Total Quality Management Là Gì? Các Thành Tố Cơ Bản
Có thể bạn quan tâm
- Quản lý chất lượng toàn diện – TQM là gì?
- Những đặc điểm cơ bản của TQM là gì?
- Các bước triển khai TQM
Nội dung bài viết
- Quản lý chất lượng toàn diện – TQM là gì?
- Những đặc điểm cơ bản của TQM là gì?
- Các bước triển khai TQM
TQM được xem là chiếc gậy “thần” trong quản lý, đã góp phần đưa Nhật trở thành cường quốc về chất lượng và kinh tế. Ngày nay TQM cũng được ứng dụng tại nhiều tổ chức trên thế giới. Vậy TQM là gì?
Quản lý chất lượng toàn diện – TQM là gì?
Định nghĩa về TQM là gì?
TQM là gì? TQM là viết tắt của Total Quality Management có nghĩa là Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện. Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO: TQM là cách quản lý một tổ chức (doanh nghiệp) tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của các thành viên trong một tổ chức đó, để đạt được sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội. (Theo ISO 8402:1994)
Quản lý chất lượng toàn diện TQM là một phương pháp quản lý tổng hợp/đồng bộ vì sự cải tiến không ngừng đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, với sự tham gia của mọi cấp, mọi khâu, mọi người trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp triển khai áp dụng TQM, và đã có hàng nghìn doanh nghiệp thực hiện thành công TQM.
Đọc thêm: 101 phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
Nguồn gốc của TQM
Triết lý về chất lượng toàn diện được bắt đầu tại Mỹ vào những năm 50 của thế kỷ trước. Hơn chục năm sau, phương thức quản lý này được triển khai ở Nhật Bản, được hoàn thiện, phát triển sáng tạo và áp dụng hiệu quả, thành công ở nhiều tổ chức/doanh nghiệp của đất nước này. Các nước phương Tây coi đây là phương pháp quản lý chất lượng toàn diện theo cách Nhật Bản (Total Quality Management by Japanese Style). Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management – TQM) được xem là chiếc gậy “thần” trong quản lý, đã góp phần đưa Nhật trở thành cường quốc về chất lượng và kinh tế.
Các lợi ích từ phương pháp TQM là gì?
- Gia tăng sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng;
- Tiết kiệm chi phí;
- Tăng năng suất làm việc của nhân viên;
- Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp;
- Cải thiện các quy trình sẵn có trong doanh nghiệp;;
- Thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên;
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực;
Các doanh nghiệp sử dụng TQM quản lý “cơ ngơi” của mình bằng cách tập trung vào những mong muốn của khách hàng, các quy trình cải tiến liên tục, đưa ra các quyết định dựa vào các số liệu thu được hoặc từ kinh nghiệm các các nhân viên. Cách tiếp cận này không thể giúp làm cho doanh nghiệp của bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Đọc thêm: Cách mà phần mềm quản lý sản xuất nâng cao hiệu quả mô hình TQM
Những đặc điểm cơ bản của TQM là gì?
Lấy khách hàng làm trọng tâm
Khách hàng đóng vai trò trung tâm và quyết định trong phương thức này. Các ý kiến của khách hàng sẽ được tập trung lắng nghe và các cách thức tiếp cận của TQM cũng hướng đến mục tiêu giải quyết các ý kiến đó. Mức độ hài lòng của khách hàng sẽ là thước đo sự thành công của quá trình cải tiến.
Ví dụ, các tổ chức xin ý kiến phản hồi từ khách hàng về sản phẩm và dịch vụ. Họ sẽ sử dụng những gì đúc kết được từ phản hồi đó để cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ đưa ra thị trường.
Toàn bộ nhân viên tham gia vào quá trình cải tiến
Nhân viên trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc quản lý bằng TQM. Họ chính là người trực tiếp làm việc, cống hiến cho sự phát triển chung của doanh nghiệp nhưng cũng là người chịu ảnh hưởng từ những cách thức quản lý trong doanh nghiệp. Họ là người nhận ra rõ ràng nhất những điều bất ổn trong công việc của mình trong thời gian ngắn nhất. Dựa vào họ, doanh nghiệp sẽ có những thay đổi kịp thời để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Chẳng hạn, trong ngành dịch vụ, nhân viên là những người tương tác trực tiếp với khách hàng và nhận được những phản hồi từ họ trong thời gian thực tế. Việc đưa nhân viên tham gia vào quá trình trên sẽ giúp doanh nghiệp xác định các khu vực cần cải thiện một cách chính xác.
Định hướng quy trình
Mọi việc đều cần có một quá trình rõ ràng để thực hiện, triển khai, hành động. Cho dù công việc đó có là việc tuyển dụng hay làm một chiếc bánh, chúng cũng đều cần có một quy trình định hướng.
Các doanh nghiệp có TQM sẽ nghiên cứu các bước trong một quá trình, tinh chỉnh những bước đi đó và nghiên cứu để loại bỏ những bước không cần thiết nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhìn vào các quy trình được liệt kê lại rõ ràng, doanh nghiệp sẽ xác định được đâu là giai đoạn cần thiết không thể loại bỏ hay thay thế và đâu là giai đoạn cần phải loại bỏ.
Liên tục cải tiến nhờ áp dụng chu trình PDCA.
Chu trình PDCA trong tiếng Anh là PDCA Cycle. Chu trình PDCA còn được gọi là vòng tròn chất lượng, hay vòng tròn DEMING. Vòng tròn PDCA bao gồm:
– Xây dựng kế hoạch (Plan): Xây dựng kế hoạch là khâu quan trọng nhất, khi lập kế hoạch phải dự báo được những rủi ro xảy ra để xây dựng các biện pháp phòng ngừa. Nếu kế hoạch ban đầu được soạn thảo tốt thì việc thực hiện dễ dàng đạt hiệu quả cao.– Thực hiện (Do): Muốn kế hoạch được thực hiện tốt người thực hiện phải hiểu rõ mục tiêu và sự cần thiết của công việc.– Kiểm tra (Check): là sự so sánh giữa kế hoạch, thiết kế với thực hiện.– Hoạt động (Action): là những hoạt động khắc phục và phòng ngừa (corrective and Preventive Action); áp dụng những công cụ, phương pháp để tìm ra nguyên nhân của sự sai lệch.
Áp dụng chu trình PDCA khi thực hiện TQM
Bằng cách thực hiện cải tiến các quy trình tạo ra các sản phẩm và dịch vụ một cách liên tục, doanh nghiệp có thể thúc đẩy hoạt động cải thiện chất lượng diễn ra có hiệu quả. Những nỗ lực không ngừng này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng được những kỳ vọng của đối tác. Doanh nghiệp nên biến chúng thành thói quen và công việc hàng ngày của các nhân viên để việc cải thiện chất lượng có thể diễn ra ngay từ những điều đơn giản nhất.
Quyết định dựa trên dữ liệu
Dữ liệu tác động không nhỏ đến những quyết định trong doanh nghiệp về việc cải thiện chất lượng toàn diện. Giá trị của dữ liệu trong doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất trong quá trình ra quyết định của các nhà quản lý. Khi cân nhắc về một vấn đề cụ thể, nếu các nhà quản lý nắm được các thông tin thì sẽ đảm bảo quyết định đưa ra nhanh chóng và chính xác hơn. Tuy nhiên, dữ liệu phải được xác định đúng trọng tâm và được cập nhật liên tục, bởi các thông tin cũ và không chính xác sẽ làm sai lệch độ chính xác của các quyết định được đưa ra. Doanh nghiệp của cũng nên dành thời gian để xác định các yếu tố thành công quan trọng và tạo một quy trình để thu thập và báo cáo dữ liệu về các yếu tố đó.
Các bước triển khai TQM
Các bước triển khai TQM
Bước 1: Am hiểu và cam kết chất lượng
Nhận thức: Hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc chung, xác định rõ vai trò, vị trí của TQMCam kết: cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên
Bước 2: Tổ chức nhân sự thực hiện:
Tổ chức: đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm của từng người
Bước 3: Xây dựng chương trình:
Để hoạch định tổng thể chương trình triển khai TQM với nhiều giai đoạn và bước đi phù hợp. Cần có một kế hoạch chi tiết,yêu cầu về nguồn lực và phân công trách nhiệm.
Bước 4 Phát động chương trình và kế hoạch thực hiện TQM:
Thu hút mọi đối tượng trong tổ chức tham gia
Bước 5: Đánh giá hiệu quả:
Đánh giá hiệu quả kinh tế của TQM và đề xuất kế hoạch hoạt động
Bước 6: Hoạch định chất lượng:
Cần thiết lập các chương trình, kế hoạch có tính toàn diện, bao trùm mọi hoạt động doanh nghiệp
Bước 7: Thiết kế chất lượng:
Thiết kế các quá trình liên quan để ” đúng ngay từ đầu”, đáp ứng toàn diện yêu cầu của khách hàng.
Bước 8: Tái cấu trúc hệ thống:
Thay đổi cơ cấu tổ chức theo mô hình TQM
Bước 9: Xây dựng hệ thống chất lượng:
Từng bước xây dựng, duy trì và hoàn thiện hệ thống chất lượng theo TQM
Bước 10: Phát triển hệ thống TQM
Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, bởi thành viên để theo dõi, phát hiện, ngăn chăn sai sót, giảm lãng phí và đề xuất biện pháp hoàn thiện chất lượng không ngừng
Bước 11: Duy trì và cải tiến
Áp dụng chu trình PDCA trong tổ chức và liên tục cải tiến để hoàn thiện hệ thống TQM
Sự khác biệt giữa ISO 9001: 2000 và TQM là gì
Nội dung so sánh | ISO 9001: 2000 | TQM |
Định nghĩa | Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được xuất bản bởi Tổ chức ISO – Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa có tên tiếng Anh là International Organization for Standardization. | TQM là gì? TQM là viết tắt của Total Quality Management có nghĩa là Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện. |
7 Điểm khác biệt cơ bản | – Xuất phát từ yêu cầu của khách hàng– Giảm khiếu nại của khách hàng– Hệ thống nhằm duy trì chất lượng– Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng– Không có sản phẩm khuyết tật– Làm cái gì– Phòng thủ (không để mất cái gì đã có) | – Sự tự nguyện của nhà sản xuất– Tăng cảm tình của khách hàng– Hoạt động nhằm cải tiến chất lượng– Vượt trên sự mong đợi của khách hàng– Tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất– Làm như thế nào?– Tấn công (đạt đến những mục tiêu cao hơn) |
Đọc thêm: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
Kết
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đã giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về TQM là gì? Tính ứng dụng của Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) trong thực tế là gì đã được chứng minh khi nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công phương thức này. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cải tiến có chiều sâu, các doanh nghiệp này không chỉ áp dụng riêng TQM mà còn phối hợp với nhiều phương thức quản trị khác như 6 Sigma, Kaizen,… để hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những mục tiêu và chiến lược kinh doanh hiệu quả.
5/5 - (2 bình chọn) Bài trước 7 công cụ quản lý chất lượng theo lý thuyết của người Nhật Bài sau TPM là gì? 8 trụ cột chính trong TPMĐọc thêm: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp để tối ưu chỉ số OEE
Bài đang hot
- Biểu đồ histogram là gì? Ý nghĩa của biểu đồ histogram trong cải tiến chất lượng
- TPM là gì? 8 trụ cột chính trong TPM
- 7 công cụ quản lý chất lượng theo lý thuyết của người Nhật
- Total Quality Management là gì? Các thành tố cơ bản
- Tiêu chuẩn AQL là gì? AQL trong quản lý chất lượng
- Cải tiến liên tục – chìa khóa thành công của quản trị sản xuất
- Công thức tính 6 Sigma mà doanh nghiệp nào cũng cần biết
- Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
- DMAIC: 5 giai đoạn của phương pháp Six Sigma
- Tại sao truy xuất nguồn gốc lại quan trọng trong sản xuất?
- Bảo trì trong công nghiệp – Industrial Maintenance là gì?
- Tại sao khái niệm Kaizen lại gắn với Toyota?
- 5 bước triển khai Kaizen 5S để hướng tới hiệu quả nơi làm việc
- 4 ví dụ về thực hành triển khai mô hình Lean Manufacturing
Có thể bạn quan tâm
Lean ManufacturingThư viện tài liệu miễn phí
White Paper: “Lập kế hoạch & Lập lịch sản xuất nâng cao”
Tải ngayEbook: “Nhà máy thông minh – Từ chiến lược tới thực thi”
Cẩm nang quản lý kho thông minh
Tặng bạn cuốn ebook quản lý sản xuất 4.0
Thực hành ứng dụng công cụ 7QC Tool
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh? Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóngNgành/Lĩnh VựcĐiện tửCơ khí chế tạoBao bì - In ấnHóa chấtNhựa, Đúc nhựaGỗ - Nội thấtXây dựng - VLXDGiáo dụcGỗ - Nội thấtDược phẩm - Y tếBán lẻF&BKhác
Giải pháp quan tâmGiải pháp nhà máy thông minhGiải pháp quản lý doanh nghiệp – ERPGiải pháp quản lý sản xuất – MESGiải pháp quản lý kho thông minhPhần mềm Kế toán – Tài chínhPhần mềm quản lý nhân sự - HRMPhần mềm quản trị quan hệ khách hàng – CRMKhác
Cùng chuyên mục
3 nguyên tắc cần biết để quản lý kho hiệu quả
22/11/2024
Hiệu suất hiệu quả thiết bị tổng thể (TEEP) là gì? Phân biệt TEEP và OEE
07/10/2024
10 chỉ số KPI quan trọng trong sản xuất
05/09/2024
Yêu cầu đối với phân hệ quản trị sản xuất trong ERP
22/11/2024
Phương pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hiệu quả
12/07/2024
Giải pháp quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp cơ khí
01/07/2024
Bài viết mới
3 nguyên tắc cần biết để quản lý kho hiệu quả 22/11/2024 Quản trị thông minh Trong mỗi doanh nghiệp, hàng tồn kho luôn là một trong những tài sản chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị tài sản. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh càng phát triển, hoạt động vận hành quản lý kho sẽ càng phức tạp. Việc xây dựng một chiến lược quản lý kho hiệu quả trở thành yêu... Mở cổng đăng ký tham dự Webinar ngành nhựa: Nâng cao hiệu suất và Tối ưu chi phí cho DNSX Nhựa 09/10/2024 Chuyển đổi số 360° Vào tháng 10 này, ITG sẽ phối hợp cùng SATO Vietnam Solutions – Nhà sản xuất hàng đầu thế giới về hệ thống tự động nhận dạng và dán nhãn và khách mời đặc biệt – Chuyên gia gần 30 năm kinh nghiệm về Sản xuất tinh gọn Lean Production, tổ chức Webinar “Nâng cao hiệu suất vận hành & tối ưu... Hiệu suất hiệu quả thiết bị tổng thể (TEEP) là gì? Phân biệt TEEP và OEE 07/10/2024 Quản trị thông minh Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc tối ưu hóa hiệu suất sản xuất đã trở thành yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của thiết bị là Hiệu suất hiệu quả thiết bị tổng thể (TEEP - Total Effective... Mô hình nhà máy thông minh chuẩn quốc tế 30/09/2024 Nhà máy thông minh Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam vẫn đang loay hoay không biết nên triển khai giải pháp nhà máy thông minh từ đâu. Bài viết này sẽ giới thiệu kiến trúc nhà máy thông minh chuẩn quốc tế để doanh nghiệp tham khảo, phục vụ cho quá trình chuyển đổi số của mình. Quy hoạch kiến... Vai trò của hệ thống quản lý sản xuất MES trong nhà máy thông minh 22/11/2024 Nhà máy thông minh Hệ thống quản lý sản xuất MES đóng vai trò trụ cột trong mô hình nhà máy thông minh. Bài viết này sẽ làm rõ cách thức vận hành của MES trong nhà máy thông minh và những lợi ích nổi bật mà phần mềm này mang lại. Quản lý sản xuất và 15 thông tin hữu ích dành riêng... 10 chỉ số KPI quan trọng trong sản xuất 05/09/2024 Quản trị thông minh KPI trong sản xuất chính là thước đo hiệu quả giúp doanh nghiệp theo dõi, đánh giá và cải tiến liên tục quá trình sản xuất. Vậy các chỉ số KPI chính trong sản xuất mà các doanh nghiệp cần quan tâm là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết! 1. Chi phí sản xuất Các số liệu về... Tương lai của CAM: Xu hướng và công nghệ định hình ngành công nghiệp sản xuất 26/08/2024 Công nghệ 4.0 CAM (Computer-Aided Manufacturing) tiếng việt là sản xuất có sự hỗ trợ của máy tính. Công nghệ này đã chứng minh được sức mạnh của mình trong việc cách mạng hóa quy trình sản xuất. Tuy nhiên, hành trình phát triển của CAM vẫn chưa dừng lại. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những công nghệ tiên tiến... 7 Xu hướng chính định hình thị trường ngành nhựa 12/08/2024 Chuyển đổi số 360° Ngành công nghiệp nhựa đang trải qua một cuộc cách mạng, với những xu hướng mới nổi hứa hẹn sẽ định hình lại tương lai của lĩnh vực này. Hãy cùng khám phá 7 xu hướng chính đang thúc đẩy sự thay đổi và đổi mới trong ngành nhựa trong bài viết. 1. Chuyển hướng sang sản xuất bền vững và... Gartner: 10 xu hướng công nghệ bùng nổ năm 2024 31/07/2024 Công nghệ 4.0 Gartner, tập đoàn nghiên cứu và tư vấn công nghệ hàng đầu tại Mỹ, đã công bố 10 xu hướng công nghệ chiến lược cho năm 2024. Những xu hướng này được dự đoán sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh đáng kể và thúc đẩy đổi mới trong ít nhất 3 năm tới. 1. Democratized generative AI - AI... Yêu cầu đối với phân hệ quản trị sản xuất trong ERP 22/11/2024 Quản trị thông minh Khác với các hệ thống MES trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất dưới nhà máy theo thời gian thực, phân hệ quản trị sản xuất trong ERP lại tập trung vào quản lý năng lực và nhu cầu sản xuất của nhà máy để hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về... Phương pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hiệu quả 12/07/2024 Quản trị thông minh Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và gia tăng lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Trong đó, quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng, được xem như... Data Driven Manufacturing – Áp dụng dữ liệu tối ưu quá trình sản xuất 25/06/2024 Nhà máy thông minh Đi cùng với sự phát triển công nghệ và khoa học phân tích dữ liệu, Data Driven Manufacturing (Sản xuất thông minh dựa trên dữ liệu) đã ra đời để đáp ứng mong muốn tối ưu quy trình sản xuất cho các doanh nghiệp bằng việc lưu trữ và phân tích số liệu. Vậy cách tiếp cận này mang lại... XEM THÊM iFactory.com.vn là chuyên trang công nghệ cung cấp thông tin mới nhất về xu thế chuyển đổi số nhà máy thông minh; các ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất - kinh doanh, và những góc nhìn khác biệt đến từ nhiều chuyên gia đầu ngành.Chuyên mục
Bài viết mới nhất
3 nguyên tắc cần biết để quản lý kho hiệu quả
Mở cổng đăng ký tham dự Webinar ngành nhựa: Nâng cao hiệu suất và Tối ưu chi phí cho DNSX Nhựa
Hiệu suất hiệu quả thiết bị tổng thể (TEEP) là gì? Phân biệt TEEP và OEE
Liên hệ
Để nhận tư vấn về chuyển đổi số, vui lòng hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây:ifactory.com.vn@gmail.com
092.6886.855
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved
092.6886.855- Hotline
- Messenger
- Zalo
- Đăng ký
- Back top
- Gọi điện
- Nhắn tin
- Chat zalo
- Messenger
- Back top
TẶNG BẠN CUỐN EBOOK
QUẢN LÝ SẢN XUẤT 4.0
- Hướng dẫn từng bước phương thức áp dụng các phương pháp quản lý sản xuất chuẩn quốc tế
- Nguyên nhân và cách khắc phục các vấn đề lãng phí sản xuất “nổi cộm”
- Công nghệ để giải quyết 04 bài toán thường gặp: Lập kế hoạch sản xuất, Quản lý chất lượng, Truy xuất nguồn gốc, Kiểm soát hoạt động sản xuất thời gian thực
- Giải pháp nhà máy thông minh đang được nhiều doanh nghiệp triển khai hiện nay
- Và các kinh nghiệm quản lý sản xuất 4.0 thực tiễn qua Case Study điển hình
Tên
Số điện thoại
Email theo tên miền doanh nghiệp
Tên công ty
Chức vụ
Ngành/Lĩnh VựcĐiện tửCơ khíBao bìHóa chấtĐúc nhựaNội thấtVLXDDược phẩmKhác
Từ khóa » đặc điểm Của Tqm
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện (TQM) Và Lợi ích Của...
-
Các đặc điểm Của TQM
-
Total Quality Management Là Gì? Những đặc điểm Cơ Bản Của TQM
-
Khái Niệm Và Các đặc Trưng Cơ Bản Của TQM
-
Đặc điểm Của TQM
-
Đặc điểm Và Nguyên Tắc Cơ Bản Của TQM - Tài Liệu Text - 123doc
-
Các Lợi ích Và đặc điểm Của TQM - CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU
-
TQM Là Gì? Lợi ích Của Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện TQM
-
CHƯƠNG IV : CÁC NGUYÊN TẮC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TQM
-
Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện - TQM (Total Quality Management)
-
TQM Là Gì? Nguyên Tắc Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện TQM
-
TQM Là Gì? Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện - Vinacontrol CE
-
TQM Là Gì? Ví Dụ Về TQM? Quy Trình Áp Dụng TQM - Goodvn
-
[PDF] HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN (TQM)