu số nghiên cứu tại trường đại học tây bắc Những thách thức trong việc áp dụng khung năng lực chuẩn quốc gia cho sinh viên dân tộc thiểu số nghiên cứu tại trường đại học tây bắc
    • 21
    • 348
    • 0
  • Nghiên Cứu  Giao Đất Giao Rừng Tại Cộng Đồng Dân Tộc Thiểu Số Miền Núi Nghiên Cứu Giao Đất Giao Rừng Tại Cộng Đồng Dân Tộc Thiểu Số Miền Núi
    • 30
    • 526
    • 0
  • nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc   thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk
    • 196
    • 595
    • 0
  • Tiếp cận vấn đề dạy và học đối với học sinh dân tộc thiểu số xã Vạn Thủy, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Nghiên cứu giai đoạn 2010 – 2015) Tiếp cận vấn đề dạy và học đối với học sinh dân tộc thiểu số xã Vạn Thủy, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Nghiên cứu giai đoạn 2010 – 2015)
    • 111
    • 249
    • 0
  • Đào tạo lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố Kon Tum Đào tạo lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố Kon Tum
    • 111
    • 225
    • 0
  • Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk
    • 96
    • 226
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(611.04 KB - 31 trang) - ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG CA DAO MINH HOẠ BẰNG HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG PÁO DUNG GIAO DUYÊN CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN BẮC (DAO đỏ) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Diễn Xướng Ca Dao Là Gì