Đặc điểm Tôm Sú Sinh Học Và Hình Thái - Test Sera
Có thể bạn quan tâm
Phân loại
Tôm sú (tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn).
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Monodon
Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius
Cấu tạo
Nhìn từ bên ngoài, đặc điểm tôm sú gồm các bộ phân sau:
Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cửa. Với tôm sú, phía trên chủy có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng. Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm. 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội. 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò. Cặp chân bụng: bơi. Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp. Bộ phân sinh dục (nằm ở dưới bụng).
Đặc điểm tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực. Bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thức 2. Lỗ sinh dục được mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.
Con cái: buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên. Hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm.
Phân bố
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phá Nam Châu Úc và phía Tây Châu Phi. Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam.
Tôm bột (PL), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn.
Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú
Nauplli: 6 giai đoạn: 36-51 giờ. Các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn.
N1: dài khoảng 0,4mm, dày 0,2mm
N2: dài khoảng 0,45mm, dày 0,2mm
N3: dài khoảng 0,49mm, dày 0,2mm
N4: dài khoảng 0,55mm, dày 0,2mm
N5: dài khoảng 0,61mm, dày 0,2mm
Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vật phiêu sinh.
Z1: dài khoảng 1mm, dày 0,45mm, xuất hiện hai phần đầu và bụng rõ rệt.
Z2: dài khoảng 1,9mm, xuất hiện mặt và chủy.
Z3: dài khoảng 2,7mm, xuất hiện gai trên bụng.
Mysis: 3 giai đoạn: 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.
M1: dài khoảng 3,4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuội, các gai bụng thu nhỏ lại.
M2: dài khoảng 4,0mm
M3: dài khoảng 4,4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên chủy.
Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành
Juvenile: giai đoạn trưởng thành.
Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trung ở cuối ống dẫn tinh. thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên.
Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH) được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp đưa vào kho lưu trữ và khi cần thì tiết ra. Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắt mặt tức thúc đẩy chu kỳ lột xác, đem lại sự thành thục mau chóng hơn.
Số lượng trứng đẻ của tôm cái nhiều hay ít phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng tôm; trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300g cho 300.000-1.200.00 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000-600.000 trứng.
Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường 22-2 giờ) trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28oC sẽ nở thành ấu trùng (Nauplli). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng 7-10.
Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 2 năm.
Tập tính ăn
Tôm sú là loài ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mạnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thủy sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thủy triều rút. Tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hóa 4-5 giờ trong dạ dày.
Lột xác
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm.
Hiện tượng lột xác xảy ra như sau: lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời.
Hormone hạn chế sự lột xác (MIH) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích lũy lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác.
GỌI NGAY
0909 693 720 – 094 998 2071
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ – LẺ CÁC SẢN PHẨM TEST SERA VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
Từ khóa » đặc điểm Con Tôm Sú
-
Đặc điểm Sinh Học Của Tôm Sú - Tìm Hiểu Tổng Quan Về Tôm Sú - Dr.Tom
-
Đặc điểm Sinh Học Tôm Sú | Kỹ Thuật Nuôi Trồ
-
Đặc điểm Chung, Giá Trị Kinh Tế Và Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú đạt Hiểu ...
-
Một Số đặc điểm Của Tôm Sú - Thủy Sản Hùng Tú
-
Đặc điểm Sinh Học Của Tôm Sú
-
Đặc điểm Của Tôm Sú Và Cách Chế Biến đơn Giản, Ngon Nhất
-
Tổng Quan Về Các đặc điểm Sinh Học Của Tôm Sú - Bacsytom
-
Tôm Sú - Penaeus Monodon - Tép Bạc
-
Đặc điểm Sinh Học Và Sinh Thái Của Tôm Sú - 2lua
-
Đặc điểm, Cách Phân Biện Tôm Sú Biển Và Tôm Sú Nuôi - Vua Tôm
-
Đặc điểm Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Tôm Sú (Phần 1)
-
Tôm Sú - Đặc điểm, Bảng Giá Siêu Rẻ, Mua Bán Uy Tín Tại Quảng Ninh
-
Tôm Sú – Wikipedia Tiếng Việt