Ứng Xử Ra Sao Với Khủng Hoảng Tuổi Lên Ba | Prudential Việt Nam Trang chủ » độ Tuổi Trẻ Lên 3 » Ứng Xử Ra Sao Với Khủng Hoảng Tuổi Lên Ba | Prudential Việt Nam Có thể bạn quan tâm độ Tuổi Trẻ Suy Dinh Dưỡng độ Tuổi Trung Bình Quan Hệ Lần đầu độ Tuổi Trung Niên độ Tuổi Trung Niên Là Bao Nhiêu độ Tuổi Trung Niên La Bao Nhiêu Tuổi JavaScript is off. Please enable to view full site. Blog Nhịp Sống Khỏe Ứng xử ra sao với khủng hoảng tuổi lên ba Nội dung bài viết Hãy để con sáng tạo Hãy để “điều phi lý” của trẻ được thừa nhận một cách hợp lý Giúp con “gọi tên cảm xúc” Hãy lắng nghe Biến hoạt động chơi của con thành cơ hội giáo dục Trong tiến trình phát triển tâm lí ở trẻ, giai đoạn được gọi tên “khủng hoảng tuổi lên ba” là giai đoạn diễn ra sự phát triển mạnh mẽ mà khó có thể tìm thấy ở các giai đoạn khác. Đây là giai đoạn phát triển mang tính đột phá ở cả thể chất (hệ xương, hệ cơ, sự hoàn thiện các cơ quan vận động,…) lẫn tâm lý (năng lực ngôn ngữ, ý thức về các mối quan hệ xã hội,…. ). Nổi bật hơn cả là sự biến đổi về chất của các chức năng tâm lí, tạo nên nền tảng của toàn bộ quá trình hình thành nhân cách sau này. Do đó, đây là khoảng thời gian khó khăn đối với chính trẻ lẫn cha mẹ - vì sự lúng túng trước hàng loạt các biểu hiện khủng hoảng của con. Phản ứng phổ biến mà các bậc cha mẹ thường thể hiện trước những “cơn ương bướng” của con là nổi giận, cưỡng ép và qui gán cho con hàng loạt các từ ngữ định giá tiêu cực như: “con hư”, “không ngoan”, “lì lợm”,… Và thực tế chứng minh, tất cả những kiểu phản ứng đó có thể dập tắt tạm thời việc trẻ bất hợp tác, nhưng sau đó, mọi chuyện vẫn quay trở về chỗ cũ, thậm chí với mức độ trầm trọng hơn. Ứng xử hợp lí với khủng hoảng tuổi lên ba đòi hỏi cha mẹ bắt đầu bằng việc hiểu đúng vấn đề mà con đang gặp phải. Đó chính là sự “mất cân bằng tạm thời” giữa các yếu tố, tạo nên những mẫu thuẫn bên trong lẫn bên ngoài của trẻ. Cụ thể, mâu thuẫn bên trong chính là sự phối hợp không nhịp nhàng giữa “năng lực cá nhân” và “nguyện vọng độc lập” của trẻ và sự cản trở từ phía người lớn bằng việc “bao bọc, làm thay” đối với mong muốn của trẻ là được thực hiện “nguyện vọng độc lập” đã tạo nên (mâu thuẫn bên ngoài). Nguyên nhân này lý giải vì sao khi làm cha mẹ, chúng ta không thể nào cấm cản và áp đặt con; thay vào đó, những điều bạn cần làm sẽ là: 1. Hãy để con sáng tạo Với tư duy trực quan – hình ảnh, bé bắt đầu biết suy luận dựa trên hình ảnh bề ngoài của sự vật hiện tượng, giảm dần việc “thử và sai”và biết cách quan sát để tìm ra đáp án. Giai đoạn này bé có thể học hỏi rất nhanh và ghi nhớ sâu những điều mới lạ, vì vậy, khi tương tác cùng con, cha mẹ hãy đặt ra các câu hỏi “tại sao”, “sao thế này mà không là thế khác”, “nếu… thì …” để kích thích hành vi sáng tạo cho bé. Chẳng hạn, “Nếu bỏ quả bóng xuống nước thì….”, “Nếu Nấm không cắt móng tay thì….”, “Tại sao mèo lại phải có bộ lông?”, “Sao chúng ta phải ăn canh bằng muỗng (thìa) mà không phải bằng đũa?”,… Cách thức này không chỉ có giá trị trong việc kích thích tính sáng tạo cho trẻ mà còn là cơ hội để cha mẹ hình thành sự tự tin thể hiện ý kiến cho trẻ. 2. Hãy để “điều phi lý” của trẻ được thừa nhận một cách hợp lý Khi cha mẹ đã chấp nhận để trẻ được đưa ra các ý tưởng sáng tạo, thì điều cần làm kế tiếp phải là “thừa nhận ý kiến” đó. Không nên đối xử với những phát biểu hết sức ngô nghê, phi lý của trẻ theo kiểu phủ định, gạt bỏ, chế giễu. Hãy hiểu rằng, trí tưởng tượng, đối với bé có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tâm lý, nhận thức. Bé sử dụng trí tưởng tượng để lý giải các hiện tượng xung quanh, để thoát khỏi giới hạn kinh nghiệm cá nhân chật hẹp, bộc lộ xu hướng tính cách và phát triển ngôn ngữ. Sự đánh giá theo tiêu chuẩn “hợp lý” của người lớn hoàn toàn không có ý nghĩa với trẻ trong lúc này, thậm chí, còn có thể tạo nên cho trẻ cảm giác “mình không được chấp nhận/ không ai hiểu mình cả!”. 3. Giúp con “gọi tên cảm xúc” Trong giai đoạn này, tình cảm của bé bùng nổ nhanh chóng, mạnh mẽ, rõ ràng và có dấu hiệu cho thấy sự hình thành các tình cảm bậc cao, đặc biệt là tình cảm thẩm mỹ - biết nhận ra cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp. Ở tuổi này, bé cũng hay có những biểu hiện bướng bỉnh, chống đối, ghen tức. Đặc điểm này xuất phát từ khả năng tự kiểm soát chưa cao, cộng hưởng với nguyện vọng độc lập. Do đó, khi tương tác với bé, cha mẹ cần lưu tâm giúp bé điều chỉnh, đừng nôn nóng“dập tắt” tính ngang bướng của bé. Hãy cho bé những hướng dẫn rõ ràng, bình tĩnh và lắng nghe bé. Đừng ngần ngại thể hiện cho con thấy rằng “Bố mẹ hiểu cảm giác của con!”, “Con buồn lắm khi thấy cha mẹ bế em phải không?”, “Có phải vì con muốn được ăn gà rán nhưng mẹ không cho nên con thất vọng không?”… Hãy giúp con diễn đạt những điều mà con đang trải qua, sự gợi mở này sẽ có tác dụng bình ổn mong muốn nổi loạn của trẻ một cách trực tiếp. Để sau đó, trẻ dễ dàng chấp nhận thực hiện các hướng dẫn hành vi từ cha mẹ:“con nên cảm ơn, xin lỗi”; “con nên dọn đồ chơi vào góc phòng”; “con có khó chịu về điều này không, tại sao?”; “vì sao con không thích em nằm cạnh mẹ?”... Từ đây, việc đối mặt với khủng hoảng tuổi lên ba không còn là vấn đề quá lớn lao của cả cha mẹ và bé. >>> Bài viết có liên quan: Giúp con gọi tên cảm xúc như thế nào mới đúng? 4. Hãy lắng nghe Giai đoạn này, ngôn ngữ của bé bước vào thời kỳ phát cảm – bé bộc lộ tính nhạy cảm cao đối với ngôn ngữ, khiến cho ngôn ngữ của bé phát triển nhanh và hoàn thiện. Rất nhiều phụ huynh rơi vào tình trạng“đau đầu” khi phải nghe con mình nói huyên thuyên, thỉnh thoảng còn là cãi lý với cha mẹ. Thế nhưng, cha mẹ cần nhận ra: Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng ta cung cấp vốn từ cho bé thông qua các hoạt động: trò chuyện, đọc sách,… Từ đó, quá trình tư duy, cách giải quyết vấn đề của bé chuyển sang một bước tiến mới. Ngôn ngữ trở thành phương tiện để bé trình bày ý tưởng, mong muốn của mình hiệu quả và rõ ràng hơn. Thay vì cấm đoán vô cớ:“Con có nín đi không?” hoặc phán xét“Sao mà nói nhiều quá!”, cha mẹ cần trở thành một người bạn biết lắng nghe để hiểu, uốn nắn và cung cấp vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Đồng thời, chính việc lắng nghe này tạo cho con cảm giác thoải mái, được giải tỏa những điều lo lắng trong lòng, từ đó trẻ sẽ có thái độ hợp tác hơn và chấp nhận các chuẩn mực mà cha mẹ đang cung cấp cho mình. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách nào để trở thành bạn đồng hành thân thiết cùng con? 5. Biến hoạt động chơi của con thành cơ hội giáo dục Nếu như từ 1-3 tuổi trẻ hoạt động bằng cách chơi với đồ vật thì tới 3-6 tuổi trẻ đã biết chơi với bạn qua những trò chơi sắm vai. Trẻ bắt đầu cần bạn cùng chơi để tham gia vào các tình huống chơi như: làm cha mẹ, nấu bếp, dạy học v.v... Đời sống xã hội xung quanh được trẻ tái hiện sinh động trong hoạt động này. Tất cả các hành vi của người lớn trở thành “nguyên liệu” để trẻ chế biến lại trong hoạt động chơi của mình. Vì thế, đây là cơ hội tuyệt vời để giáo dục những thói quen tốt, hợp chuẩn mực cho trẻ. Bạn hãy cùng chơi với trẻ các trò chơi sắm vai và“đổi vai”: trẻ thành cha/mẹ, thành cô giáo. Trong từng vai trò, hãy quan sát cách trẻ hành xử, bộc lộ ý nghĩ của mình. Từ đó, cung cấp các chuẩn mực cho trẻ như “con nên thế này, thế kia…”, “muốn người khác giúp, con phải nói là…”,… như vậy việc học được những thói quen tốt với trẻ sẽ trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn. >>> Xem thêm: Bỏ túi 10 trò chơi vừa học vừa chơi cùng con cả tuần không chán Nói dối và hành trình nhận thức ở trẻ 5 điều mà người lớn nên học từ trẻ em Sản phẩm tham khảo Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-HÀNH TRANG TRƯỞNG THÀNH Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp PRU-TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG Kế hoạch tích lũy Bài viết mới nhất Kế hoạch học vấn 6 bước cụ thể giúp bạn lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới Lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới là bước chuẩn bị thiết yếu cho hành trình trưởng thành của nhiều bạn trẻ. Học ngay 5 bước lập kế hoạch hiệu quả nhé. Kế hoạch học vấn Là cha mẹ cũng cần học cách tôn trọng con Để tôn trọng trẻ đúng cách, cha mẹ nên kiềm chế thể hiện cái tôi, tôn trọng kèm giữ kỷ cương, không đem con ra so sánh và tôn trọng không gian riêng của trẻ. Kế hoạch học vấn Đâu là lời giải của bài toán "Cho con học đại học"? Trước nhiều biến động kinh tế, lựa chọn giải pháp vừa phù hợp vừa an toàn như bảo hiểm nhân thọ giúp ba mẹ nhẹ gánh lo về học phí mỗi năm của con. Kế hoạch học vấn Cho con học trường quốc tế, phụ huynh cần lưu ý những gì? Chọn trường quốc tế không chỉ phụ thuộc vào kế hoạch tài chính đường dài của cha mẹ, mà còn phải xem xét khả năng ngoại ngữ và năng lực học tập của con. Kế hoạch học vấn Dạy trẻ cách kiếm tiền, cha mẹ nên bắt đầu từ đâu? Dạy trẻ kiếm tiền là phương pháp giáo dục giúp trẻ xây dựng tâm lý quý trọng tiền và thúc đẩy con có nhiều ý nghĩ táo bạo trong xây dựng tài chính tương lai. Kế hoạch học vấn Dạy trẻ tiết kiệm tiền – Chìa khóa để trẻ quản lý tài chính hiệu quả trong tương lai Để dạy trẻ tiết kiệm tiền, bố mẹ nên giúp trẻ xây dựng lộ trình, chi tiêu trong ngân sách, cũng như thảo luận và khen ngợi trẻ. Xem chi tiết tại đây nhé! Kế hoạch học vấn 7 lời khuyên từ chuyên gia Harvard để giúp con trẻ phát triển não bộ tốt nhất Gợi ý 7 quy tắc nuôi dạy giúp trẻ phát triển não bộ như trò chuyện và đọc cho con nghe, để con tự do khám phá, giúp con nhìn nhận vấn đề,... Xem thêm tại đây! Kế hoạch học vấn 4 khái niệm giúp con hiểu khái quát về tiền Dạy con những kỹ năng quản lý tiền bạc ngay từ sớm sẽ giúp trẻ hiểu về giá trị của đồng tiền và dễ dàng đạt được những thành công sau này... Kế hoạch học vấn Muốn con chi tiêu thông minh, hãy là những bậc phụ huynh thông thái “Cho con bao nhiêu tiền tiêu vặt là đủ?” là câu hỏi thường gặp của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất không nằm ở định lượng số tiền mà ở việc hướng dẫn con dùng tiền đúng đắn, thông minh... Kế hoạch học vấn Quyên góp và bài học về sự tử tế cho con Chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn hơn mình có thể là một trong những bài học đạo đức đầu đời của mỗi đứa trẻ... Kế hoạch học vấn Bố mẹ ơi, tiền từ đâu mà có? “Tiền từ đâu mà có” là câu hỏi không ít phụ huynh gặp phải. Việc tránh né hay trả lời một cách đối phó có thể dẫn đến việc trẻ hiểu sai giá trị của việc đi làm kiếm tiền. Thay vào đó, hãy thẳng thắn cho trẻ biết công việc cụ thể của cha mẹ và mục đích của việc kiếm tiền là gì... Kế hoạch học vấn Dạy con tiết kiệm – Bài học nhỏ hình thành nhân cách lớn Việc dạy con tiết kiệm từ nhỏ sẽ giúp trẻ biết trân trọng sức lao động, hiểu được giá trị của đồng tiền, và trở thành người có trách nhiệm trong chi tiêu khi trưởng thành. Kế hoạch học vấn 8 điều bạn và con có thể học được khi cùng xem phim Forrest Gump Khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên, sẽ có nhiều điều cần được hướng dẫn nhưng điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần tìm cách chia sẻ khéo léo cùng con... Kế hoạch học vấn 10 trò vừa học vừa chơi cùng con cả tuần không chán Viết thư tay, cùng nhau vào bếp, giải câu đố, truy tìm kho báu...khám phá 10 trò vừa học vừa chơi cùng con trẻ giúp phát huy khả năng sáng tạo, tư duy nhạy bén Kế hoạch học vấn Đừng ngăn cấm, hãy hướng dẫn con dùng mạng xã hội đúng cách Những đứa trẻ sinh sau năm 2000 được gọi là iGen - thế hệ lớn lên cùng công nghệ, các ứng dụng điện thoại và mạng xã hội... Kế hoạch học vấn Những bài học tài chính "vỡ lòng" cha mẹ cần dạy con Một nghiên cứu của đại học Cambridge đã chỉ ra rằng thói quen sử dụng tiền bạc của trẻ nhỏ được hình thành từ trước năm 7 tuổi, nhờ quan sát cha mẹ và học theo... Kế hoạch học vấn Tuổi teen của con sẽ tuyệt vời hơn nhờ 10 kỹ năng sống này Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ sớm giúp con hình thành thái độ tự tin, ứng xử độc lập và linh hoạt trước tình huống khó khăn bất ngờ xảy ra. Kế hoạch học vấn Dạy con vật lý không khó như mẹ nghĩ! Bài sau gợi ý 7 trò chơi theo phương pháp STEM giúp trẻ có hứng thú học tập cũng như phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Truy cập để tham khảo ngay! Kế hoạch học vấn 5 cách giúp con thêm yêu môn kỹ thuật Thay vì dạy bảo, hãy truyền cảm hứng cho con, môn kỹ thuật sẽ không còn nhàm chán mà còn giúp con phát huy khả năng sáng tạo vượt bậc...Xem ngay tại đây! Kế hoạch học vấn Làm sao để toán học thú vị hơn trong mắt trẻ? Gợi ý 5 cách giúp toán học thú vị hơn trong mắt trẻ như học toán khi đi siêu thị, chơi trò mua và bán, làm toán trong nhà bếp,... Xem thêm chi tiết tại đây! Kế hoạch học vấn Cùng con đi học mẫu giáo Đi học mẫu giáo nghĩa là bé chính thức xa rời vòng tay chăm sóc của cha mẹ, phải tự mình giải quyết các vấn đề tại trường... Kế hoạch học vấn Cùng con học cách tự điều khiển tâm trí và giữ bình tĩnh Thiền hơi, thiền ngồi sẽ giúp trẻ giảm bớt cảm giác lo sợ, tăng khả năng tập trung,... đồng hành cùng con trong quá trình luyện tập tự điều khiển tâm trí! Kế hoạch học vấn Biết cách quan tâm người khác, con sẽ trở thành người tử tế Tìm hiểu cách chuyển sự đồng cảm của con thành hành động quan tâm người khác, giúp bé trở thành người tử tế khi lớn lên. Xem thêm chi tiết trong bài sau. Kế hoạch học vấn 3 bài học giúp con biết cảm thông Tìm hiểu 3 bài học giúp con biết cảm thông từ khi còn nhỏ, qua đó trẻ có thể trở thành người tử tế trong tương lai. Xem thêm chi tiết trong bài viết sau! Kế hoạch học vấn Dạy trẻ cách cư xử tử tế bắt đầu từ đâu? Dạy trẻ cách cư xử tử tế với bản thân và mọi thứ xung quanh bằng các hành động đơn giản sẽ giúp con sống hạnh phúc hơn. Xem cách thực hiện chi tiết tại đây! Kế hoạch học vấn Rèn luyện tư duy toàn cầu cho con từ hôm nay Tìm hiểu cách rèn luyện tư duy toàn cầu cho con từ thuở bé, giúp con ông dân toàn cầu và mang đến cuộc sống hạnh phúc cho chính mình và cộng đồng. Xem ngay! Kế hoạch học vấn Chân dung công dân toàn cầu Cùng Prudential tìm hiểu rõ hơn về nhóm người được cho là có khả năng làm cầu nối mang lại lợi ích cho cộng đồng thế giới nhé... Kế hoạch học vấn Tết này con sẽ làm gì? “Kể về những ngày Tết của con” luôn là đề tập làm văn ưa thích của các cô giáo tiểu học mỗi dịp ra Giêng. Ấy vậy mà với nhiều trẻ em thành phố hiện nay... Kế hoạch học vấn Thời gian biểu cho bé vào tiểu học Gợi ý thời gian biểu cho bé vào tiểu học cân bằng các khoảng thời gian như học, ngủ, chơi, hoạt động thể chất, phát triển triển năng khiếu, bạn bè và gia đình. Kế hoạch học vấn Khám phá 5 phương pháp giáo dục "đi ngược truyền thống" Các phương pháp giáo dục đi ngược truyền thống như Montessori, Steiner, Harkness... nếu áp dụng đúng thì có thể giúp trẻ phát triển thể chất, trí não tối ưu. Kế hoạch học vấn Lợi ích bất ngờ khi cho trẻ đọc truyện tranh Bố mẹ nào cũng muốn con mình rèn luyện thói quen đọc sách nhưng lại âm thầm dành một ác cảm cho truyện tranh... Kế hoạch học vấn Chuẩn bị hành trang du học cho con Có khoảng 130.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài trong năm 2016, với khoản chi tiêu trung bình khoảng 3 tỷ USD mỗi năm... Kế hoạch học vấn 6 bí quyết dạy con ngoan của các nhà tâm lý học ĐH Harvard Tìm hiểu 6 bí quyết dạy con ngoan của các nhà tâm lý học đại học Harvard như dành thời gian cho con, nhắc nhở rằng con rất quan trọng với bạn,... Xem ngay! Kế hoạch học vấn Đồng tiền chạy đi đâu thế mẹ ơi? “Ai làm ra đồng tiền?", "Tiền dùng để làm gì?", hay "Đồng tiền chạy đi đâu?"? Bạn đã bao giờ lờ đi hoặc cố chuyển chủ đề khi “bị” bé đặt ra các câu hỏi về tiền hay chưa... Kế hoạch học vấn Lợi ích của việc học Ngoại ngữ: Tại sao nên dạy trẻ từ sớm? Học ngoại ngữ từ sớm mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Nhưng liệu có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm? Đọc bài viết để biết thêm thông tin. Kế hoạch học vấn Khi nào nên cho con học bơi? Theo một khảo sát của Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em năm 2016, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em biết bơi ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng lần lượt là 35% và 10%... Kế hoạch học vấn Làm cách nào để con nhận ra giá trị của lao động và tiền bạc? Làm cách nào để con nhận ra giá trị của lao động và tiền bạc? Bố mẹ hãy áp dụng các cách trong bài sau để dạy con biết tiêu tiền đúng cách,... Xem ngay! Kế hoạch học vấn Nhà đầu tư nhí tiềm năng "Chứng khoán là gì vậy bố?", "Cổ phần của cổ đông là sao hả mẹ?" Nhiều bố mẹ lúng túng khi giải thích về các khoản cổ phiếu vì lo con không hiểu... Kế hoạch học vấn Làm gì khi trường học trở thành nỗi sợ của trẻ? Trẻ khóc lóc, không chịu dậy, kêu đau đầu, đau bụng mỗi khi đi học là biểu hiện tâm lý sợ đến trường ở trẻ 3 - 6 tuổi. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này? Kế hoạch học vấn Kích thích khả năng tư duy của trẻ như thế nào? Khi trẻ bước vào bậc tiểu học, sẽ có những bước chuyển biến lớn về quá trình nhận thức. Lúc đó, tư duy trực quan sơ đồ ở trẻ được diễn ra một cách ưu thế... Kế hoạch học vấn Dạy con tiết kiệm phần 3: Heo khẩn cấp Cuộc sống muôn màu tràn ngập niềm vui nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Làm cách nào để giúp con có sự chuẩn bị về tài chính tốt nhất... Kế hoạch học vấn Đồng tiền vô hình - Dạy con sử dụng thẻ ngân hàng hiệu quả Cô bạn tôi, một ngày tá hỏa nhìn con cắt thẻ ngân hàng làm đồ chơi. Một anh bạn khác còn kém may mắn hơn khi phát hiện ra gần chục triệu trong tài khoản "không cánh mà bay", chỉ vì... Kế hoạch học vấn Dạy con tự lập trong chi tiêu Nhiều cha mẹ không muốn để con tiêu tiền từ nhỏ, họ thay con thực hiện mọi quyết định chi tiêu tới tận khi con lớn... Kế hoạch học vấn Dạy con khởi nghiệp Dạy con khởi nghiệp là phương pháp mà cha mẹ sẽ cùng trẻ thực hiện dự án kinh doanh nhỏ giúp truyền cho con cảm hứng sáng tạo và hoài bão trong tương lai. Kế hoạch học vấn Dạy con tiết kiệm phần 2: Heo dài hạn Không chỉ tiết kiệm vì những sở thích hiện tại, trẻ cần được rèn luyện tính tiết kiệm cho mục tiêu trong tương lai. Cùng tìm hiểu trong bài viết của Prudential... Kế hoạch học vấn Dạy con tiết kiệm phần 1: Heo ngắn hạn Bố mẹ nào cũng muốn dạy con tiết kiệm, tuy nhiên việc hướng dẫn con sử dụng những khoản tiền tiết kiệm đó cho các mục đích khác nhau cũng quan trọng không kém... Kế hoạch học vấn Đồng hành cùng con trong việc thiết lập mục tiêu Cha mẹ đồng hành cùng con trong việc thiết lập mục tiêu từ sớm, giúp trẻ dễ dàng trong việc lựa chọn hướng đi cho mình trong mỗi giai đoạn cuộc sống. Kế hoạch học vấn Giúp con chọn bạn mà chơi như thế nào? Trong độ tuổi dậy thì, bố mẹ sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy con chọn bạn mà chơi. Bạn thế nào là tốt? chưa tốt? nên chơi? không nên chơi... Kế hoạch học vấn Phương pháp "hai quả táo" giáo dục con trẻ về vấn nạn bắt nạt học đường Bắt nạt học đường luôn là một trong những chủ đề đáng quan tâm nhất của giáo viên và phụ huynh. Làm thế nào để ngăn chặn con trẻ trước vấn nạn này... Kế hoạch học vấn Làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong thời điểm vàng Phát triển ngôn ngữ là một trong những nội dung cơ bản, then chốt của việc hoàn thiện nhân cách. Tiến trình phát triển tâm lý của con người... Kế hoạch học vấn Thu hẹp khoảng cách thế hệ với con trẻ bắt đầu từ đâu? Đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy không hiểu nổi thế hệ con mình? Từ cách suy nghĩ đến những hành động... Kế hoạch học vấn Con có đang chi tiêu quá tay? Để con chịu nghe lời tư vấn trong những năm “tuổi nổi loạn”, bố mẹ hãy làm bạn đồng hành mua sắm của con ngay từ khi con bé. Tìm hiểu chi tiết tại bài viết! Kế hoạch học vấn Con bạn có đang trở nên xa cách với gia đình? Càng lớn, con trẻ càng có xu hướng gần gũi với bạn bè nhiều hơn và dần trở nên xa cách với gia đình. Là bậc cha mẹ, bạn sẽ đương đầu với thử thách này ra sao... Kế hoạch học vấn Con biết yêu - cha mẹ phải làm sao? Nhiều cha mẹ thắc mắc: Con còn đang ở cấp 2, có nên cấm con yêu hay không? Nếu cấm thì sao? Mà không cấm thì sao? Phải làm gì khi con biết yêu sớm như thế này... Kế hoạch học vấn Trước khi quyết định có con, hãy tự hỏi 4 câu sau! Thời điểm khi con sinh ra là một trong những sự kiện quan trọng cần có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt tài chính... Kế hoạch học vấn Cần làm gì để chuẩn bị tâm thế đến trường cho trẻ? Trẻ em đến tuổi đi học là một bước ngoặc lớn cho cả con và cha mẹ. Cùng Blog Nhịp Sống Khỏe chuẩn bị hành trang cho con đến trường nhé... Kế hoạch học vấn Cách nào để trở thành bạn đồng hành thân thiết của con? Lưu ngay cách để trở thành bạn đồng hành thân thiết của con trong hành trình trưởng thành tương lai mà cha mẹ nên biết. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài sau. Kế hoạch học vấn Bí quyết nuôi dạy con từ 5 chuyên gia TED Talks Bài viết tổng hợp 5 buổi TED Talk về cách nuôi dạy trẻ, giúp cha mẹ thấu hiểu, chăm sóc con tốt hơn từ giúp trẻ trở nên hạnh phúc, can đảm và có hoài bão. Kế hoạch học vấn Giúp con bảo vệ bản thân ở tuổi dậy thì Khi trẻ ở vào độ tuổi vị thành niên, các vấn đề tâm sinh lí mà trẻ phải trải nghiệm thực sự rất phức tạp. Nguyên nhân là... Kế hoạch học vấn 3 cấp độ khó khăn và cách dạy trẻ đối mặt Nắm rõ ba cấp độ khó khăn trong quá trình trưởng thành của trẻ, giúp cha mẹ dạy con cách đối mặt và vượt qua nó. Nhờ đó trẻ phát triển, lớn lên đúng cách. Kế hoạch học vấn Hội chứng nổi loạn, đua đòi ở tuổi mới lớn Một trong những vấn đề của tuổi mới lớn được nhắc đến nhiều nhất hiện nay là xu hướng nổi loạn, đua đòi. Hình ảnh các em đến trường trong chiếc quần jean rách... Kế hoạch học vấn Làm thế nào để giúp con sống có trách nhiệm Tìm hiểu 5 cách để giúp con sống có trách nhiệm, hình thành thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ để con phát triển kỹ năng sống hoàn thiện...Xem chi tiết tại đây! Kế hoạch học vấn Không nên áp đặt việc chọn ngành học cho con Cậu con trai vội vã cởi dép rồi đi ngay vào phòng và đóng cửa lại, chẳng cần để ý tới bất cứ ai trong nhà đang lặng lẽ quan sát cậu... Đừng quên để lại thông tin bạn nhé Nhận tư vấn miễn phí về gói bảo hiểm phù hợp Hãy để lại thông tin bên dưới, chuyên viên tài chính Prudential sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất * Là các thông tin bắt buộc Thông tin chưa hoàn thành Vui lòng nhập đủ các thông tin bắt buộc * Là các thông tin bắt buộc Nhập thông tin của bạn Họ và Tên Country Số điện thoại Địa chỉ email Chọn thành phố Nơi sinh sống Nơi sinh sống Hà Nội TP Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Giang Bắc Kạn Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Định Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Lắk Đắk Nông Điện Biên Đồng Nai Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lâm Đồng Lạng Sơn Lào Cai Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sóc Trăng Sơn La Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Long Vĩnh Phúc Yên Bái Bằng việc đánh dấu vào ô ngay cạnh bên, Tôi xác nhận đã đọc, hiểu và biết rõ Chính Sách Bảo Mật Thông Tin của Prudential và đồng ý để Prudential liên hệ cho mục đích tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo và khuyến mại như quy định chi tiết tại Chính Sách Bảo Mật Thông Tin. Gửi thông tin Từ khóa » độ Tuổi Trẻ Lên 3 Vì Sao Trẻ Lên 3 Thường Bướng Bỉnh? | Vinmec Cùng Con Chiến đấu Với Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 - Hello Bacsi 7 Biểu Hiện Của Bé Bị Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 & 5 Cách Xỷ Lý Khủng Hoảng Tuổi Lên Ba: Làm Gì để Cùng Con Vượt Qua Giai đoạn Này? KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ TUỔI LÊN 3 Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 ở Trẻ Đặc điểm Tâm Lý Tuổi Lên 3 Khi Bé Lên 3 - Tuổi Trẻ Online Khủng Hoảng Tuổi Lên Ba: Cha Mẹ Cần Gì Làm Gì Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 ở Trẻ Và Biện Pháp Khắc Phục ... - MarryBaby Bé 3 Tuổi: Hiểu Tâm Lý Và Sự Phát Triển để Dạy Con Nhàn Tênh 7 Biểu Hiện Chứng Tỏ Con đang “khủng Hoảng Tuổi Lên 3” - AFamily Có Một Nỗi Khủng Hoảng Của Ba Mẹ Mang Tên: "Trẻ Lên 3" - Sense Bí Quyết Chọn đồ Chơi Cho Bé 3 Tuổi Phát Triển Trí Tuệ Vượt Trội