Top 6 Bức Tranh Ai Cập Cổ Đại Nổi Tiếng

Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở khu vực Đông Bắc châu Phi, một trong những quốc gia lâu đời nhất trên thế giới và là trong 4 nền văn minh xuất hiện và phát triển một cách độc lập. Những chủ đề về Ai Cập cổ đại vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các họa sĩ thỏa sức hội họa, từ kiến trúc kim tự tháp đến những bức tượng nhân sư tượng nhân sư, và cả những bức tranh – chữ tượng hình…. Ngày nay những bức tranh Ai Cập cổ được vẽ lại dưới rất nhiều hình thức khác nhau như tranh sơn dầu, tranh sơn mài, tranh acrylic, tranh màu nước,… Dưới đây là top 6 những bức tranh nổi tiếng về chủ đề Ai Cập cổ đại.

Những Bức Tranh Ca Hát, Nhảy Múa Trong Hội Hoạ Ai Cập Cổ Đại

Chúng ta có thể thấy những bức tranh, phù điêu với những hình người ca hát – nhảy múa ở trong các phần mộ Ai Cập cổ đại. Ở Ai Cập khoảng 5.000 năm về trước, Họ đã sáng tạo ra điệu múa được thể hiện trong các nghi lễ như múa để đón chào vua chúa, để ngợi ca các vị thần linh hay là tiễn đưa người mất và cả ca múa cho các hoạt động giải trí, thư giãn hàng ngày. Những điệu múa thường được thiết kế biểu diễn khá cầu kỳ, theo đúng nhịp điệu. Do múa hát là một phần quan trọng, giúp tạo ra niềm vui trong cuộc sống thường nhật, cho nên không chỉ trong các hội hè mà còn trong các sinh hoạt bình thường như trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn những Ai Cập xưa cũng thường có những động tác lao động rất giàu nhịp điệu và uyển chuyển.

Những Bức Tranh Ca Hát, Nhảy Múa Trong Hội Hoạ Ai Cập Cổ Đại

Những Bức Tranh Linh Thú, Thần Linh Trong Tranh Ai Cập Cổ Đại

Những người Ai Cập cổ đại thờ tới khoảng 2.000 vị thần, ở mỗi nơi mọi người sẽ thờ một vị thần khác nhau, nên khắp Ai Cập sẽ có thể thấy rất tranh của nhiều vị thần khác nhau, những phổ biến nhất đó là tranh của thần Amon, Ra, Mut, Horus, Anubis, Osiris…. Thần Amon là vua của các vị thần của Ai Cập cổ đại, cũng là phụ thân của các pharaoh. Thần thường đứng với Mut – vợ mình và thần mặt trăng Khonsu – con trai để tạo thành một bộ ba. Những bức tranh hay tượng thường khắc họa thần Amon là một người có hai chùm lông rất cao trên đầu, có đầu cừu hoặc thậm chí là một chú cừu. Do thần Amon có nghĩa là người bí ẩn cho nên các họa sĩ thường vẽ ông mặc chiếc áo xanh lam để biểu thị cho sự vô hình. Nữ thần lớn nhất của Ai Cập cổ đại là thần Mut, bà là biểu tượng cho một Ai Cập thống nhất, và bà luôn đội trên đầu hai vương miện để biểu thị cho Thượng và Hạ Ai Cập. Trong các chữ tượng hình, bà thường xuất hiện dưới dạng một con rắn, mèo, bò, chim kền kền hoặc sư tử… đó là những linh thú bảo vệ triều đại.

Thần mặt trời Ra cũng là một trong những vị thần nắm vai trò quan trọng nhất trong lịch sử Ai Cập. Đây chính là người tạo ra thế giới, mang lại cho dân gian ánh sáng, vụ mùa, sự hồi sinh, chống lại cái lạnh, sự đói khát và bóng tối. Thần Ra thường được khắc họa như một người có đầu chim ưng đội chiếc vòng tròn đỏ, chèo lái con thuyền mặt trời xuyên qua màn đêm. Thần Ra cũng thường được hợp nhất với thần bầu trời Horus với ngụ ý là người giám hộ từ trên cao.

Những Bức Tranh Linh Thú, Thần Linh Trong Tranh Ai Cập Cổ Đại

Những Bức Tranh Vua Chúa, Nữ Hoàng Trong Hội Hoạ Ai Cập Cổ Đại

Với người Ai Cập cổ đại, vua chúa cũng là thần thánh. Chính vì vậy ai cũng tôn thờ họ, các vị vua chúa hay nữ hoàng đều có tranh tượng ở mỗi phần mộ tại thung lũng. Một trong những vị pharaoh được phác họa nhiều nhất là vua Ramesses đại đế. Ông là một vị vua vĩ đại nhất của Ai Cập cổ đại, ông đã thực hiện thành công nhiều cuộc mở mang bờ cõi và tạo nên một thành trì vững chắc từ châu thổ sông Nile tới những vùng sa mạc xa xôi. Các bức tranh vẽ về vua Ramesses II đều rất hùng dũng, trong các cuộc chiến tranh Ai Cập cổ đại ông cưỡi một mình một ngựa, cầm cung tên một mình tả xung hữu đột, chiến đấu với cả nghìn quân lính mà không cần sự hỗ trợ nào.

Nữ hoàng Nefertari, vợ vua Ramesses II cũng là người phụ nữ được mọi người nhớ đến nhiều nhất trong số các bà chúa của Ai Cập cổ đại. Mộ của bà được đặt ở nơi đẹp nhất trong thung lũng của các nữ hoàng. 

Những Bức Tranh Vua Chúa, Nữ Hoàng Trong Hội Hoạ Ai Cập Cổ Đại

Những Bức Tranh Về Thiên Đường, Cõi Âm Trong Hội Hoạ Ai Cập Cổ Đại

Người Ai Cập cổ đại vẫn luôn có quan niệm rất rõ ràng về thế giới sau khi chết từ cách đây cả nghìn năm. Họ luôn quan niệm về quy luật ác giả ác báo, những vị thần sẽ quyết định rằng ai sẽ được tái sinh, ai sẽ bị đọa đày xuống địa ngục hay phải sống một kiếp cầm thú. Bất cứ ai cũng mong muốn sẽ được tái sinh hoặc được lên thiên đường, mà ở đó họ được sống cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Tuy nhiên trước khi lên được thiên đường họ sẽ phải băng qua địa ngục, phải gặp những vị thần ở đó, thậm chí là phải chị trừng phạt. Nói tóm lại, những bức tranh về thiên đường, cõi âm đều có mục đích nói về cuộc sống bất tử hoặc cuộc sống trên thiên đường, nó khắc họa những mong muốn của người Ai Cập xưa về cuộc sống khi còn tại thế hay là sau khi mất. 

Những Bức Tranh Về Thiên Đường, Cõi Âm Trong Hội Hoạ Ai Cập Cổ Đại

Những Bức Tranh Ai Cập Cổ Đại Lễ Tang, Tử Kinh

Người Ai Cập cổ đại luôn cho rằng tại đám tang của một người đã mất, các vị thần linh sẽ quyết định người đó có cơ hội để tái sinh lần nữa hay không, cho nên họ thường tổ chức đám ma rất linh đình, nếu là vua chúa thì có cả kiệu rước. Người Ai Cập xưa thường khắc họa hình ảnh của người mất trên phần mộ của họ giống như một tiểu sử ngắn của người đó với các tài năng, sở thích, hoạt động và cấp bậc để thần linh có thể hiểu thấu và giúp đỡ. Trong phần mộ vua chúa thường to hơn cả kích cỡ thật để cho biết rằng họ đã trở thành thần. Nô tỳ, thê thiếp, trẻ con hay động vật sẽ thường được vẽ nhỏ hơn để biểu thị ý kém quan trọng và ít được châm trước. Người Ai Cập còn viết cạnh những phần các câu bùa chú giống như một lời cầu xin các vị thần từ cõi âm. Đặc biệt là còn có cả những cuốn sách về cái chết an táng cùng với xác ướp với mục đích chỉ cho người chết biết cách trở về hoặc là tới được thế giới bên kia. Ngoài việc được chôn trên tường của các phần mộ còn được vẽ những câu thần chú giúp cho cuộc hành trình của người chết xuyên qua thế giới bên kia và tái sinh lên thiên đường được thuận lợi. 

Những Bức Tranh Ai Cập Cổ Đại Lễ Tang, Tử Kinh

Những Tranh Xác Ướp Lưu Hồn Trong Hội Hoạ Ai Cập Cổ Đại

Theo những người Ai Cập xưa, cái chết cũng chỉ là sự gián đoạn tạm thời của sự sống, và một người có thể sống lại sau khi đã chết hoặc bất tử hãy không là nhờ vào thần linh. Chính vì vậy họ thường ướp xác người chết để lưu giữ lại thi thể và linh hồn của họ lâu hơn. Trong mọi bức tranh thần Anubis luôn là người tiến hành công việc ướp xác, và dẫn dắt linh hồn của người đã chết xuống âm phủ. Nói chung, những bức tranh xác ướp là một cách để người xưa ghi chép lại mọi hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống, cũng như lưu lại những cái nhìn đẹp đẽ của những thế hệ sau về quá khứ. Người Ai cập thường trát nhiều lớp vừa lên tường để họ có thể vừa vẽ được và vừa khắc lên được trên đó những câu chuyện. Bởi được điêu khắc một cách cầu kỳ, tỉ mỉ cho nên mỗi họa phẩm dù là của dân gian hay vua chúa đều rất đẹp, sặc sỡ bằng các màu chủ đạo là màu đen, đỏ, dương, lam và vàng.

Những Tranh Xác Ướp Lưu Hồn Trong Hội Hoạ Ai Cập Cổ Đại

Đến nay những bức tranh Ai Cập cổ đại đã tạo ra rất nhiều cảm hứng cho các họa sĩ để vẽ lại trên nhiều chất liệu khác nhau như tranh sơn dầu, tranh sơn mài,tranh acrylic, tranh màu nước…. Trên đây là top 6 bức tranh Ai Cập cổ đại nổi tiếng, nhìn chung là để ghi lại cuộc sống sinh hoạt và lòng tin, tín ngưỡng của người Ai Cập xưa.

Từ khóa » Hình Vẽ Của Ai Cập Cổ đại