Đặc điểm Của Quyền Tác Giả Theo Quy định Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Có thể bạn quan tâm
Ngoài các đặc điểm chung của quyền sở hữu trí tuệ là tính vô hình của các đối tượng, thời hạn bảo hộ và phạm vi bảo hộ, quyền tác giả còn có những đặc điểm riêng để phân biệt với các quyền khác của quyền sở hữu trí tuệ. Lawkey sẽ đưa ra một số vấn đề đặc điểm của quyền tác giả như sau:
Quyền tác giả là gì
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
Đặc điểm của quyền tác giả
Đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
Đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Tác phẩm là thành quả lao động sáng, tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định. Mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi cá nhân tạo ra tác phẩm trí tuệ, không phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật đều có quyền tác giả đối với tác phẩm.
Pháp luật về quyền tác giả không bảo hộ hình thức thể hiện dưới dạng nào đó mà không phản ánh hay không chứa đựng nội dung nhất định. Tác phẩm phải do tác giả trực tiếp thực hiện bằng lao động trí tuệ của mình mà không phải sao chép từ tác phẩm của người khác.
Mặt khác, quyền tác giả cũng được bảo hộ theo nguyên tắc chung của luật dân sự. Những nội dung thể hiện trong tác phẩm đi ngược lại lợi ích dân tộc, bôi nhọ vĩ nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội… sẽ không được bảo hộ. Bản thân sản phẩm của lao động trí tuệ mang tính tích lũy khá cao, nó không bị hao mòn, không cạn kiệt như khi sử dụng tài sản hữu hình.
Tác phẩm sẽ được nhiều người biết đến, sử dụng nếu có nội dung phong phú và hình thức thể hiện sáng tạo được kết hợp bởi giá trị nghệ thuật, khoa học và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả. Đây là đặc trưng dễ nhận biết nhất của quyền tác giả.
Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm
Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung sáng tạo tác phẩm.
Quyền tác giả đối với tác phẩm chỉ được giới hạn trong phạm vi thể hiện cụ thể của tác phẩm mà không bao gồm ý tưởng của tác giả thể hiện trong tác phẩm bởi vì không một ai có thể biết được một vấn đề đang nằm trong suy nghĩ của người khác.
Những ý tưởng, kể cả cách sắp xếp, trình bày đã “có” trong suy nghĩ của tác giả nhưng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không có căn cứ để công nhận và bảo hộ nhũng điều chưa được bộc lộ ra bên ngoài đó.Sự sáng tạo của tác giả không chỉ đem lại cho tác giả quyền tác giả đối với tác phẩm mà còn nhằm chống lại sự sao chép nó hoặc lấy và sử dụng hình thức trong tác phẩm gốc đã được thể hiện.
Pháp luật về quyền tác giả không quy định điều kiện về nội dung đối với tác phẩm được bảo hộ, tronq khi đó quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung của đối tượng. Đối tượng sở hữu công nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Điều này lí giải nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có cùng nội dung nhưng có sự sáng tạo trong hình thức thể hiện đều được pháp luật bảo vệ.
Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động
Quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Nhưng đối với quyền sở hữu công nghiệp, được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu các đối tượng đó (trừ các đối tượng sở hữu công nghiệp được xác lập một cách tự động).
Như vậy, pháp luật về quyền tác giả không quy định bắt buộc đối với các tác giả nghĩa vụ đăng kí và nộp đon yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, bởi quyền này là một loại quyền “tuyên nhận”, quyền tự động phát sinh khi ý tưởng, của tác giả đã được thể hiện dưới hình thức nhất định – tác phẩm. Việc đăng kí quyền tác giả không phải là căn cứ làm phát sinh quyền tác giả, mà chỉ có giá trị là chứng cứ chứng minh của đương sự khi có tranh chấp về quyền tác giả và một bên khởi kiện tại toà án nhân dán hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối
Đối với các tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nêu việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
Ví dụ: việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động; phục vụ cho chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị cho người dân ở vùng sâu, vùng xa; cá nhân đọc truyện, nghe nhạc, xem phim để thưởng thức nghệ thuật, âm nhạc, hiểu biết khoa học, cuộc sống v.v. thì không bị coi là hành vi xâm phạm quyền của tác giả và của chủ sở hữu quyền tác giả.
Trên đây là nôi dung Đặc điểm của quyền tác giả Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả
Từ khóa » đặc Trưng Của Quyền Sở Hữu Là Gì
-
Quyền Sở Hữu Là Gì? Quy định Của Bộ Luật Dân Sự Về Quyền Sở Hữu?
-
Quyền Sở Hữu Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Quyền Sở Hữu
-
Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Có Những đặc Trưng Gì So Với Các Tài Sản Hữu Hình
-
Đặc Trưng để Nhận Biết Quyền Sở Hữu Trí Tuệ - Thẩm định Giá Thành Đô
-
Đặc điểm Của Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Theo Quy định Của Pháp Luật
-
Đặc Trưng Thương Mại Của Quyền Sở Hữu Công Nghiệp
-
Đặc Trưng Của Quyền Tác Giả - - ASLAW Law
-
Quyền Sở Hữu Tài Sản: Quyền Chiếm Hữu, Sử Dụng Và định đoạt
-
[PDF] Câu 1. Khái Niệm Tài Sản Trí Tuệ, Quyền Sở Hữu Trí Tuệ? - Amilawfirm
-
Sở Hữu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chế định Tài Sản Và Quyền Sở Hữu Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
-
Đặc Trưng Của Quyền Tác Giả - Đăng Ký Bản Quyền Trên Toàn Quốc
-
Khái Niệm “nhãn Hiệu” Và “thương Hiệu” - Tư Vấn Đăng Ký Nhãn Hiệu
-
Quyền Sở Hữu Chứng Khoán :: Đoàn Luật Sư Tp. Hồ Chí Minh