Đặc điểm Phát Triển Thể Chất Của Trẻ Mầm Non.
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc điểm phát triển cơ thể trẻ mầm non:
Thể chất là chất lượng cơ thể con người có thể sử dụng vào thực hiện một việc nào đó trong học tập, thể thao.
Mà phát triển thể chất là một quá trình thay đổi hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người, là tổng hợp các đặc tính về hình thái của cơ thể, đặc trưng cho quá trình trưởng thành của nó ở mọi giai đoạn phat triển.
Trong 6 năm đầu, trẻ em có đặc điểm phát triển mạnh mẽ tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Trẻ em sinh ra được thừa hưởng các đặc điểm sinh vật. Những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển thể chất và tâm lý ở giai đoạn sau, và những yếu tố quyết định từ những tháng đầu tiên trong cuộc đời đứa trẻ đó là môi trường xung quanh và sự giáo dục.
– Tuổi nhà trẻ ( trẻ từ 0 – 3 tuổi): Một trong những chỉ số quan trọng của sự phát triển thể chất là sự tăng cân bình thường. Ngoài ra cần chú ý đến chỉ số chiều cao, kích thước vòng đầu, mọc răng…tình trạng của các hệ cơ, hệ xương, hệ thần kinh, các cơ quan nội tạng cũng như sự phát triển tâm lý có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển cân đối của trẻ.
– Tuổi mẫu giáo ( trẻ từ 3 – 6 tuổi): Là thời kỳ thuận lợi để trẻ tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết. Trẻ ở lứa tuổi này lớn nhanh, cảm thấy như gầy hơn, mất vẻ tròn trĩnh, mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ.
Đối với hệ thần kinh: Từ lúc trẻ mới sinh, hệ thần kinh của trẻ chưa chuẩn bị đầy đủ để thực hiện các chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vật được phát triển hơn. Tuy nhiên ở trẻ em quá trình hưng phấn và ức chế chưa cân bằng, sự hưng phấn mạnh hơn ức chế. Do đó, phải đối xử thận trọng với trẻ, tránh để trẻ phải thực hiện một khối lượng vận động quá sức hoặc kéo dài thời gian vận động vì sẽ làm trẻ mệt mỏi.
Trẻ từ 4 – 6 tuổi, quá trình ức chế tích cực dần dần phát triển, trẻ đã có khả năng phân tích, đánh giá, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phân biệt được các hiện tượng xung quanh..
Hệ thần kinh có tác dụng chi phối và điều tiết đối với vận động cơ thể, vì vậy hoạt động vận động của trẻ có hai tác dụng: thúc đẩy sự phát triển công năng của tổ chức cơ bắp và thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh.
Đối với hệ vận động: Bất cứ hoạt động nào của cơ thể được hoàn thành đều thông qua hệ vận động.
Hệ xương của trẻ chưa hoàn toàn cốt hoá, thành phần hoá học xương của trẻ chứa nhiều nước và chất hữu cơ nhiều hơn chất vô cơ, nên xương nhiều sụn, xương mềm, dễ bị cong, gãy. Vận động cơ thể hợp lý có thể làm cho hình thái cấu trúc xương của trẻ có chuyển biến tốt như thành xương dày thêm, đường kính to ra, tăng được công năng chống đỡ áp lực, chống cong vẹo, chống gãy xương.
Hệ cơ của trẻ phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều, nên sức mạnh cơ còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Khi trẻ được thường xuyên tham gia vận động thể lực sẽ làm tăng sức mạnh và sức bền của cơ bắp. và trong sinh hoạt hàng ngày, cô giáo cần chú ý đến tư thế thân người của trẻ, không nên cho trẻ ngồi, đứng quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến độ cong sinh lý cột sống, dễ bị gù hoặc cong vẹo cột sống.
Khớp của trẻ có đặc điểm là ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp còn mềm yếu, dây chằng còn lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp tương đối kém. Hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp khớp được rèn luyện, từ đó tăng dần tính vững chắc của khớp.
Đối với hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn là một hệ thống đường ống khép kín do tim và mạch cấu tạo thành, còn được gọi là hệ tim mạch. Sức co bóp cơ tim của trẻ còn yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi được một lượng máu rất ít, nhưng tần số mạch đập nhanh hơn so với người lớn. Trẻ càng nhỏ tuổi thì tần số mạch đập càng nhanh. Điều hoà thần kinh tim ở trẻ chưa hoàn thiện, nên nhịp co bóp dễ mất ổn định, cơ tim để hưng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận động kéo dài. Nhưng khi thay đổi vận động, tim của trẻ nhanh hồi phục.
Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ tập luyện cần đa dạng hoá các dạng bài tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động, phối hợp động và tĩnh một cách nhịp nhàng.
Đối với hệ hô hấp: Hệ hô hấp được cấu thành bởi đường hô hấp gồm mũi, miệng, họng, khí quản, nhánh phế quản và phổi.
Đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp, niêm mạc đường hô hấp mềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm. Khí quản của trẻ nhỏ, không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí của phổi kém. Và khi vận động, cơ thể đòi hỏi lượng trao đổi khí tăng lên rõ rệt, bộ máy hô hấp của trẻ còn nhỏ, không chịu đựng được những vận động quá sức kéo dài liên tục, sẽ làm cho cơ thể đang vận động bị thiếu ôxi. Việc tăng lượng vận động trong quá trình luyện tập sẽ tạo điều kiện cho cơ thể trẻ thích ứng với việc tăng lượng ôxi cần thiết và ngăn ngừa được sự xuất hiện lượng ôxi quá lớn của cơ thể. Ngoài ra, việc thở đúng và sâu của trẻ khi tập luyên cũng rất quan trọng.
Đối với hệ trao đổi chất: Cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ xung liên tục năng lượng tiêu hao và cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và mô. Quá trình hấp thụ các chất ở trẻ vượt cao hơn quá trình phân hủy và đốt cháy. Tuổi càng nhỏ thì quá trình lớn lên và sự hình thành các tế bào và mô của trẻ diễn ra càng mạnh. Khác với người lớn, ở trẻ năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn là cho hoạt động cơ bắp. Vì vậy, khi trẻ vận động quá sức, ngay cả khi dinh dưỡng đầy đủ, vẫn dẫn đến sự tiêu hao năng lượng dự trữ trong các cơ bắp, điều này gây lên cảm giác mệt mỏi cho trẻ. Cần thường xuyên thay đổi vận động của các nhóm cơ, chọn hình thực vận động phù hợp với trẻ.
Tóm lại: Các hệ cơ quan của cơ thể mặc dù đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau và có các chức năng khác nhau, nhưng chúng có ảnh hưởng lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất để tồn tại.
2. Đặc điểm phát triển vận động ở trẻ mầm non.
Dưới góc độ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh.
Đặc điểm đặc trưng của trẻ từ khi sinh ra đến 6 tuổi là sự hoạt động vận động tích cực của chúng. Nếu trẻ không vận động, vung vẩy tay chân thì cơ, gân, khớp sẽ kém phát triển và khó phối hợp động tác. Hơn nữa, trẻ ít hoạt động thì quá trình trao đổi chất chậm, dạ dày và ruột làm việc yếu hơn, tim và phổi kém phát triển. Và vận động là một trong những nguồn cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ càng nắm được nhiều động tác và hành vi phong phú thì tiếp xúc của nó với thế giới càng rộng hơn.
a. Phát triển vận động của trẻ trong năm đầu.
Trẻ sơ sinh chưa có vận động, chỉ có những phản xạ đơn giản thực hiện một số vận động có liên quan đến sự nuôi dưỡng, thích ứng với môi trường xung quanh. Các vận động riêng lẻ của tay và chân xuất hiện hỗn loạn và ngắt quãng. Trẻ hầu như ngủ suốt ngày, nên ở thời kỳ này ta không tập cho trẻ.
– Giai đoạn trẻ từ 1,5 đến 3 tháng: Ở giai đoạn này trẻ đã có thời gian thức sau khi ăn, cho nên ta có thể áp dụng một số bài tập thụ động cho trẻ. Điều kiện cơ bản để phát triển đầy đủ thể lực và thần kinh tâm lý ở giai doạn này là tạo cho trẻ có trạng thái xúc cảm tốt. Có thể áp dụng các bài tập xoa vuốt nhẹ ở các ngón tay và ngón chân để giảm trương lực cơ gấp, tăng khả năng duỗi của cơ.
– Giai đoạn trẻ từ 3 đến 4 tháng: ở giai đoạn này đã có sự cân bằng trương lực cơ co và cơ duỗi của tay, trẻ có thể co, duỗi tay dễ dàng. Ta có thể áp dụng các bài tập thụ động cho tay. Và trong tháng 3, hệ cơ sau cổ của trẻ đã được củng cố, xuất hiện những phản xạ về tư thế.
Chân của trẻ vẫn chưa có sự cân bằng trương lực giữa cơ co và cơ duỗi. Do đó cần tập các bài tập xoa vuốt nhẹ, bài tập phản xạ cho chân và bàn chân.
– Giai đoạn trẻ từ 4 đến 6 tháng: ở trẻ đã có sự cân bằng trương lực cơ co và cơ duỗi của chân, bắt đầu đã xuất hiện động tác trườn. Các nhóm cơ tay, cơ chân và cơ bụng được củng cố. Cơ tay của trẻ phát triển, vận động của tay phong phú hơn. Trẻ có thể dang tay, với, lấy, cầm, nắm đồ chơi ở phía trước mặt. Cần tiếp tục cho trẻ tập các bài thụ động của tay và chân.
Khoảng cuối tháng 4 đến tháng 5 ở trẻ đã hình thành đường dẫn truyền thính giác nên trẻ thích hóng chuyện. Khi cho trẻ tập, cô nên phối hợp đếm để tăng mức độ nhịp nhàng của động tác để rèn luyện phản xạ vận động đối với âm thanh.
Đến cuối tháng 6 trẻ có thể lẫy từ ngửa sang nghiêng rồi sấp và ngược lại sang cả hai phía một cách thành thạo.Trẻ có thể đứng hoặc ngồi nếu được đỡ lưng và bắt đầu tập bò.
* Giai đoạn trẻ từ 6 đến 9 tháng: Trẻ ở giai đoạn này phát triển nhanh các vận động và các loại hoạt động tương đối nhịp nhàng.
Từ tháng 6, hoạt động của các cơ nhỏ ở bàn tay, ngón tay phối hợp tốt, trẻ có thể cầm, giữ đồ chơi trong tay được lâu. Trẻ tự lật thành thạo từ bụng sang lưng, từ nằm sấp sang nằm ngửa.
Tháng thứ 7 trẻ biết nâng người bằng 2 tay, 2 chân và bò. Bò là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển. Tháng thứ 8 trẻ biết tự ngồi và đứng vịn. Trong giai đoạn này, cần dạy trẻ các bài tập củng cố cơ toàn thân, nhằm phát triển khả năng ngồi, bò, đứng và đi men của trẻ.
* Giai đoạn trẻ từ 9 đến 12 tháng: ở giai đoạn này trẻ có thể thay đổi tư thế trong không gian một cách dễ dàng, đang nằm chuyển thành ngồi và ngược lại, đang đứng vịn tay chuyển sang buông tay để đi rồi chuyển sang ngồi xổm…
Trong quá trình tập luyện, nên cho trẻ tập với các đồ chơi khác nhau, tập bắt chước các vận động của người hướng dẫn, kết hợp với việc sử dụng lời nói để hướng sự chú ý của trẻ đến việc thực hiện bài tập.
b. Phát triển vận động của trẻ 2 tuổi
Sự phát triển vận động của trẻ 2 tuổi được diễn ra trên cơ sở của những vận động đi bộ.
Đặc điểm của những bước đi đầu tiên của trẻ là khi đi 2 chân dang rộng, tay đưa sang hai bên, phía trước hoặc lên cao, thân người luôn dao động về hai phía, đầu cúi về trước, bước chân ngắn không đều dễ ngã.
Cảm giác thăng bằng có tác dụng giữ cho cơ thể ở mọi vị trí trong không gian.
Vận động bò: Cuối năm thứ nhất trẻ đã bò thành thạo, lúc này trẻ sử dụng vận động bò như là một phương tiện để di chuyển.
Vận động lăn và ném: Trẻ 2 tuổi bắt đầu tập ném và lăn bóng.
Như vậy, ở trẻ 2 tuổi đa số những vận động cơ bản được hình thành, trừ vận động chạy và nhảy.Cuối năm thứ hai trẻ có thể chơi trò chơi vận động.
c. Phát triển vận động của trẻ 3 tuổi:
Vai trò điều chỉnh của trẻ ở lứa tuổi này tốt hơn, các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh chóng hơn, các quá trình kìm hãm được phát triển. Trẻ có cảm giác thường xuyên đòi hỏi thay đổi vận động, trẻ không giữ được mình trong tư thế yên tĩnh, cần phải luân phiên giữa vận động và nghỉ ngơi.
Vận động đi chạy và cảm giác thăng bằng: Trẻ 3 tuổi biết đi vững, bắt đầu chạy. Khi chạy trẻ thường đặt cả bàn chân xuống sàn, bước chạy xiên và chưa giữ được thăng bằng, nhịp điệu các bước chân chưa ổn định, hướng chạy chưa chính xác.
Cảm giác thăng bằng của trẻ được củng cố, trẻ đã có khả năng tự định hướng trong không gian và ước lượng khoảng cách. Tuy nhiên khi đi trên ghế băng trẻ còn thiếu tự tin, thiếu bình tĩnh.
Vân động nhảy: Là vận động hoàn toàn mới đối với trẻ lên 3. ban đầu trẻ nhảy chụm chân tại chỗ, nhưng bàn chân chưa rời khỏi mặt đất cùng một lúc, chưa biết phối hợp chân tay để đưa cơ thể lên cao hoặc bay về phía trước, khi hạ xuống đất chưa biết giữ thăng bằng, dễ ngã.
Vận động bò: Trẻ tự tin vào khả năng của mình khi bò, biết phối hợp chân tay một cách tự nhiên.
Vận động ném: Trẻ 3 tuổi chưa xác định được hướng ném và khoảng cách cần ném, trẻ thường ném lệch bóng về bên trái khi cầm bóng ở tay phải. Trẻ chưa phối hợp các cơ quan vận động với thị giác, trẻ chưa biết sử dụng sức mạnh của thân trên khi ném.
d. Phát triển vận động của trẻ 4 tuổi
Tốc độ phát triển thể lực của trẻ 4 tuổi chậm lại so với lứa tuổi trước, nhưng quá trình cốt hoá của xương lại diễn ra nhanh.
Vận động đi chạy và cảm giác thăng bằng: So với vận động đi, trẻ chạy tốt hơn, nhất là sự phối hợp chân tay, khi chạy trẻ giữ được thăng bằng, nhưng hướng chưa chính xác. khi đi thăng bằng trên ghế trẻ tự tin và bình tĩnh hơn.
Vận động nhảy: Đây là vận động khó, nó đòi hỏi sức mạnh của cơ chân, sự phối hợp chân tay với toàn thân.
Vận động ném, chuyền, bắt: Các bài tập này yêu cầu sự phối hợp vận động giữa sức mạnh và sự khéo léo, đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng, ước lượng bằng mắt. khi ném trẻ biết lấy đà bằng cách vung tay ra sau, rồi ném, nhưng chưa biết sử dụng lực đẩy của nửa thân trên. Trẻ 4 tuổi đã biết chuyền và bắt bóng theo vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc.
Vận động bò, trườn , trèo: Khi bò trẻ đã biết phối hợp chính xác giữa tay và chân, trẻ có khả năng bò, trườn nhanh với các kiểu. Ngoài ra trẻ còn biết trèo lên xuống thang, trèo lên xuống ghế.
e. Phát triển vận động của trẻ 5 tuổi
Trẻ 5 tuổi trở nên cứng cáp hơn, biết tự lực, rất hiếu động và không biết mệt mỏi, các vận động của trẻ dần dần đi đến hoàn thiện. Vì vậy, sự vận động của trẻ phải được người lớn theo dõi và kiểm tra. Các quá trình tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này được hoàn thiện, khả năng chú ý tăng, trẻ hiểu được nhiệm vụ của mình, trẻ có thể thực hiện những động tác, vận động quen thuộc bằng nhiều cách, trong một thời gian dài, với lượng vận động lớn hơn.
Vận động đi, chạy và cảm giác thăng bằng: Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi đi. Trẻ đã có phản xạ nhanh đối với hiệu lệnh xuất phát của vận động chạy, nhịp điệu bước chân ổn định, chạy đúng hướng, kết hợp chân tay tốt.
Vận động nhảy: Trẻ 5 tuổi đã biết phối hợp vận động khi nhảy, khi hạ xuống đất nhẹ nhàng hơn, biết co gối để giảm xóc.
Vận động ném, chuyên, bắt: Trẻ đã xác điịnh được hướng ném chính xác, biết dùng động tác “ngắm” để ném trúng đích. Khi ném trẻ biết phối hợp lực đẩy của thân và tay.
Vận động bò, trườn, trèo: Trẻ đã định được hướng vận động chính xác, phối hợp chân tay, thân mình linh hoạt, tránh chướng ngại vật khéo léo. Tốc độ trườn trèo nhanh.
g. Phát triển vận động của trẻ 6 tuổi
Tốc độ trưởng thành của trẻ tăng rất nhanh, tỷ lệ cơ thể đã cân đối tạo ra tư thế vững chắc, cảm giác cân bằng được hoàn thiện. Hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt, trẻ có khả năng chú ý cao trong quá trình tập luyện, các vận động cơ bản được thực hiện tương đối chính xác, mềm dẻo, khéo léo trong vận động.
Tóm lại: Dựa vào đặc điểm phát triển thể chất và vận động của trẻ ở từng độ tuổi mầm non, ta sẽ lựa chọn những nội dung và phương pháp hướng dẫn vận động phù hợp với trẻ để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình luyện tập cho chúng.
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:- Các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
- Lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em
- Dạy học là gì? Quá trình dạy học
- Khoa học giáo dục là gì?
Từ khóa » đặc điểm Học Tập Của Trẻ Mầm Non
-
Phong Cách Học Tập Của Trẻ Mầm Non Bố Mẹ Cần Biết - ODPHUB
-
Đặc Điểm Học Tập & Phát Triển Của Trẻ Mầm Non | Mighty Math
-
Đặc điểm Học Tập Của Trẻ Mầm Non Là Gì
-
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRẺ MẦM NON
-
Những đặc điểm Tâm Lý Trẻ Mầm Non Mà Giáo Viên Cần Biết
-
Những đặc điểm Tâm Lý Trẻ Mầm Non Mà Cha Mẹ, Giáo Viên Cần Nắm Rõ
-
Đặc điểm Của Trò Chơi Học Tập Mầm Non - Bí Quyết Xây Nhà
-
Đặc điểm Chung Của Trẻ Mẫu Giáo - Mới Cập Nhập - Update Thôi
-
ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ TRẺ MẦM NON CHA MẸ CẦN BIẾT
-
[PDF] LT: 02) A. Mục Tiêu 1. Kiến Thức. Sau Khi Học Xong Bài Bày Yêu C
-
Đặc điểm Nhận Thức Chung Của Trẻ Mầm Non
-
[PDF] Khoa Giáo Dục Mầm Non - Trường Đại Học Tân Trào
-
Tổ Chức Hoạt động Học Theo Hướng Trải Nghiệm Cho Trẻ Mẫu Giáo ở ...
-
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHO TRẺ MẦM NON - Tài Liệu Text - 123doc