Một Số Giống đào ăn Quả được Trồng Phổ Biến Tại Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Những giống đào cho trái trồng ở các khu vực núi cao như Sapa (tỉnh Lao Cai), Mộc châu (tỉnh Sơn La), Mẫu sơn (tỉnh Lạng Sơn)… lại là loại cây ăn trái đặc sản của vùng khí hậu á nhiệt đới dựa vào hương thơm, vị ngọt cho nhiều ấn tượng khó quên. Cho đến bây giờ chưa có số liệu nghiên cứu cơ bản về những giống đào nhưng có thể xác định một số loại đào chính của nước ta:
– Đào Vân nam
– Đào Tuyết
– Đào Mộc Châu- Sơn La
1/ Đào Vân Nam
– Đào Vân Nam ở Sapa (Lào Cai ), có 2 loại giống: Chín sớm và chín muộn
1/1/ Giống Đào Vân Nam chín sớm:
– Ra bông cuối tháng 2, thu hoạch đầu tháng 5/
– Quả lớn trung bình, màu phớt hồng, thịt quả hồng nhạt, giòn, hơi chua.
1/2/ Giống Đào Vân Nam chín muộn:
– Ra bông đầu tháng 2, thu hoạch cuối tháng 6 đầu tháng 7/
– Quả lớn, màu hồng vàng, thịt quả giòn, róc hạt, chín muộn nên thường bị ruồi đục quả gây bệnh nặng
2/ Đào Tuyết
– Cây sinh trưởng khoẻ, trồng ở vùng Sapa.
– Ra bông tháng 2, thu hoạch giữa tháng 6/
Đào tuyết
– Quả trung bình, vỏ và thịt qủa đều, màu trắng, giòn, thịt quả hơi chua.
2/1/ Đào tuyết chín sớm ĐCS1 ( Early grande)
– Giống nhập nội, có xuất xứ từ Mỹ.
– Ra bông cuối tháng 1 thu hoạch cuối tháng 4
– Quả thường có màu đỏ hồng cuốn hút, thịt quả màu vàng, khối lượng trung bình 80 – 100 gam/quả. Do chín sớm nên bán được giá đắt.
2/2/ Đào nhãn chín sớm ( Sunwright)
– Giống nhập nội từ úc, trồng tại Mộc Châu – Sơn La ; Bắc Hà – Lào Cai từ năm 2001/
– Ra bông giữa tháng 1, thu hoạch cuối tháng 4/
– Quả nhẵn màu đỏ hồng cuốn hút, thịt quả màu vàng, khối lượng trung bình 80gam/quả, chín sớm nên bán được giá đắt.
– Bên cạnh đó còn có những giống đào Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn (Hà Giang), đào Pháp ĐA1, ĐA2 ở Mộc Châu (Sơn La )…
– Nói chung, một số loại đào ăn trái nước ta đều có chất lượng tương đối, ăn ngon được thị trường trong nước ưa thích, nhất là nhóm đào trồng ở Sapa (Lào Cai) hoặc ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Trừ một vài loại đào thịt mềm, khó bảo quản còn một số loại khác ăn giòn, ngọt thanh, vị thơm, ít chua. Nhưng năng suất đào của ta chưa cao.
– Điểm yếu của đào nước ta là bị giòi đục quả khi chín, gây giảm giá trị thương phẩm sau khi thu hoạch.
3/ Đào Mộc Châu- Sơn La
Đào Mộc Châu
– Đào Mộc Châu – Sơn La còn được gọi là đào mèo. Đào mèo có thân lá lớn và dầy. Nhất là phần quả: đầu quả hơi thon nhọn, ở phần trên đầu và phần cuống quả thường có màu đỏ tươi. Thỉnh thoảng có các đường sọc đỏ chạy dọc quả, hoặc các mảng đỏ tại thân quả. Các quả đã đủ độ chín có màu đỏ gần như toàn thân quả. Bên cạnh đó, khi bổ ra, ruột đào mèo cũng đỏ thẫm như son, róc hạt, hạt cũng có màu đỏ.
Nguồn: Giáo trình Mô – đun 04: Nghề trồng đào, lê, mận (Bộ NN và PTNT)Từ khóa » Các Loại đào Quả
-
Học Cách Phân Biệt Các Loại đào Tươi đang Bán Trên Thị Trường
-
Một Số Giống đào ăn Quả được Trồng Phổ Biến ... - Cẩm Nang Cây Trồng
-
"Điểm Mặt” Các Loại đào Trung Quốc Bán đầy Chợ Việt, Cách Phân ...
-
Quả Đào Tiên: Loại THẦN DƯỢC Mà Ít Ai Biết Đến - Vinfruits
-
Đặc điểm Của Quả đào
-
Quả đào Có Các Loại Nào Mùa Vào Tháng Mấy Hay Thấy - An Phú Pet
-
Bỏ Túi Cách Chọn đào Ngon Chuẩn Từng Trái Và Giá Thành Mỗi Loại Cụ ...
-
Quả đào đỏ - Nước Hoa Charme
-
Quả Đào - Ẩm Thực 24h
-
Thu Hoạch Chỉ Sau 2 Năm Trồng - Cây Giống Đào Nhât Chịu Nhiệt
-
Đào Lòng Vàng Sapa Giòn Ngọt - Thơm Ngon Lắm Luôn
-
Bán Cây Giống Đào Quả, Đào Đỏ, Quả To, Ngọt, Số Lượng Lớn ...