FDI Là Gì? 6 đặc điểm Căn Bản Của FDI Với Nền Kinh Tế - CRMVIET

FDI là gì? Nếu các bạn thường xuyên xem các bạn tin về kinh tế có lẽ sẽ không còn lạ lẫm gì với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI. Liệu những khoản đầu tư này có giúp giúp ích gì đối với nền kinh tế của các quốc gia. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé!

Mục lục

  • FDI là gì?
  • Đặc điểm của vốn FDI
  • Vai trò của FDI là gì?
    • Tác động tích cực của vốn FDI
    • Tác động tiêu cực của vốn FDI
  • Tình hình vốn FDI vào Việt Nam
    • Related Post

FDI là gì?

FDI là gì

FDI là gì

FDI (Foreign Direct Investment, tạm dịch: Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) là hình thức đầu tư dài hạn của những tổ chức cá nhân, các công ty, các tổ chức của quốc gia này sang một quốc gia khác nhằm thiết lập hệ thống cơ sở sản xuất, kinh doanh, tái thiết. Các cá nhân, tổ chức ở đầu tư sẽ có quyền quản lý những cơ sở sản xuất kinh doanh.

Đọc thêm: ROE là gì? Ý nghĩa và mối liên kết vơi các chỉ số tài chính

Ví dụ: Công ty Liên doanh Xi măng Chinfon – Hải Phòng, đây là công ty được thành lập dựa vào việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Khi phía nước ngoài là Chinfon investment Co., Ltd (Đài Loan) góp 70% vốn và Công ty xi măng Việt Nam góp 14,4%.

FDI được tổ chức thương mại thế giới định nghĩa là chỉ xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (gọi là nước chủ đầu tư) có tài sản ở một đất nước khác (gọi là nước thu hút đầu tư) cùng với các quyền quản lý tài sản đó.

Đa số nhà đầu tư và tài sản ở của nhà đầu tư ở bên nước ngoài được cho là cơ sở kinh doanh. Nhà đầu tư lúc này thường được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản ở nước được đầu tư gọi là “chi nhánh của công ty hay công ty con”.

Đặc điểm của vốn FDI

fdi là gì

FDI có những đặc điểm nhận biết riêng

Đối với bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng đều có những đặc điểm riêng để các bạn có thể phân biệt được với những hình thức đầu tư khác. Một số đặc điểm của FDI các bạn có thể nhận thấy đó là:

  1. Mang lại những khoản lợi nhuận cho nhà đầu tư ( mục đích chính của các khoản đầu tư FDI)
  2. Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng, các nhà đầu tư phải góp đầy đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát được doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư.
  3. Đầu tư FDI cũng cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng nhằm giúp phần thúc đẩy kinh tế của đất nước, phúc lợi xã hội… thay vì chỉ phục vụ mục đích đầu tư cá nhân.
  4. Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài FDI sẽ phụ thuộc vào mỗi quốc gia, các bên sẽ bàn bạc với nhau để có thể đưa ra một con số phù hợp nhất.
  5. Sự thành công của việc đầu tư FDI sẽ được tính bằng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
  6. Hầu hết các hình thức đầu tư bằng FDI chủ yếu là công nghệ, dây chuyền sản xuất cho các nước tiếp nhận đầu tư chính vì thế mà năng xuất làm việc sẽ được cải thiện một cách đáng kể

Vai trò của FDI là gì?

FDI có cả măt tiêu cực và tích cực đối với nền kinh tế

Đầu tư bằng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ có cả những điểm tiêu cực và tích cực.

Tác động tích cực của vốn FDI

  • Bổ xung nguồn vốn cho sự phát triển của kinh tế đất nước, thúc đẩy việc xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp hơn.
  • Tiếp xúc được với những công nghệ, thiết bị, máy móc từ những quốc gia phát triển…
  • Tham gia được mạng lưới kinh doanh, sản xuất trên toàn thế giới
  • Cải thiện mức lương cho nhân viên, giúp nhân viên nâng cao được kiến thức về công việc nhờ các buổi đào tạo.
  • Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước.

Đọc thêm: Dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow – DCF) là gì?

Tác động tiêu cực của vốn FDI

Việc đầu tư vốn trực tiếp từ nước ngoài cũng cần phải được giám sát một cách chặt chẽ nếu không muốn những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra như:

  • Các doanh nghiệp trong nước bị thâu tóm, khó khăn hơn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và có thể dẫn tới suy thoái kinh tế.
  • Những doanh nghiệp việt không thể cạnh tranh được, dẫn tới các công ty nước ngoài ngoài dần thâu tóm được thị trường Việt Nam
  • Quá nhiều các doanh nghiệp nước ngoài có thể khiến môi trường kề kinh tế, xác hội, chính trị bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
  • Chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng vì các nhà đầu tư nước ngoài thường muốn luật pháp các quốc gia mà họ muốn đầu tư có thể thay đổi theo hướng có lợi cho doanh nghiệp của mình.

Tình hình vốn FDI vào Việt Nam

FDI tại Việt Nam tăng trưởng theo từng năm

FDI tại Việt Nam tăng trưởng theo từng năm

Những năm gần đây thì lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã có những bước nhảy vọt.

CỤ thể hơn là trong 9 tháng đầu năm 2017 thì chúng ta đã thu hút được 25,48 tỷ đô, tăng tới 34,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những loại vốn giải ngân đạt 12,5 tỷ đô, tăng so với cùng kỳ năm 2016 là 13,4%, theo cục đầu tư nước ngoài.

Trong số vốn FDI thu hút được tổng vốn đăng ký khoảng 14,56 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2016

Trong năm 2017 đã có 1844 dự án mới được cấp giấy chứng nhận được đầu tư từ nguồn vốn FDI.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết các bạn có thể biết được nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI là gì? Từ đó có thể hiểu được tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Related Post

Từ khóa » đặc điểm Của Vốn Fdi