Đặc điểm Của TQM
Có thể bạn quan tâm
- Bài viết
- Hỏi đáp
TQM là một phương pháp quản lý chất lượng mới, liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ phận có chức năng khác nhau, nhưng lại đòi hỏi một sự hợp tác đồng bộ. Các đặc điểm của TQM có thể liệt kê như sau : Về mục tiêu: ...
TQM là một phương pháp quản lý chất lượng mới, liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ phận có chức năng khác nhau, nhưng lại đòi hỏi một sự hợp tác đồng bộ. Các đặc điểm của TQM có thể liệt kê như sau :
Về mục tiêu:
Trong TQM mục tiêu quan trọng nhất là coi chất lượng là số một, chính sách chất lượng phải hướng tới khách hàng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng được hiểu là thỏa mãn mọi mong muốn của khách hàng, chứ không phải việc cố gắng đạt được một số tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra từ trước. Việc không ngừng cải tiến, hoàn thiện chất lượng là một trong những hoạt động quan trọng của TQM.
Về quy mô:
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hệ thống TQM phải mở rộng việc sản xuất sang các cơ sở cung ứng, thầu phụ của doanh nghiệp. Vì thông thường, việc mua nguyên phụ liệu trong sản xuất có thể chiếm tới 70% giá thành sản phẩm sản xuất ra (tùy theo từng loại sản phẩm). Do đó để đảm bảo chất lượng đầu vào, cần thiết phải xây dựng các yêu cầu cụ thể cho từng loại nguyên vật liệu để có thể kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu, cải tiến các phương thức đặt hàng cho phù hợp với tiến độ của sản xuất.
Đây là một công việc hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp có sử dụng các nguyên liệu phải nhập ngoại. Giữ được mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở cung cấp là một yếu tố quan trọng trong hệ thống “vừa đúng lúc’ (Just in time-JIT) trong sản xuất, giúp cho nhà sản xuất tiết kiệm được thời gian, tiền bạc nhờ giảm được dự trữ.
Về hình thức:
Thay vì việc kiểm tra chất lượng sau sản xuất (KCS), TQM đã chuyển sang việc kế hoạch hóa, chương trình hóa, theo dõi phòng ngừa trước khi sản xuất. Sử dụng các công cụ thống kê để theo dõi, phân tích về mặt định lượng các kết quả cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, tiến hành phân tích tìm nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Cơ sở của hệ thống TQM:
Cơ sở của các hoạt động TQM trong doanh nghiệp là con người trong đơn vị. Nói đến chất lượng người ta thường nghĩ đến chất lượng sản phẩm. Nhưng chính chất lượng con người mới là mối quan tâm hàng đầu của TQM. Trong ba khối xây dựng chính trong sản xuất kinh doanh là phần cứng (thiết bị, máy móc, tiền bạc..), phần mềm (các phương pháp, bí quyết, thông tin..) và phần con người thì TQM khơií đầu với phần con người.
Nguyên tắc cơ bản để thực thi TQM là phát triển một cách toàn diện và thống nhất năng lực của các thành viên, thông qua việc đào tạo, huấn luyện và chuyển quyền hạn, nhiệm vụ cho họ.
Vì hoạt động chủ yếu của TQM là cải tiến, nâng cao chất lượng bằng cách tận dụng các kỹ năng và sự sáng tạo của toàn thể nhân lực trong công ty. Cho nên để thực hiện TQM, doanh nghiệp phải xây dựng được một môi trường làm việc, trong đó có các tổ, nhóm công nhân đa kỹ năng, tự quản lý công việc của họ.Trong các nhóm đó, trọng tâm chú ý của họ là cải tiến liên tục các quá trình công nghệ và các thao tác để thực hiện những mục tiêu chiến lược của công ty bằng con đường kinh tế nhất. Đây là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong cách tiếp cận quản lý chất lượng đồng bộ.
Để chứng minh cho đặc điểm này, tiêu chuẩn Z8101-81 của Viện tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật cho rằng: “Quản lý chất lượng phải có sự hợp tác của tất cả mọi người trong công ty, bao gồm giới quản lý chủ chốt, các nhà quản lý trung gian, các giám sát viên và cả công nhân nữa. Tất cả cùng tham gia và các lĩnh vực hoạt động của công ty như: nghiên cứu thị trường, triển khai và lên kế hoạch sản xuất hàng hóa, thiết kế, chuẩn bị sản xuất, mua bán, chế tạo, kiểm tra, bán hàng và những dịch vụ sau khi bán hàng cũng như công tác kiểm tra tài chánh, quản lý, giáo dục và huấn luyện nhân viên..Quản lý chất lượng theo kiểu này được gọi là Quản lý chất lượng đồng bô ü- TQM”.
Về tổ chức:
Hệ thống quản lý trong TQM có cơ cấu, chức năng chéo nhằm kiểm soát, phối hợp một cách đồng bộ các hoạt động khác nhau trong hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tổ, nhóm. Việc áp dụng TQM cần thiết phải có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao và cấp trung gian. Công tác tổ chức phải nhằm phân công trách nhiệm một cách rành mạch. Vì vậy, TQM đòi hỏi một mô hình quản lý mới, với những đặc điểm khác hẳn với các mô hình quản lý trước đây.
Quản trị chất lượng là chất lượng của quản trị , là chất lượng của công việc. Do vậy, để thực hiện tốt TQM thì đầu tiên cần làm là phải đặt đúng người đúng chỗ và phân định rạch ròi trách nhiệm của ai, đối với việc gì. Vì thế, trong TQM việc quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng là trách nhiệm của các nhà quản lý chủ yếu trong doanh nghiệp. Những người nầy lập thành phòng đảm bảo chất lượng (QA : Quality Assurance) dưới sự chỉ đạo của Giám đốc điều hành cấp cao nhất (CEO : Chief Excutive Officer) của doanh nghiệp để thực hiện việc phòng ngừa bằng quản lý chứ không dành nhiều thời gian cho việc thanh tra, sửa sai. Cấp lãnh đạo trực tiếp của phòng đảm bảo chất lượng có trách nhiệm phải đảm bảo dây chuyền chất lượng không bị phá vở. Mặt khác, công việc tổ chức xây dựng một hệ thống TQM còn bao hàm việc phân công trách nhiệm để tiêu chuẩn hóa công việc cụ thể, chất lượng của từng bộ phận sản phẩm và sản phẩm ở mỗi công đoạn.
MÔ HÌNH CŨ | MÔ HÌNH MỚI |
Cơ cấu quản lý | |
Cơ cấu thứ bậc dành uy quyền cho các nhà quản lý cấp cao (quyền lực tập trung) | Cơ cấu mỏng, cải tiến thông tin và chia xẻ quyền uy (uỷ quyền) |
Quan hệ cá nhân | |
Quan hệ nhân sự dựa trên cơ sở chức vụ, địa vị. | Quan hệ thân mật, phát huy tinh thần sáng tạo của con người. |
Cách thức ra quyết định | |
Ra quyết định dựa trên kinh nghiệm quản lý và cách làm việc cổ truyền, cảm tính. | Ra quyết định dựa trên cơ sở khoa học là các dữ kiện, các phương pháp phân tích định lượng, các giải pháp mang tính tập thể. |
Kiểm tra-Kiểm sóat | |
Nhà quản lý tiến hành kiểm tra, kiểm soát nhân viên | Nhân viên làm việc trong các đội tự quản, tự kiểm soát |
Thông tin | |
Nhà quản lý giữ bí mật tin tức cho mình và chỉ thông báo các thông tin cần thiết | Nhà quản lý chia xẻ mọi thông tin với nhân viên một cách công khai |
Phương châm hoạt động | |
Chữa bệnh | Phòng bệnh |
Bảng 7.1. So sánh 2 mô hình quản lý kiểu cũ và kiểu TQM
Để thành công cần phải có các biện pháp khuyến khích sự tham gia của các nhân viên. Vì vậy, mô hình quản lý theo lối mệnh lệnh không có tác dụng, thay vào đó là một hệ thống trong đó viêc đào tạo, hướng dẫn và ủy quyền thực sự sẽ giúp cho bản thân người nhân viên có khả năng tự quản lý và nâng cao các kỹ năng của họ.
Về kỹ thuật quản lý và công cụ :
Các biện pháp tác động phải được xây dựng theo phương châm phòng ngừa “làm đúng việc đúng ngay từ đầu”, từ khâu nghiên cứu, thiết kế, nhằm giảm tổn thất kinh tế. Aïp dụng một cách triệt để vòng tròn DEMING (PDCA) làm cơ sở cho việc cải tiến chất lượng liên tục. Mặt khác, trong quản lý, số liệu bị tản mạn là điều không thể tránh khỏi, chính nó sẽ không cho phép ta xác định về mặt định lượng các vấn đề nảy sinh. Việc sử dụng các công cụ thống kê là cách tiếp cận có hệ thống và khoa học. Việc ra quyết định điều chỉnh phải dựa trên cơ sở các sự kiện, dữ liệu chứ không dựa vào cảm tính hoặc theo kinh nghiệm. Với các công cụ nầy, chúng ta có thể kiểm soát được những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất.
Trên đây chỉ là những đặc điểm cơ bản của TQM, việc triển khai áp dụng nó như thế nào cho hiệu quả lại phụ thuộc rất nhiều vào những hoàn cảnh thực tế vì các phương pháp quản lý chất lượng không thể tiến hành tách rời những điều kiện văn hóa-xã hội.
Bình luận về bài viết này Chia sẻ tin đăng đến bạn bè Lưu tin Gửi Messenger Copy link
Lê Thị Khánh Huyền
0 chủ đề
41643 bài viết
Có thể bạn quan tâm- 1 Sản phẩm phần mền-Đặc tính và phân loại
- 2 Vua Tự Đức
- 3 Viết và theo dõi các trường hợp kiểm thử
- 4 Khái niệm về thuê mua tài chính ở Việt Nam
- 5 Công cụ thị trường tiền tệ
- 6 Một số vấn đề cơ bản về công cụ của thị trường tài chính
- 7 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam
- 8 Độ an toàn của hệ thống tập tin
- 9 Dự án đầu tư
- 10 Sự đánh đổi
Đăng ký nhận thông báo
Các bài học hay sẽ được gửi đến inbox của bạn
HỖ TRỢ HỌC VIÊN
- Các câu hỏi thường gặp
- Điều khoản sử dụng
- Chính sách và quy định
- Chính sách bảo mật thanh toán
- Hỗ trợ học viên: hotro@zaidap.com
- Báo lỗi bảo mật: security@zaidap.com
VỀ ZAIDAP
- Giới thiệu Zaidap
- Cơ hội nghề nghiệp
- Liên hệ với chúng tôi
HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT
- Đăng ký giảng viên
- Giải pháp e-learning
- Chương trình đại lý
- Chương trình Affiliate
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
Zaidap.com - Giải đáp mọi thắc mắc, mọi câu hỏi
© Copy right 2018 - 2024
Từ khóa » đặc điểm Của Tqm
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện (TQM) Và Lợi ích Của...
-
Các đặc điểm Của TQM
-
Total Quality Management Là Gì? Những đặc điểm Cơ Bản Của TQM
-
Khái Niệm Và Các đặc Trưng Cơ Bản Của TQM
-
Đặc điểm Và Nguyên Tắc Cơ Bản Của TQM - Tài Liệu Text - 123doc
-
Các Lợi ích Và đặc điểm Của TQM - CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU
-
TQM Là Gì? Lợi ích Của Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện TQM
-
CHƯƠNG IV : CÁC NGUYÊN TẮC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TQM
-
Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện - TQM (Total Quality Management)
-
Total Quality Management Là Gì? Các Thành Tố Cơ Bản
-
TQM Là Gì? Nguyên Tắc Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện TQM
-
TQM Là Gì? Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện - Vinacontrol CE
-
TQM Là Gì? Ví Dụ Về TQM? Quy Trình Áp Dụng TQM - Goodvn
-
[PDF] HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN (TQM)