Đặc điểm Về Chiều Cao - Nội Dung Nghiên Cứu

3. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm về chiều cao

Kết quả nghiên cứu về chiều cao của cây ở các kiểu rừng ngập mặn khu vực cửa sông Ba Lạt được thể hiện tại bảng 3.1, hình 3.1.

Bảng 3.1: Đặc điểm về chiều cao của cây ở các kiểu rừng

STT Rừng Chiều cao (m) Trung bình

(m)

Ô1 Ô2 Ô3

1 Trang 2,77 ± 0,6 3,15 ± 0,5 3,16 ± 0,6 3,03 ± 0,57 2 Bần chua 5,67 ± 1,2 4,90 ± 1,4 5,16 ± 1,4 5,24 ± 1,33 3 Hỗn giao 3,09 ± 0,6 3,52 ± 0,8 5,82 ± 0,9 4,14 ± 0,77 4 Tự nhiên 1,47 ± 0,2 1,48 ± 0,3 3,68 ± 0,8 2,21 ± 0,43 Kết quả nghiên cứu về chiều cao của cây trong bảng 3.1 cho thấy, rừng trồng thuần loài bần chua có chiều cao lớn nhất, dao động từ 4,90 – 5,67 m; trung bình là 5,24 ± 1,33 m. Tiếp đến là rừng trồng hỗn giao giữa trang và bần chua, có chiều cao dao động từ 3,09 – 5,82 m; trung bình là 4,14 ± 0,77 m. Rừng trồng thuần loài trang có chiều cao trung bình 3,03 ± 0,57 m và rừng tự nhiên có chiều cao thấp nhất 2,21 ± 0,43 m.

Tại khu vực cửa sông Ba Lạt, các rừng trồng thuần loài trang và thuần loài bần chua được trồng cùng thời điểm nên có chiều cao ở mỗi loài tương đối đồng đều, độ lệch chuẩn dao động từ 0,5 - 0,6 và 1,2 - 1,4 . Đối với rừng trồng hỗn giao trang và bần chua, vì đặc điểm sinh trưởng 2 loài cây khác nhau nên có độ lệch chuẩn khá lớn 0,77. Về rừng tự nhiên, nằm ở phía Nam cửa sông Ba Lạt, thuộc VQG Xuân Thuỷ là tổ hợp, hỗn giao của các loài như: Trang, bần chua, sú, mắm và đước vòi dẫn đến có sự sai khác lớn về chiều cao nên các giá trị độ lệch chuẩn dao động từ 0,2 - 0,8 .

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của cây rừng ngập mặn như: Chất dinh dưỡng, mật độ, tuổi cây...thì đặc điểm về di truyền của mỗi loài là yếu tố đóng vai trò quyết định.

Từ khóa » Chiều Cao đặc điểm