Một Số đặc điểm Của Tôm Sú - Thủy Sản Hùng Tú
Có thể bạn quan tâm
1. Một số đặc điểm sinh học của tôm sú cần chú ý:
- Tôm sú là động vật máu lạnh, rất dễ xảy ra dịch bệnh khi thời tiết và môi trường sống thay đổi, vì vậy, việc cải tạo ao nuôi thật tốt và xác định mùa vụ nuôi là hết sức cần thiết.
- Tôm sú có tập tính hoạt động và ăn nhiều về đêm
- Trong giai đoạn trưởng thành, tôm có tập tính sống vùi dưới đáy ao.
- Sinh trưởng của tôm gắn liền với khả năng lột xác của cá thể.
2. Đặc điểm thích nghi về môi trường sống của tôm sú:
2.1.Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho tôm sú là 28 - 320c, thích hợp nhất cho tôm sú là28 - 300c. Tôm sú là động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường sống), chúng không có khả năng ổn định nhiệt độ trong cơ thể, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bắt mồi,làm mất cân bằng pH trong máu, thay đổi chức năng điều hoà áp suất thẩm thấu, làm rối loạn hô hấp và quá trình chuyển hoá vật chất bên trong cơ thể của nó, sinh lý bị rối loạn biểu hiện bên ngoài là cong thân, đục cơ, tôm ít hoạt động, nằm im và tăng cường hô hấp rất dễ nhiễm bệnh, rủi ro sẽ rất lớn.
2.2.Độ m��n: Độ mặn thích hợp nhất cho tôm sú là8 - 200/00,độ mặn giử vai trò quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu giửa nguyên sinh chất của tôm sú và nước. Ngoài ra độ mặn còn ảnh hưởng đến độ kiềm và độ pH, khả năng sinh trưởng của tôm. Độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng củatômnuôi sẽ gây ra các phản ứng sốc cho cơ thể, làm giảm khả năng kháng bệnh của chúng.
Trong ao nuôi tôm, độ mặn có tăng rất nhanh do hiện tượng bốc hơi nước (thường vào mùa khô) hoặc có thể giảm cục bộ do mưa (thường vào mùa mưa).
2.3.Độ trong: Là khoảng cách còn nhìn thấy đo từ mặt nước xuống đáy ao và được đo bằng đĩa secchi, độ trong thích hợp cho ao nuôi từ30 - 40cm.
Thông qua độ trong người ta có thể đánh giá được tình trạng môi trường trong ao nuôi, đồng thời đề ra các biện pháp xử lý kịp thời nếu môi trường nước ao nuôi xấu.
Nếu độ trong quá thấp (nhỏ hơn 20cm) do mật độ tảo dầy sẽ tạo nên sự thiếu oxy cục bộ cho ao nuôi vào sáng sớm, độ pH trong ao nuôi tăng cao (pH > 9) vào buổi trưa và chiều, chu kì nở hoa của tảo trong ao nuôi sẽ xảy ra sau khi phát triển đến đỉnh cao, nếu người nuôi không có các biện pháp khắc phục tảo sẽ tàn lụi, kết quả là ao nuôi trở nên dơ bẩn do không còn tảo để hấp thu các chất thải hằng ngày của tôm nuôi, mặt khác xác tảo tàn sẽ phân huỷ làm cho môi trường ao nuôi bị thay đổi đột ngột: giảm hàm lượng oxy, tăng hàm lượng NH3và H2S, đáy dơ... làm cho tôm giảm cường độ bắt mồi và dễ bị cảm nhiễm bệnh.
Nếu độ trong thấp do các chất lơ lững trong nước (nước mưa hoặc phù sa) sẽ làm hạn chế sự xâm nhập của ánh sáng như vậy khả năng phát triển của tảo sẽ giảm, nguồn dinh dưỡng trong ao nuôi sẽ không cao gây bất lợi rất lớn cho tôm nuôi.
Khi độ trong quá cao (lớn hơn 50cm), ao nuôi sẽ rất nghèo dinh dưỡng, pH thấp, rong và tảo đáy phát triển mạnh, tôm dễ bị sốc và chậm lớn.
2.4.Độ pH:Thích hợp cho ao nuôi tôm là7.5-8.5và dao động trong ngày không quá 0.5. Tôm chết khi pH < 4 và pH > 11, ở mức pH = 4 - 7 và 9 - 11 tôm rất chậm lớn.
pH quá cao hoặc quá thấp so với mức thích hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự duy trì cân bằng pH của máu trong cơ thể gây bất lợi cho các hoạt động của sống tôm.
PH thấp có thể làm tổn thương phần phụ, mang, ảnh hưởng đến quá trinh lột xác và cứng vỏ. Ngoài ra còn làm tăng khả năng gây độc của khí H2S và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu hậu quả là mang tôm tiết ra nhiều chất nhầy... làm giảm sức đề kháng của tôm.
Khi pH tăng cao (lớn hơn 9) sẽ làm cho các tế bào ở mang và các mô của tôm bị phá huỷ đồng thời làm tăng tính độc của khí amoniac (NH3) trong môi trường nước.
2.5.Độ kiềm:
Nồng độ chuẩn của độ kiềm được tính tương đương lượng canxicacbonat. Các chất như bicacbonat, cacbonat, amoniac, hydroxyt, photphat, silicat và một số axit hửu cơ có thể trung hoà ion H+trong nước và một số chất kiềm khác góp phần tạo nên độ kiềm của nước.
Độ kiềm trong môi trường nước ngọt thường dưới 40mg/l và trong môi trường nước lợ và mặn là80 - 120mg/l, đây cũng là mứt thích hợp cho tôm nuôi. Độ kiềm càng thấp hơn mứt này thì pH càng dễ biến động tôm bị mềm vỏ, tuy nhiên độ kiềm cao quá thì tôm khó lột xác và dễ bị chai.
Độ kiềm giử vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của hệ sinh thái ao nuôi, đây được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng có tác dụng làm giảm sự biến động của pH nước, hạn chế tác hại của các chất độc có sẳn trong nước tránh gây sốc bất lợi cho tôm nuôi.
* Để có các yếu tố môi trường thích hợp nhất cho tôm sú như đã nêu, cần phải thả giống đúng mùavụ và có sự hiểu biết về phương pháp chuẩn bị ao nuôi theo khoa học. trong các khâu chuẩn bị ban đầu, quan trọng nhất là thiết kế, cải tạo ao nuôi và chuẩn bị nước để thả giống. Nếu không làm tốt các khâu này, sẽ rất khó khăn cho việc quản lý ao nuôi khi đã thả giống.
Từ khóa » đặc điểm Con Tôm Sú
-
Đặc điểm Sinh Học Của Tôm Sú - Tìm Hiểu Tổng Quan Về Tôm Sú - Dr.Tom
-
Đặc điểm Sinh Học Tôm Sú | Kỹ Thuật Nuôi Trồ
-
Đặc điểm Chung, Giá Trị Kinh Tế Và Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú đạt Hiểu ...
-
Đặc điểm Sinh Học Của Tôm Sú
-
Đặc điểm Của Tôm Sú Và Cách Chế Biến đơn Giản, Ngon Nhất
-
Tổng Quan Về Các đặc điểm Sinh Học Của Tôm Sú - Bacsytom
-
Tôm Sú - Penaeus Monodon - Tép Bạc
-
Đặc điểm Tôm Sú Sinh Học Và Hình Thái - Test Sera
-
Đặc điểm Sinh Học Và Sinh Thái Của Tôm Sú - 2lua
-
Đặc điểm, Cách Phân Biện Tôm Sú Biển Và Tôm Sú Nuôi - Vua Tôm
-
Đặc điểm Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Tôm Sú (Phần 1)
-
Tôm Sú - Đặc điểm, Bảng Giá Siêu Rẻ, Mua Bán Uy Tín Tại Quảng Ninh
-
Tôm Sú – Wikipedia Tiếng Việt