Khái Niệm “nhãn Hiệu” Và “thương Hiệu” - Tư Vấn Đăng Ký Nhãn Hiệu
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách chính xác hai thuật ngữ này và có sự nhầm lẫn về khái niệm coi hai thuật ngữ này là một.
Sau đây là một số điểm để làm rõ hai khái niệm trên
- Trên phương diện pháp lý : Khái niệm “nhãn hiệu” được luật hóa quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam, còn “thương hiệu” thì không phải là khái niệm được luật hóa.
- Nhãn hiệu (trade mark) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa nhãn hiệu như sau: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau ( khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
- Thương hiệu (Brand) là thuật ngữ mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong thương mại, quảng cáo nên nó trở nên thông dụng được đa số người dân sử dụng và được cho là tương đương với “nhãn hiệu”.
Như vậy, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” sử dụng trong bối cảnh khác nhau, dưới góc độ pháp lý chúng ta sử dụng “ nhãn hiệu”, còn ở góc độ quản trị doanh nghiệp thường dùng thuật ngữ thương hiệu.
Do đó, theo quy định của pháp luật, chỉ có “nhãn hiệu” mới là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, còn “ thương hiệu” được tạo nên qua quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp, giúp khẳng định sức cạnh tranh và giá trị của mình trên thị trường.
- Tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp có thể là một hoặc kết hợp một số các yếu tố sau, khi các yêu tố đó được biết đến rộng rãi và tạo được uy tín nhất định
- Từ ngữ đặc trưng: thường là các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của doanh nghiệp
- Kiểu dáng công nghiệp
- Biểu trưng (logo): là các nhãn hiệu hình hoặc phần hình đặc trưng của doanh nghiệp
- Khẩu hiệu đặc trưng (slogan)
- Màu sắc đặc trưng
- Kiểu dáng đặc trưng của sản phẩm
- Âm thanh, mùi vị
- Phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng
- Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng đối tượng thương hiệu lại không được luật hóa nên để bảo hộ thương hiệu , việc tiến hành bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp là thật sự cần thiết.
- Nhãn hiệu và thương hiệu trên thực tế đều có thể định giá để xác định tài sản, góp vốn hay chuyển nhượng, chuyển giao quyền. Nhưng do bản chất chúng không hoàn toàn giống nhau nên doanh nghiệp cần đánh giá cụ thể để xác định.
Từ khóa » đặc Trưng Của Quyền Sở Hữu Là Gì
-
Quyền Sở Hữu Là Gì? Quy định Của Bộ Luật Dân Sự Về Quyền Sở Hữu?
-
Quyền Sở Hữu Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Quyền Sở Hữu
-
Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Có Những đặc Trưng Gì So Với Các Tài Sản Hữu Hình
-
Đặc Trưng để Nhận Biết Quyền Sở Hữu Trí Tuệ - Thẩm định Giá Thành Đô
-
Đặc điểm Của Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Theo Quy định Của Pháp Luật
-
Đặc điểm Của Quyền Tác Giả Theo Quy định Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ
-
Đặc Trưng Thương Mại Của Quyền Sở Hữu Công Nghiệp
-
Đặc Trưng Của Quyền Tác Giả - - ASLAW Law
-
Quyền Sở Hữu Tài Sản: Quyền Chiếm Hữu, Sử Dụng Và định đoạt
-
[PDF] Câu 1. Khái Niệm Tài Sản Trí Tuệ, Quyền Sở Hữu Trí Tuệ? - Amilawfirm
-
Sở Hữu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chế định Tài Sản Và Quyền Sở Hữu Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
-
Đặc Trưng Của Quyền Tác Giả - Đăng Ký Bản Quyền Trên Toàn Quốc
-
Quyền Sở Hữu Chứng Khoán :: Đoàn Luật Sư Tp. Hồ Chí Minh