Đặc điểm Nhận Thức Của Trẻ ở Từng Lứa Tuổi - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Mầm non - Mẫu giáo >
Đặc điểm nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 129 trang )

Từ kết quả nghiên cứu của tâm lý học, trong giáo dục học trẻ em giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi đượcphân thành hai thời kỳ lớn, đó là giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi gọi là lứa tuổi nhà trẻ và giai đoạn từ 3đến 6 tuổi là giai đoạn mẫu giáo. Mỗi giai đoạn trên lại được phân chia thành các giai đoạn nhỏ hơn.Mỗi giai đoạn đều được đặc trưng bởi các đặc điểm phát triển nhất định.• Lứa tuổi nhà trẻ (0 đến 3 tuổi)Trẻ lứa tuổi nhà trẻ được đặc trưng bởi tốc độ phát triển nhanh về mặt thể chất và tâm lý. Sựphát triển thể chất có quan hệ và ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển trí tuệ của trẻ.Trẻ lứa tuổi nhà trẻ nhận thức thế giới thông qua cảm giác và tri giác, hai quá trình này tạo điềukiện cho sự phát triển nhận cảm (Cồớủoðớợồ ðàỗõốũốồ) ở trẻ. Giáo dục nhận cảm là cơ sở cho giáodục trí tuệ vì thông qua cảm giác và tri giác trẻ biết về đặc điểm, tính chất của thế giới xung quanh.Trước khi biết nói trẻ đã biết chỉ tay vào đối tượng để trả lời câu hỏi của người lớn.Trẻ lứa tuổi nhà trẻ đã lĩnh hội ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển tưduy. Những biểu hiện đầu tiên của tư duy xuất hiện vào cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ hai khiđứa trẻ lĩnh hội các hành động thực hành, định hướng vào việc làm rõ mối quan hệ giữa các đốitượng. Đây là tư duy trực quan hành động. Cũng ở giai đoạn này ở trẻ đã phát triển các quá trìnhtâm lý khác như: trí nhớ, chú ý. Chúng đảm bảo cho trẻ nhận thức thế giới đầy đủ và chính xác hơn.Giữa năm thứ hai trẻ có thể đưa ra một vài kết luận đơn giản, thiết lập các mối quan hệ nhânquả giữa các hiện tượng. Để có được điều này trẻ phải có sự giúp đỡ của người lớn (chỉ cho trẻ, nhắcnhở và hành động cùng trẻ). Ở tuổi này (cuối năm thứ ba) trẻ đã có thể phân biệt âm thanh theo độcao, cường độ và nhịp điệu, biết gọi tên một số màu sắc. Nghiên cứu của L.A.Venger và các cộng sựcho thấy trẻ 2 đến 3 tuổi có thể phân biệt các hình cơ bản và các hình dạng gần gũi, các màu trongquang phổ và những sắc thái của chúng.Ở tuổi này, hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật. Thông qua đó, trẻ lĩnh hội cách sử dụngcác công cụ và phương tiện vật chất. Cùng với giao tiếp, hoạt động với đồ vật làm cơ sở cho sự xuấthiện trò chơi sáng tạo ở tuổi mẫu giáo.Trẻ nhà trẻ cũng đã tích luỹ được những kinh nghiệm xã hội đầu tiên. Ở trẻ hình thành nhữngthói quen hành vi. Nhu cầu tiếp xúc cá nhân với người lớn ngày càng tăng, điều đó giúp trẻ mở rộngvốn hiểu biết của mình.• Lứa tuổi mẫu giáo (3 đến 6 tuổi)- Mẫu giáo bé (3 đến 4 tuổi):Việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài được mở rộng hơn. Trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới củachính con người và dần dần khám phá ra các mối quan hệ đa dạng giữa người với người. Trẻ đãnhận biết được vị trí của mình trong gia đình và trong trường, lớp mẫu giáo.Lứa tuổi mẫu giáo bé cũng là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã nên trong ý thứccủa trẻ còn mang đậm đặc điểm duy kỷ. Trẻ mới chỉ nhận biết được một số quy định đơn giản trongsinh hoạt, giao tiếp ở gia đình và trường mẫu giáo.16 Tư duy của trẻ mẫu giáo bé đã đạt tới ranh giới của tư duy trực quan hình tượng nhưng các hìnhtượng và biểu tượng của trẻ còn gắn liền với hành động, vì vậy cần giúp trẻ tích luỹ nhiều biểu tượngthông qua quan sát, tiếp xúc với thế giới xung quanh để cho thế giới biểu tượng ngày càng phongphú. Trẻ lứa tuổi này đã biết phân biệt các sự vật, hiện tượng bằng dấu hiệu bên ngoài tiêu biểu,nhận ra sự khác nhau rõ nét giữa hai đối tượng. Tư duy của trẻ còn gắn liền với xúc cảm và ý muốnchủ quan. Trẻ hay đặt câu hỏi "Tại sao?" là vì tư duy của trẻ chưa cho phép tìm ra những nguyênnhân khách quan. Đối với trẻ mọi vật đều có hồn, có tính tình và ý thích.Trẻ mẫu giáo bé chưa biết phân tích, tổng hợp. Cách nhìn nhận sự vật của trẻ là theo lối trựcgiác toàn bộ. Khi nhìn một sự vật trẻ không bao quát được sự vật đó là gồm nhiều chi tiết phức tạpmà chỉ để tâm lần lượt đến từng chi tiết một và không liên kết các chi tiết ấy lại với nhau thành mộttổng thể.Theo L.X. Vugotxki, sau 3 tuổi tư duy của trẻ đã sẵn sàng hiểu biết các mối quan hệ nhân quảvà sự phụ thuộc nếu như chúng thể hiện ở hình thức trực quan hình tượng. Tư duy của trẻ sẽ cụ thểnếu như chúng ta cung cấp cho trẻ những kiến thức cụ thể rời rạc, đứt đoạn và riêng lẻ. Nếu chúngta cung cấp kiến thức về các mối liên hệ đơn giản và sự phụ thuộc thì trẻ không chỉ tiếp thu được màcòn lập luận, suy luận về chúng.Trẻ mẫu giáo bé rất thích thú khi quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh, thích bắt chướcnhững vận động, hoạt động ngộ nghĩnh, mới lạ.- Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi):Mẫu giáo nhỡ là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tư duy trực quan hình tượng. Trẻ em cónhu cầu khám phá các quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật, hiện tượng để giải bài toán nhận thứcngày càng đa dạng và phức tạp. Trẻ mẫu giáo nhỡ cũng đã có khả năng suy luận mặc dù những kếtluận của trẻ còn rất ngây thơ, ngộ nghĩnh. Trẻ chưa có khả năng tư duy trừu tượng, trẻ thường chỉdựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận những vấn đề mới,nhưng chúng thường chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài chứ chưa đi sâu vào bản chất bêntrong. Trẻ dễ lẫn lộn những thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật, hiện tượng, vì vậy cầnphải tiếp tục cung cấp những biểu tượng một cách phong phú, đa dạng, hệ thống hoá và chính xáchoá dần các biểu tượng về thế giới khách quan.Trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết so sánh các dấu hiệu giống và khác nhau của hai đối tượng. Tronggiao tiếp trẻ đã có ý thức đối với hành động và lời nói của mình. Trẻ biết thực hiện nghĩa vụ bản thânvà tuân thủ những quy định về nề nếp trong vui chơi, học tập, lao động và sinh hoạt ở gia đình cũngnhư ở trường mầm non.Tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ rất mãnh liệt, trẻ thường biểu lộ tình cảm với người thân, nhữngnhân vật trong truyện, các con vật, cỏ cây, đồ vật, đồ chơi và các hiện tượng trong thiên nhiên. Trẻbiết rung cảm rất nhạy bén với những cái đẹp trong thế giới xung quanh. Đối với trẻ cái đẹp, cái tốtchỉ là một, vì vậy để giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ cần sử dụng đồ dùng trực quan đẹp, sinhđộng và hấp dẫn.- Trẻ mẫu giáo lớn (5 đến 6 tuổi):17 Ở tuổi này trẻ đã biết tương đối nhiều về bản thân, biết điều khiển những cảm xúc và hành vi,điều đó tạo điều kiện cho sự chủ động của hành vi. Ở mẫu giáo lớn, ý thức bản ngã của trẻ đã đượcxác định, trẻ đã có khả năng so sánh mình với những người khác. Trẻ đã hiểu được giới tính củamình và biết phải thể hiện thế nào cho phù hợp với giới tính. Trẻ đã có thể lĩnh hội các khái niệm sơđẳng và có các lập luận, kết luận chính xác khi được dạy dỗ.Chú ý của trẻ mẫu giáo lớn đã tập trung hơn và bền vững hơn. Ghi nhớ cũng có tính chủ độngnhiều hơn.Trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng tổng hợp và khái quát hoá đơn giản những dấu hiệu tiêu biểubên ngoài. Trẻ biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của một vài đối tượng, biết phân nhóm cácđối tượng theo một hay vài dấu hiệu rõ nét.Ở trẻ mẫu giáo lớn, kiểu tư duy trực quan hình tượng vẫn mạnh mẽ, vào cuối tuổi mẫu giáo lớnđã xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ. Nó cho phép trẻ đi sâu vào những mối liên hệ phức tạpcủa sự vật và mở ra khả năng nhìn thấy bản chất của sự vật, hiện tượng, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức ởtrình độ khái quát cao nhưng vẫn nằm trong phạm vi của tư duy trực quan hình tượng nói chung.Theo tác giả L.A.Venger, tư duy trực quan sơ đồ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là quá trình hình thànhcác biểu tượng về không gian với hai thao tác trí tuệ là sơ đồ hoá (mã hoá), tức là sắp xếp vị trí củacác sự vật trong không gian thật (3 chiều) vào một sơ đồ (không gian 2 chiều) theo một chuẩn trongmột hệ quy chiếu nhất định bằng các ký hiệu đã được quy ước, và đọc hiểu sơ đồ (giải mã), tức là từmột sơ đồ không gian 2 chiều trẻ có thể xác định vị trí của các vật tồn tại trong không gian thật (3chiều) theo hướng và mốc định hướng nhất định. Tư duy trực quan sơ đồ là kiểu trung gian quá độđể chuyển từ kiểu tư duy trực quan hình tượng lên kiểu tư duy mới khác về chất, đó là tư duy lôgíc(tư duy trừu tượng). Kiểu tư duy này đã xuất hiện ở mẫu giáo lớn khi trẻ biết sử dụng thành thạo cácvật thay thế. Khi đã phát triển tốt chức năng ký hiệu của ý thức, trẻ bắt đầu hiểu rằng có thể biểu thịmột sự vật hay một hiện tượng nào đó bằng những từ ngữ hay những ký hiệu khác.Ở trẻ 5 tuổi, theo L.X.Vugotxki diễn ra "Sự trí tuệ hoá cảm xúc". Trẻ có khả năng ý thức, hiểu vàgiải thích những tình cảm của riêng mình và trạng thái xúc cảm của bạn bè, làm thay đổi một cách cơbản quan hệ của trẻ với bạn bè. Trẻ đã biết đánh giá nhóm bạn bè qua sự giúp đỡ, hợp tác trong họctập và vui chơi, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, xuất hiện tình bạn.Ở lứa tuổi này, kinh nghiệm xã hội của trẻ rất nhiều. Trẻ biết thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ củamình, hiểu được ý nghĩa của lao động đối với con người. Có ý thức đối với hành động văn hoá vàhành vi văn minh trong cuộc sống.Kết luận sư phạm: Nội dung, phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh phảiphù hợp với đặc điểm nhận thức ở từng lứa tuổi.18 III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNGXUNG QUANH1. Mục đíchMục đích cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh chính là kết quả mong muốn đạt tới củaquá trình tổ chức các hoạt động làm quen với môi trường xung quanh. Việc xây dựng mục đích chotrẻ làm quen với môi trường xung quanh trước hết dựa trên các cơ sở khoa học:- Mục tiêu chung của giáo dục mầm non là "Hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơsở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người của trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông có hiệuquả..." (Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 đến 6 tuổi, 2002 - 2003).- Mức độ nhận thức (theo Bloom), bao gồm: biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.Đối với trẻ em mục tiêu kiến thức dừng ở 3 mức độ đầu tiên.- Mục đích học tập mà UNESCO đưa ra: Học để biết, để làm, để sống cùng với mọi người, đểthành người.- Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá "... Làmchủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tácphong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật,..." (Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai − Ban chấp hànhTrung ương Đảng khoá VIII).- Đặc trưng của nội dung, phương pháp làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầmnon.Từ các cơ sở nêu trên tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh nhằm đạt các mụcđích như sau:- Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng gần gũixung quanh.- Phát triển các năng lực nhận thức để trẻ có thể tự phát hiện vấn đề, tích luỹ kiến thức và giảiquyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống.- Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn đối với thiên nhiên và xã hội.2. Nhiệm vụ- Hình thành, củng cố các biểu tượng về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh. Các biểutượng cần phải hình thành ở trẻ gồm có: biểu tượng cụ thể (biểu tượng về con gà trống, con gà mái...) và biểu tượng khái quát, còn gọi là khái niệm sơ đẳng (biểu tượng về gia súc, gia cầm, cây...)- Phát triển các kỹ năng nhận thức, bao gồm:+ Quan sát: Sử dụng các giác quan để thu thập thông tin về đối tượng quan sát.+ So sánh: Tìm những điểm giống và khác nhau của các đối tượng. Có thể so sánh các đốitượng có nhiều điểm giống nhau để xếp chúng vào một nhóm hoặc so sánh những đối tượng cónhiều điểm khác nhau để thấy được sự phong phú, đa dạng của chúng.19 + Phân nhóm: Xếp các nhóm đối tượng theo các dấu hiệu tiêu biểu như cấu tạo ngoài, chất liệu,công dụng. Phân nhóm có thể theo một dấu hiệu hoặc nhiều dấu hiệu cùng lúc.+ Đo lường: Thông qua quan sát và hành động thực tiễn để nhận biết về lượng, kích thước, thờigian, nhiệt độ, v.v... Đo lường thường kéo theo việc xếp các đối tượng theo trật tự. Ví dụ: Xếp cáccon vật theo thứ tự kích thước tăng dần.+ Giao tiếp: Trao đổi ý tưởng, hướng dẫn mô tả bằng lời hoặc bằng hình ảnh, sơ đồ, ký hiệu saocho người khác hiểu ý tưởng của mình.+ Suy luận: Dựa trên kết quả quan sát để đưa ra nhiều nhận xét hơn về tình huống quan sátđược. Nó đòi hỏi trẻ phải có một vốn kiến thức nhất định, trẻ phải suy ra một điều mà trẻ chưa nhìnthấy, bởi vì nó chưa xảy ra hoặc vì nó không thể quan sát trực tiếp được.+ Phán đoán: Đưa ra những dự báo hợp lý hoặc ước lượng dựa trên kết quả quan sát và kinhnghiệm cũng như kiến thức của mình. Ví dụ: Nếu không được tưới nước thì lá cây sẽ héo khô. Dựđoán có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển hiểu biết về nguyên nhân và kết quả, từ đócó thể phát triển thành khả năng nhận biết quy luật và dựa trên quy luật để dự đoán chính xác điềusẽ xảy ra.+ Đặt giả thuyết, kiểm soát các điều kiện bằng nghiên cứu. Đây là những kỹ năng nghiên cứuthường được hình thành ở các thí nghiệm đơn giản. Ví dụ: Làm thế nào để biết cái hạt đỗ này có thểnảy mầm? Cần phải chuẩn bị và làm những gì?Ngoài các kỹ năng nhận thức nêu trên cần hình thành thái độ tích cực đối với việc lĩnh hội kiếnthức: tính tò mò, ham hiểu biết, tính hoài nghi, lạc quan và tự tin. Cũng cần phải phát triển ở trẻ khảnăng chú ý, ghi nhớ có chủ định và các quá trình nhận thức.- Phát triển ngôn ngữ:+ Rèn khả năng phát âm đúng.+ Làm giàu, chính xác vốn từ.+ Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc.Các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ nêu trên cần được chú trọng giải quyết trong mối quan hệ vớicác nhiệm vụ khác. Cần tránh ý kiến cho rằng làm quen với môi trường xung quanh chỉ để nhằm pháttriển ngôn ngữ, hoặc ngược lại coi nhẹ các nhiệm vụ này.- Giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ.Giáo dục cho trẻ có những xúc cảm, tình cảm tích cực đối với thiên nhiên, với những người xungquanh, với quê hương, đất nước. Cần giáo dục ở trẻ tình yêu thương đối với những sinh vật nhỏ bénhất như cỏ cây, hoa lá, các con vật... bởi vì đây cũng chính là tiền đề của tình yêu quê hương, đấtnước. Trẻ cũng rất cần được giáo dục để yêu những người thân của mình trước tiên và sau đó lànhững người xung quanh, những người lao động, biết trân trọng những sản phẩm do người lớn làmra. Đồng thời với những tình cảm đạo đức cần giáo dục cho trẻ biết rung cảm trước cái đẹp trongthiên nhiên và trong xã hội, trẻ biết quý trọng, nâng niu cái đẹp và sau đó là có mong muốn tạo racái đẹp. Giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ mầm non cần phải có hiệu quả thực chất, tránhhình thức. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp, nghệ thuật sư phạm của giáo viên.20

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanhGiáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
    • 129
    • 60,186
    • 148
  • 5 đề thi thử ĐH môn Hóa + ĐA 5 đề thi thử ĐH môn Hóa + ĐA
    • 26
    • 537
    • 0
  • THƯ GỬI MẸ THƯ GỬI MẸ
    • 5
    • 649
    • 1
  • KIEM TRA 15 PHUT SO HOC 6 CHUONG 2 KIEM TRA 15 PHUT SO HOC 6 CHUONG 2
    • 1
    • 5
    • 46
  • hoa học 9 - tiết 25 hoa học 9 - tiết 25
    • 5
    • 371
    • 0
  • giao an sinh 9 3 cot giao an sinh 9 3 cot
    • 185
    • 400
    • 2
  • bai chuan bai chuan
    • 1
    • 135
    • 0
  • GA tuan 12 GA tuan 12
    • 24
    • 260
    • 0
  • TRắc nghiệm sinh học 12 thi TN và ĐH TRắc nghiệm sinh học 12 thi TN và ĐH
    • 25
    • 689
    • 2
  • Đề tuyển sinh Đề tuyển sinh
    • 4
    • 140
    • 0
  • tap lam van so 3 tap lam van so 3
    • 11
    • 480
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.55 MB) - Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh-129 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Các Giai đoạn Lứa Tuổi Mầm Non