Đặc điểm Tâm Lý Tuổi Lên 3
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc điểm tâm lý của một đứa trẻ lên ba
Tâm lý trẻ lên 3 rất đặc biệt, khác xa so với tâm lý trẻ ở các độ tuổi khác nên cha mẹ cần tinh tế ở giai đoạn quan trọng này nếu muốn nuôi dạy thành công đứa trẻ.
Sự hình thành cái “tôi” của bé
Tuổi lên ba là tuổi đứa trẻ bắt đầu hình thành ý thức về bản thân mình, biết mình có riêng, mình là con gái hay con trai, phân biệt mình với thế giới xung quanh. Lúc này, bé yêu của bạn đã có khả năng tự ý thức về bản thân và từ đó nảy sinh ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác, trẻ bắt đầu thích nghe đánh giá và nhận xét về mình, và đương nhiên rồi, bé rất thích được khen.
Cái “tôi” của bé rõ ràng nhất khi bé muốn tự làm mọi việc, muốn có quyền đối với mọi vật xung quanh, muốn trở thành người lớn ngay tức khắc, không muốn can thiệp vào hoạt động của mình. Mong muốn được làm người lớn, được độc lập là động lực thúc đẩy sự phát triển cái “tôi” của trẻ lên ba.
Bé quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh
Nếu quan sát bé yêu bạn sẽ thấy bé có ý thức và nhạy cảm hơn với thế giới bé sống, bé đã sẵn sàng đáp lại tương tác của mọi người, biết chờ đợi nếu chưa đến lượt mình và chia sẻ đồ chơi với người khác. Ý thức về thời gian của bé trở nên rõ ràng hơn. Bé yêu thể hiện sự quan tâm còn bằng việc luôn tò mò muốn tìm hiểu khám phá tính chất của sự vật, dần dần biến cái đồ chơi đó thành môn luyện tập các kỹ năng đơn giản, đồng thời bắt đầu biết dùng các vật thể đó làm các trò chơi theo trí tưởng tượng của trẻ.
Bé chú ý hơn đến vật dụng gia đình cùng các vật dụng xung quanh, chăm chú hơn với những vật phát sinh ngoài cửa sổ, cử chỉ hành động của người lớn cũng rơi vào tầm ngắm của bé. Nếu bé trở nên thích nghịch nước, nó có thể nghịch nước với nhiều hình thức khác nhau hoặc thích chơi bóng như ném hoặc đá bóng, sau đó lại nhặt lên thì bạn đừng lấy làm phiền lòng bởi bé đang khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của bé.
Bé đã biết cách thể hiện cảm xúc của mình
Ở tuổi lên ba, bé cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, không còn rụt rè, nhút nhát với mọi người nữa. Bé tỏ ra cởi mở hơn ngay cả khi đối với người lạ. Tuy nhiên điều này còn tuỳ thuộc vào cá tính của từng bé, có bé còn chủ động làm quen với người lạ nữa. Trong những tình huống quen thuộc, bé cảm thấy hoàn toàn thoải mái, mặc dù đôi lúc bé hơi e dè, thậm chí còn chạy vù đến ôm chầm lấy cha mẹ để có cảm giác thoải mái hơn. Lúc này, bé yêu của bạn cũng đã có sự tự ý thức về cảm xúc rất rõ rệt, bé đã biết xấu hổ khi bị ai đó lên án.
Thậm chí, chúng có thể nhận xét về mình (thông qua nhận xét của người lớn hoặc liên hệ với các nhân vật trong truyện). Trẻ tự ý thức hành động của mình theo thời gian: quá khứ, hiện tai, tương lai, bé đã biết bày tỏ tình cảm của mình với những người thân yêu, và có những người bạn thân mến của bé.
Có thể xuất hiện những “khủng hoảng tuổi lên ba”
Trong cuốn sách “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, V.Keler đã từng nhấn mạnh đợt khủng hoảng vĩ đại của một đứa trẻ với những biểu hiện có thể có như: Bé trở nên tiêu cực hơn trong quan hệ xã hội với những người xung quanh nên đôi lúc bé không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn. Bé cũng có thể ngoan cố hơn, có những phản ứng đối với những quyết định của chính mình, thể hiện ở chỗ trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.
Bạn cũng cảm thấy con mình trở nên ngang ngạnh và không vâng lời những người thân trong gia đình mình. Bé cũng có thể đột nhiên tự tiện hơn trong hành vi, bé muốn tự mình làm điều gì đó không cần sự giúp đỡ của bố mẹ nữa, và hướng đến sự độc lập về mặt vận động của bé. Đôi lúc bạn bị sốc thực sự khi nghe con bạn mắng người lớn là “đồ ngốc”, hoặc bé trở nên nổi loạn trong những tình huống cụ thể.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi nguyên nhân của khủng hoảng này là trẻ có nhu cầu độc lập do phát triển ý thức bản ngã, tự ý thức nhưng năng lực còn hạn chế, cơ thể còn non nớt và đặc biệt là người lớn thường cấm đoán nên nhu cầu độc lập của trẻ không được thỏa mãn. Bạn hãy lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để chia sẻ những khó khăn về tâm lý của bé yêu trong giai đoạn này.
Từ khóa » độ Tuổi Trẻ Lên 3
-
Vì Sao Trẻ Lên 3 Thường Bướng Bỉnh? | Vinmec
-
Cùng Con Chiến đấu Với Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 - Hello Bacsi
-
7 Biểu Hiện Của Bé Bị Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 & 5 Cách Xỷ Lý
-
Khủng Hoảng Tuổi Lên Ba: Làm Gì để Cùng Con Vượt Qua Giai đoạn Này?
-
Ứng Xử Ra Sao Với Khủng Hoảng Tuổi Lên Ba | Prudential Việt Nam
-
KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ TUỔI LÊN 3
-
Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 ở Trẻ
-
Khi Bé Lên 3 - Tuổi Trẻ Online
-
Khủng Hoảng Tuổi Lên Ba: Cha Mẹ Cần Gì Làm Gì
-
Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 ở Trẻ Và Biện Pháp Khắc Phục ... - MarryBaby
-
Bé 3 Tuổi: Hiểu Tâm Lý Và Sự Phát Triển để Dạy Con Nhàn Tênh
-
7 Biểu Hiện Chứng Tỏ Con đang “khủng Hoảng Tuổi Lên 3” - AFamily
-
Có Một Nỗi Khủng Hoảng Của Ba Mẹ Mang Tên: "Trẻ Lên 3" - Sense
-
Bí Quyết Chọn đồ Chơi Cho Bé 3 Tuổi Phát Triển Trí Tuệ Vượt Trội