Đặc điểm Của Quả đào
Có thể bạn quan tâm
Quả đào (tên tiếng anh là peach, tên khoa học là prunus persica) là một loài cây được trồng để lấy hoa hoặc quả. Đào là cây thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m, lá có hình mũi mác, dài 7 - 15 cm và rộng 2 - 3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay hoa đôi, đường kính 2,5 - 3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa.
Sản phẩm Liên Quan
Trái CâyQuả Đào
40.000 Đặt HàngMô tả trái đào:
Quả đào, miền Nam gọi là trái đào, cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch. Quả đào có một hạt giống to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng, cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm, khi non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng hoặc vàng.
Các giống đào trồng được chia thành hai loại là hạt rời và hạt dính, phụ thuộc vào việc hạt có dính với cùi thịt hay không. Quả đào có cùi thịt trắng thường có vị ngọt và ít chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thường có vị chua, ít ngọt. Loại đào cùi trắng, ít chua phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn.
Quả đào được chia làm hai loại đào là đào trơn và đào lông. Đào trơn có quả bao bọc bởi lớp vỏ trơn, không lông tơ, trong khi đào lông có một lớp lông mềm mịn màng bao bọc xung quanh. Người ta thường nghĩ rằng đào trơn là giống lai tạo giữa đào lông và mận miền Bắc, tuy nhiên thực tế cả hai loại quả này đều thuộc họ đào. Các nghiên cứu di truyền chỉ ra rằng đào trơn là kết quả của gen lặn, trong khi ở đào lông là gen trội. Quả đào trơn cũng có thể mọc lên từ cây đào lông, trường hợp này thường do biến dị chồi. Cùi thịt quả đào trơn có thể màu trắng hay vàng, và có thể dính hay không dính với hột. Thường thì đào trơn nhỏ hơn và ngọt hơn đào lông một chút. Việc thiếu lông tơ khiến cho quả đào trơn trông đỏ hơn quả đào lông và dễ bị thâm hơn đào lông.
Cây đào gồm có 6 loài, 5000 giống, được trồng ở nhiều nước ôn đới và cận nhiệt đới (châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có 51 giống đào cảnh, các giống này phân biệt với nhau bởi màu sắc, kiểu hoa, màu sắc lá, kích cỡ lá và dáng cây.
Các loại đào Việt Nam:
Ở Việt Nam, giống đào phổ biến là đào bích, đào phai, đào năm cánh, đào bạch… Đào phai được trồng từ rất lâu ở nước ta để lấy hoa cũng như ăn quả. Loại này cánh hoa mỏng, thưa, màu hồng nhạt, lá thì màu xanh nõn. Đào phai dễ trồng và sức sống rất khỏe, được trồng nhiều ở Sapa, thuộc tỉnh Lào Cai.
Đào ăn quả, đào rừng, đào cổ thụ là loại đào phai trồng để ăn quả có màu hoa phớt hồng, hoa đơn năm cánh cứng cáp, mang dáng vẻ tự nhiên khỏe khoắn. Loại nào này hiện được nhiều người ưa chuộng, thường mang về từ các vùng Mộc Châu, Sơn La để bán làm cảnh vào những ngày giáp Tết.
Đào tiên có lá màu xanh đậm, nhẵn và cứng mọc thành vòm, đầu lá tù hoặc gần tròn đuôi lá dính vào men cuống, hoa có mùi hôi, quả đào tiên mọng, hình cầu rộng với vỏ khá cứng, khi chín quả có màu hồng nhạt khá đẹp mắt, mùi thơm và thường mọc ở những vùng núi cao Tây Bắc của nước ta. Một trong những công dụng nổi tiếng của đào tiên là làm thuốc chữa một số bệnh lý như đau nhức xương, điều trị ho, tiêu đờm, nhuận tràng, thông tiện.
Đào mỏ quạ là một trong những loại hoa quả được nhiều người chọn mua vì có ưu điểm là thịt giòn, ngọt. So với dòng đào có vỏ trơn thì đào mỏ quạ chín muộn hơn, vỏ có nhiều lông và phần cuối quả hơi cong lên giống hình mỏ của con quạ. Đào mỏ quạ thường được nhập từ Sơn La và Lào Cai để phân phối đi khắp các tỉnh thành trên cả nước. Người ta thường lựa đào mỏ quả ngon dựa trên 3 tiêu chí như: mùi vị, màu sắc, kích thước của quả đào.
Đào Hmông, đào Pháp, đào Vàng, đào Vân Nam được trồng nhiều ở Sapa nên người dân gọi theo địa danh là Đào Sapa. Nhờ thổ nhưỡng thích hợp nên đào trồng ở đây ngon hơn so với các vùng khác nên được nhiều người ưa chuộng. Đào Sapa có rất nhiều lông bao phủ toàn bộ phần vỏ bên ngoài, vì vậy khi ăn cần rửa sạch và cạo bỏ lớp lông phủ bên ngoài để tránh bị rát lưỡi.
Ngoài các loại đào trồng trong nước thì trên thị trường còn có đào trắng và vàng nhập khẩu từ Úc. Giống đào này được trồng nhiều ở tiểu bang Victoria, các khu vực của New South Wales. Loại đào này có hai loại gồm loại có cùi thịt màu trắng và loại có cùi thịt màu vàng. Đặc điểm của đào trắng là thịt thơm, ngọt, ít vị chua và ngược lại, đào vàng thì có vị chua pha lẫn với vị ngọt thanh. Cả hai loại đều có lông tơ mượt, mềm, cùi thịt thơm, giòn có vị thơm đặc trưng. Đặc điểm của loại đào này là phần xung quanh của hạt gắn với cùi thịt có màu nâu đỏ tự nhiên, không phải bị thâm hay hư hỏng như nhiều người nghĩ.
Khi vận chuyển đào trên những đoạn đường xa cần bao bọc đào trong lớp túi xốp bảo vệ, đặt trong những thùng xốp hoặc thùng giấy chuyên đựng trái cây vận chuyển đi xa để tránh bị hư hỏng.
Nhờ quá trình vận chuyển thuận lợi ở các vùng trong cả nước nên việc mua quả đào ở nhiều địa phương, nhất là vào mùa đào. Giá của các loại đào trên thị trường hiện nay dao động từ khoảng 30.000 – 400.000 đồng/kg tùy theo loại và thùy theo mùa./.
Sản phẩm Liên Quan
Trái CâyQuả Đào
40.000 Đặt HàngTừ khóa » Các Loại đào Quả
-
Học Cách Phân Biệt Các Loại đào Tươi đang Bán Trên Thị Trường
-
Một Số Giống đào ăn Quả được Trồng Phổ Biến ... - Cẩm Nang Cây Trồng
-
"Điểm Mặt” Các Loại đào Trung Quốc Bán đầy Chợ Việt, Cách Phân ...
-
Một Số Giống đào ăn Quả được Trồng Phổ Biến Tại Việt Nam
-
Quả Đào Tiên: Loại THẦN DƯỢC Mà Ít Ai Biết Đến - Vinfruits
-
Quả đào Có Các Loại Nào Mùa Vào Tháng Mấy Hay Thấy - An Phú Pet
-
Bỏ Túi Cách Chọn đào Ngon Chuẩn Từng Trái Và Giá Thành Mỗi Loại Cụ ...
-
Quả đào đỏ - Nước Hoa Charme
-
Quả Đào - Ẩm Thực 24h
-
Thu Hoạch Chỉ Sau 2 Năm Trồng - Cây Giống Đào Nhât Chịu Nhiệt
-
Đào Lòng Vàng Sapa Giòn Ngọt - Thơm Ngon Lắm Luôn
-
Bán Cây Giống Đào Quả, Đào Đỏ, Quả To, Ngọt, Số Lượng Lớn ...