Đặc điểm Của Mỹ Thuật Ai Cập Cổ đại - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Văn Hóa - Nghệ Thuật >
- Điêu khắc - Hội họa >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 43 trang )
Nghệ thuật Ai Cập luôn hướng tới sự vĩnh hằng, sự trường tồn. Điều này thể hiệntrong kiến trúc, điêu khắc và bích hoạ. Các tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập được làmbằng chất liệu bền vững và chúng tồn tại cho tới tận ngày hôm nay. Quan niệm, lòng tinvào sự bất diệt của linh hồn đã chi phối mạnh mẽ tới nghệ thuật tạo hình và tạo ra nhữngtác phẩm nghệ thuật bất hủ, xứng đáng là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.Nghệ thuật Ai Cập mang nặng tính chất tôn giáo. Thông qua các phần còn lại tathấy các nghệ sĩ Ai Cập đã rất ưu tiên đề tài tôn giáo, tín ngưỡng.Bị ảnh hưởng của thần thoại, tôn giáo họ đã sáng tác ra nhiều hình tượng thần bí,siêu thực như hình tượng các vị thần đầu thú mình người, tượng nhân sư đầu người mìnhsư tử. Chính đặc điểm thứ nhất đã tạo ra tiền đề nảy sinh đặc điểm thứ hai.Những ước lệ tạo hình cổ sơ đã chi phối nghệ thuật Ai Cập trong hai lĩnh vực điêukhắc (phù điêu) và bích hoạ. Các hình tượng phù điêu và bích hoạ Ai Cập đã được thểhiện hoặc nhìn chính diện nghiêm trang, ngay ngắn hoặc là sự kết hợp của đầu mặtnghiêng, thân thẳng chân nghiêng. Hai bàn chân nhìn nghiêng và được nhìn từ phía ngóncái là một đặc điểm đặc biệt trong các hình tượng phù điêu và bích hoạ Ai Cập.Sở dĩngười Ai Cập tạo hình như vậy vì họ quan niệm về sự toàn vẹn của hình tượng. Họ muốntrên một hình tượng nhưng có thể nhìn thấy nhân vật ở tất cả các hướng. Mặt khác cáchướng chọn để diễn tả phải là hướng mà các đặc điểm được thể hiện rõ đặc trưng nhất. Vídụ con mắt nhìn nghiêng không cho thấy rõ “mắt” bằng con mắt nhìn thẳng; Bàn chânnhìn từ phía ngón cái và nghiêng có đặc điểm hơn, … Như vậy người Ai Cập đã rất khéochọn lựa và khéo sắp xếp. Nhìn thoáng qua ta thấy hình vẽ Ai Cập có dạng vặn và nhiềuchi tiết tưởng như không hợp lý phải nghiên cứu kỹ mới thấy sự sáng tạo và tài năng củangười Ai Cập khi tạo hình. Như vậy mới có cái nhìn đúng đắng về giá trị của nghệ thuậtAi Cập.Trong nghệ thuật Ai Cập, các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, bíchhoạ luôn gắn bó với nhau. Nghệ thuật Ai Cập là nghệ thuật tổng hợp trong đó kiến trúcphát triển sớm nhất và mạnh nhất. Điêu khắc và tranh vẽ gắn với kiến trúc. Tất cả đềuthống nhất phong cách và hoà hợp trong một tổng thể hoàn chỉnh.Tất cả những đặc điểmtrên đã kết hợp nhuần nhuyễn với nhau tạo ra sự độc đáo, riêng biệt cho nghệ thuật tạohình Ai Cập. Tuy nó bị chi phối bởi tôn giáo, bởi ý tưởng về sự vĩnh hằng, hay siêu hìnhthần bí thì nghệ thuật Ai Cập vẫn rất phong phú về thể loại.Những ước lệ tạo hình cổ sơ mặc dù theo các nghệ sĩ suốt trong quá trình sáng tạovà phát triển. Nhưng không vì thế mà nghệ thuật Ai Cập đơn điệu và không thay đổi. Tráilại phong cách nghệ thuật Ai Cập mặc dù vẫn thống nhất nhưng vẫn có sự chuyển biến17phong cách qua các thời kỳ từ cổ đến trung và tân vương quốc. Có một điều chắc chắnrằng, nghệ thuật Ai Cập thống nhất và phát triển theo một hướng đi riêng, có thay đổisong vẫn giữ được đặc điểm, quan niệm tạo hình của mình.Nghệ thuật Ai Cập là một nền nghệ thuật sáng tạo, để lại nhiều thành tựu, kỳ quancho thế giới và mang đậm sắc thái dần .Ai cập xứng đáng là cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại như người ta vẫn đánhgiá từ nhiều thế kỷ trước.Nữ hoàng Ne phititi18BÀI 3: MỸ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI1. Khái quát về mỹ thuật Hy Lạp cổ đạiSau Ai Cập cổ đại, vào khoảng thế kỷ XVIII TCN, ở phía bên kia Địa Trung Hải,Hy Lạp ra đời, lãnh thổ của nó bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển Ê Giê vàvùng Tây Tiểu á. Hy Lạp không thuận lợi về nông nghiệp song lại tốt trong việc giaothông trên biển. Với tài nguyên dồi dào đã tạo điều kiện cho Hy Lạp phát triển thủ côngnghiệp và ngoại thương. Nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền văn minh Hy Lạptrong đó có nghệ thuật tạo hình.Cho đến tận ngày nay, khi nhắc đến Hy Lạp người ta sẽ nghĩ ngay đến đền thờ PácTê Nông (Parthénon), đến các pho tượng trên biển của Hy Lạp như tượng người ném đĩa,tượng vệ nữ Mi lô, … nghệ thuật Hy Lạp đã phát triển và để lại nhiều thành tựu vĩ đại.Thành tựu của nghệ thuật tạo hình Hy Lạp vừa biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời củangười Hy Lạp vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hy Lạp về trí tuệ trong tạo hình.Con người thời nay không chỉ khâm phục trước những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu củaHy Lạp. Họ đã tìm thấy trong nền nghệ thuật cổ đại này một tư tưởng nhân văn caothượng, một nền nghệ thuật hiện thực, ca ngợi giá trị và vẻ đẹp của con người. Đây là cơsở để xây dựng một nền văn hoá mới, thấm đẫm những tư tưởng nhân văn.Nhà nước Hy Lạp cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ chứa đựng những tư tưởng dânchủ tiến bộ, là Nhà nước thông bang, ở đó có hai vua với quyền lực như nhau, vừa là thủlĩnh quân sự, vừa là tăng lữ và người xử án. Chế độ xã hội ở đây là chế độ dân chủ chủnô, chế độ đó, mở đường cho các nhà khoa học, những nghệ sĩ, những công dân tự do nàyđược phát triển tài năng, trí sáng tạo. Điều này giúp nghệ thuật cũng như khoa học HyLạp cổ đại phát triển mạnh.Nghệ thuật Hy Lạp còn được nuôi dưỡng bằng một nguồn đất đặc biệt - nguồn thầnthoại Hy Lạp. Quan niệm của người Hy Lạp về thế giới thần linh giống như thế giới conngười. Đó là quan niệm “thần nhân đồng hình”. Quan niệm này chi phối tới việc xây cấtcác công trình kiến trúc. Những câu chuyện gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nghệ sĩtạo hình. Họ tìm thấy ở đây chất thơ, chất cảm xúc, thúc đẩy họ sáng tạo ra những tácphẩm nghệ thuật bất hủ, thấm đượm tinh thần nhân văn.Năm 776 TCN thế vận hội lần đầu tiên tổ chức tại Hy Lạp. Phong trào rèn luyệnsức khoẻ để trở thành các chiến binh dũng mãnh đồng thời tạo ra những cơ thể đẹp đẽ cânđối. Đó là nguồn mẫu hình lý tưởng cho các nghệ sĩ Hy Lạp nghiên cứu sáng tạo ra tỷ lệvàng cho hình tượng con người. Hội tụ tất cả những yếu tố trên là điều kiện tuyệt vời cho19sự phát triển của văn hoá, nghệ thuật Hy Lạp. Nghệ thuật Hy Lạp nhất là kiến trúc và điêukhắc đã đạt tới đỉnh cao chỉ sau hơn 200 năm, từ thế kỷ VII đến V TCN.2. Nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đạiTrong đời sống của người Hy Lạp thời cổ đại, tôn giáo đóng vai trò quantrọng. Họ thờ rất nhiều vị thần. Thể loại kiến trúc phát triển là kiến trúc đền thờgần như toàn thể các công trình xây dựng có giá trị nghệ thuật, to đẹp nhất thuộcvề tôn giáo. Kích thước đền thờ vừa phải, không quá lớn đồ sộ. Nó cũng giốngnghệ thuật kiến trúc Ai Cập ở chỗ kiến thức kiến trúc chính là kiến thức cột. Kiếntrúc Hy Lạp có 3 thức cột chính:Thức Đôríc, thức Iônic, và thức Corinthian. Sự khác nhau giữa các thức cột nàyđược phân biệt bởi phần đầu cột và các khía rãnh.Cột Đôríc có hai mươi khía rãnh khá rộng. Hai mươi bốn đôi khi là bốn tám kháicủa cột Ioníc sâu hơn, khít hơn. Cột Đôríc ra đời sớm nhất và phát triển ở Pðloponnêse vàcác khu dân cư ở miền Nam ý và đảo Sixin (Sicile).Phong cách Iôníc thanh mảnh và duyên dáng hơn. Phần đầu cột được trang trí bằnghình guột cột Đôríc Iônic Côranhtiêng trang trí. ở thời Hy Lạp hoá thức Cô ranh tiêngđược sử dụng nhiều. Phần đầu cột được trang trí bằng những hoạ tiết và cách điệu mềmmại và trang nhã.Đền thờ Pác-tê- non (Partenon) được khởi công trên đồi Acrôpôn (Acropolis) thờnữ thần Atêna (Athena): là đền thờ kết hợp hài hoà giữa sự khoẻ khoắn của thức Đô nícvà sự duyên dáng nhẹ nhàng của thức Iônic.Đền Pác- tê- nông (Partenon)Vẻ đẹp của Pác tê non thể hiện trong sự cân đối, hài hoà về tỷ lệ giữa các bộ phậnkiến trúc. Nó còn bộc lộ trong sự đơn giản, trang nhã của khối kiến trúc chủ yếu dựa trênnhững đường thẳng với trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc và phù điêu dạng trụ ngang.Kiến trúc cân đối hài hoà của Pác tê non được trang điểm thêm đẹp đẽ, lộng lẫy bằng cáctác phẩm điêu khắc của Phi đi át và các học trò của ông. Tác giả của Pác tê non là Ichtinốtvà Can Li Crát.20
Xem ThêmTài liệu liên quan
- Tài liệu Giáo trình lịch sử mỹ thuật thế giới pdf
- 43
- 34,468
- 1347
- Thuật ngữ chuyên môn về quản lý môi trường
- 8
- 340
- 1
- TÊN ĐỀ TÀI: Xử lý vỏ cà phê bằng phương pháp sinh học
- 11
- 0
- 0
- Giáo trình môn quản lí chất thải rắn sinh hoạt
- 122
- 768
- 4
- Tiếng anh chuyên ngành Thổ nhưỡng và Môi trường đất
- 10
- 286
- 7
- Tiểu luận sinh thái học - con người và các nhân tô sinh thái
- 52
- 359
- 1
- Quá trình tự làm sạch các nguồn nước
- 5
- 665
- 6
- Cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
- 46
- 0
- 0
- Vai trò của nước đối với đất và cây trồng?
- 9
- 2
- 12
- Vai trò của rừng
- 24
- 817
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(6.52 MB) - Tài liệu Giáo trình lịch sử mỹ thuật thế giới pdf-43 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Hình Vẽ Của Ai Cập Cổ đại
-
Mỹ Thuật Ai Cập Cổ đại
-
"Ai Cập Cổ đại" - 176962 Ảnh, Vector Và Hình Chụp Có Sẵn - Shutterstock
-
Ai Cập Cổ đại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 6 Bức Tranh Ai Cập Cổ Đại Nổi Tiếng
-
Những Gì được Vẽ Trong Ai Cập Cổ đại? Hãy Tìm Hiểu
-
Lựa Chọn ảnh Công Trình Kiến Trúc Ai Cập Cổ đại Em ấn Tượng. Tên ...
-
Hội Họa Và Kiến Trúc Ai Cập Cổ đại - Dịch Thuật Lightway
-
283 Ảnh Miễn Phí Của Ai Cập Cổ Đại - Pixabay
-
Tổng Hợp Hình Vẽ Ai Cập Cổ Đại Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022
-
Giải Chân Trời Sáng Tạo 6 Mĩ Thuật Bài 1 : Ai Cập Cổ đại Trong Mắt Em
-
Vẽ Tranh Theo Phong Cách Ai Cập Cổ đại
-
Màu Sắc Trong Nghệ Thuật ở Ai Cập Cổ đại - MyThuatMS