Đặc điểm Và Cách Phân Loại Các Hình Thức đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Có thể bạn quan tâm
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đang được nhiều quốc gia phát triển trên thế giới lựa chọn. Trong đó Việt Nam tỏ ra khá tích cực và chủ động ở vấn đề đàm phán và tìm ra phương án khả thi nhất về nguồn vốn đầu tư. Bài viết ngay dưới đây Chúc Vinh Quy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp.
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu ra sao?
Hiện nay đang có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa đầu tư chứng khoán và trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, quyền kiểm soát chính là mấu chốt để bạn phân biệt rõ 2 loại hình thức này.
Cũng phải nói thêm, FDI giờ đây đã trở nên rất phổ biến. Bản chất của hình thức này tuy chỉ có một nhưng nhiều cá nhân lại hiểu theo vô số nghĩa khác nhau tùy khía cạnh. Theo đó, FDI được IMF định nghĩa là hoạt động đầu tư với mục đích phát triển và bền vững. Cụ thể những doanh nghiệp là đơn vị chịu trách nhiệm và hưởng lợi từ nguồn vốn này.
Nói chung, FDI hiểu nôm na là hình thức đầu tư xuyên quốc gia trong đó chủ đầu tư các nước sẽ bỏ ra một phần hoặc toàn bộ miễn sao đảm bảo cho dự án được hình thành tại quốc gia khác.
Đặc điểm của các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đặc điểm của các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài đều hướng đến mục đích lợi nhuận,. Tuy nhiên ở một số tài liệu và quy định ở các quốc gia khác, FDI chỉ là đầu tư cá nhân. Thế nhưng, tại Việt Nam hay một vài nước lại quy định nguồn vốn nước ngoài tham gia góp cùng nhà nước.
Ngoài ra, các chủ đầu tư FDI cần đóng góp một phần vốn tối thiểu theo pháp định hoặc điều lệ tùy vài từng quốc gia nếu muốn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Hiện nay các nước như Mỹ, Pháp, Anh hay Việt đều yêu cầu khác nhau con số tỷ lệ theo: 10,20,20,10%.
Đồng thời, chủ đầu tư sẽ là người quyết định xuống vốn và sản xuất kinh doanh đi kèm chịu mọi trách nhiệm về tình hình lỗ, lãi. Do đó hình thức này mang đầy tính hiệu quả và ít bị ràng buộc bởi chính trị. Thêm nữa thu nhập của chủ FDI được dựa theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư.
Tiếp đó, FDI hay chuyển giao công nghệ cho những quốc gia tiếp nhận đầu tư bằng: thiết bị, máy móc, bằng sáng chế, bí kíp, lao động. Nhờ vậy các nước nhận đầu tư thực hiện dự án một cách rất đơn giản và nhanh chóng.
- Hợp pháp hóa lãnh sự Bỉ
- Hợp pháp hóa lãnh sự Hà Lan
Vai trò của nguồn vốn FDI là gì?
Sau khi tìm hiểu rõ về đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì chắc chắn bạn đọc đã phần nào hiểu được hình thức đầu tư này. Vậy vai trò của hình thức này là như thế nào hiện nay được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Cùng phân tích cụ thể vai trò của nguồn vốn FDI ngay sau đây:
Tác động tích cực
Đối với bất kể nguồn vốn đầu tư nào cũng mang lại những mặt tích cực và tiêu cực. Khi tham gia đầu tư bằng nguồn vốn FDI cũng sẽ mang lại những mặt tích cực như:
- Chủ đầu tư sẽ là người có quyền quản lý về nguồn vốn, vì thế họ cũng chính là người quyết định để đưa ra các giải pháp có lợi cho mình để đảm bảo rằng vụ đầu tư này luôn mang lại lợi nhuận cao.
- Khi là chủ đầu tư, bạn sẽ có lợi thế hơn trong việc khai thác thị trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực hay giá thành,... Tất cả đều được bạn nắm rõ và từ đó tăng cường nhân lực, việc làm cho nhân công.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tránh được hạn chế về việc bảo hộ mậu dịch hoặc phi mậu dịch tại nước mà bạn nhận vốn.
- Lựa chọn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ thu về ngân sách lớn cho cả hai bên.
- Ngoài ra, đây là cách để tăng cường nguồn vốn để phục vụ kinh tế trường nước. Từ đó, giúp thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.
- Chủ đầu tư sẽ chịu rủi ro ít hơn trong trường hợp thua lỗ.
- Học hỏi thêm các hình thức kinh doanh và công nghệ, kỹ thuật mới từ quốc gia tiếp nhận vốn.
Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, thì việc lựa chọn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể như:
- Chủ đầu tư sẽ phải đối mặt với một số thách thức và khó khăn lớn nếu xảy ra các thiên tai, chiến tranh, xung đột vũ trang,....
- Việc doanh nghiệp thực hiện đầu tư cho nước ngoài cũng là lý do khiến đất nước mình mất đi nguồn vốn lớn. Đây là một yếu tố khó khăn để vực dậy vốn và phát triển kinh tế, đồng thời khiến nhân công thiếu việc làm.
- Chủ đầu tư sẽ được lựa chọn lĩnh vực hoặc vùng mà mình muốn rót vốn nhưng đây có thể sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng kinh tế giữa các vùng.
- Một số doanh nghiệp có thể bị phá sản nếu chủ đầu tư không có vốn đủ mạnh và sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
- Một số chính sách hoặc yêu cầu trong nước sẽ bị ảnh hưởng hoặc tác động không nhỏ đến doanh nghiệp nếu địa phương chấp thuận các quyết định của chủ đầu tư.
Cách phân loại các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI khi hoạt động sẽ được phân loại dựa vào vô số hình thức khác nhau như: xâm nhập, quan hệ ngành nghề, định hướng quốc gia nhận đầu tư, định hướng chủ FDI, theo pháp lý. Ngay ở phần dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hân loại FDI như thế nào?
Theo cách thức xâm nhập
Cách thức xâm nhập của FDI khi hoạt động sẽ biểu hiện như sau:
-
Đầu tư mới: là hình thức công ty có vốn đầu tư nước ngoài đó sẽ đầu tư cơ sở làm việc mới để sản xuất hay quảng cáo hoặc làm trung tâm hành chính.
-
Mua lại: là hình thức công ty đầu tư hoặc mua lại một đơn vị đang hoạt động hay xưởng sản xuất kinh doanh để giảm thiểu chi phí.
-
Sát nhập: là một hình thức đặc biệt của kiểu công ty đầu tư khi sẽ mua lại và sau đó 2 đơn vị sẽ góp chung vốn thành lập ra doanh nghiệp mới lớn mạnh hơn.
Theo định hướng của đầu tư
FDI cũng có thể dùng định hướng của đầu tư để hoạt động như sau:
-
Thay thế nhập khẩu: FDI sẽ tiến hành sản xuất và xuất ra thị trường các nước đầu tư toàn bộ sản phẩm mà quốc gia đó trước kia phải nhập khẩu.
-
Tích cực xuất khẩu: FDI đang nhắm tới nhiều thị trường hơn thay vì chỉ chú trọng ở nước nhận đầu tư.
-
Theo định hướng chính phủ.
Theo hình thức pháp lý
Ở hình thức pháp lý, FDI sẽ được đầu tư hoạt động như sau:
-
Hợp tác kinh doanh bằng giấy tờ văn bản ký kết.
-
Doanh nghiệp liên doanh.
-
Doanh nghiệp có vốn toàn bộ từ nước ngoài.
-
BTO - BOT - BT.
Như vậy, cho dù FDI được sử dụng ở hình thức nào đi nữa thì các doanh nghiệp các nước nhận đầu tư đều nhận thấy khả năng phát triển vô cùng lớn. Đồng thời nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ liên tục chảy vào quốc gia đó.
Ngoài ra, ở Việt Nam, nhưng đơn vị nào đang còn khúc mắc trong khâu giấy tờ hợp pháp hóa để đầu tư sang nước ngoài thì hãy tìm đến Chúc Vinh Quý. Khi tới đây, bạn không chỉ được hỗ trợ mỗi thủ tục pháp lý chứng thức đại sứ quán mà công ty còn dịch hộ khách hàng văn bản sang tiếng quốc gia đầu tư. Đặc biệt nội dung và hiệu quả Chúc Vinh Quý mang lại thực sự đáng để bạn tin tưởng.
Toàn bộ thông tin trên là các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Qua đây bạn cũng hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm hay phân loại hoạt động của hình thức này ra sao. Từ đó các đơn vị doanh nghiệp tại Việt Nam có thể áp dụng và tính tới khả năng đầu tư dự án ở một quốc gia khác ngoài lãnh thổ.
Từ khóa » đặc điểm Của Vốn Fdi
-
Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Là Gì ? Đặc điểm, Cách Phân Loại FDI
-
Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Là Gì? Các Hình Thức, đặc điểm FDI
-
Vốn FDI Là Gì? Vốn đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt Nam?
-
Vốn FDI Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
FDI Là Gì? Vai Trò Của FDI? Đặc điểm Của Doanh Nghiệp FDI?
-
Đặc điểm Của Vốn FDI
-
Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Đặc điểm Của Doanh Nghiệp FDI Tại Việt Nam
-
Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Vai Trò Và đặc điểm - Taxplus
-
FDI Là Gì? 6 đặc điểm Căn Bản Của FDI Với Nền Kinh Tế - CRMVIET
-
[PDF] 1.1.1. Khái Niệm Về Vốn đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.
-
Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Quy Trình Thành Lập Doanh Nghiệp FDI
-
Vốn FDI Là Gì? Đặc điểm, Hình Thức Và Những Tác động Của FDI
-
Đặc điểm đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài - Dân Kinh Tế
-
Ưu - Nhược điểm Của Hình Thức đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài