Đặc điểm, Ý Nghĩa Và Cách Trồng Cây Dừa Cảnh - Báo Khuyến Nông

Nói đến cây dừa chắc hẳn người ta sẽ hình dung ngay đến loại loại cây có thân thẳng, cao vút, phía trên lủng lẳng những chùm quả trĩu nặng, bên trong chứa nhiều nước ngọt thanh thơm mát. Cây dừa đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt ta nó được đi vào thơ ca, hay được sử dụng làm những thứ đồ ăn được cho là đặc sản như kẹo dừa bến tre, mứt dừa…Đây là nét đẹp của cây dừa nói chung, nó có nhiều tác dụng nhưng lại không trồng làm cảnh hay ở những nơi có diện tích nhỏ hẹp bởi hình dáng cao lớn. Vì thế, nếu bạn yêu thích và muốn trồng cây dừa trong nhà hãy lựa chọn ngay sang một loại cây mới, đó chính là cây dừa cảnh, cây có hình dáng giống như cây dừa nhưng nhỏ xinh hơn rất nhiều. Hãy cùng tôi đi tìm hiểu về đặc điểm cũng như công dụng của cây dừa cảnh nhé.

Cây dừa cảnh là gì?

Cây dừa cảnh hay còn gọi là cây cau vàng, cây cau tre, cây cau cọ…Tên tiếng anh là dypsis lutescens. Tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, Areca lutescens, thuộc chi Dypsis.

Cây dừa cảnh phong thủy thuộc loài thực vật có hoa, thân gỗ dạng bụi do cây con đâm chồi từ gốc, là giống cây lai giữa dừa và cau, có thân hơi cong giống cây dừa, lá nhỏ xẻ dài của họ nhà dừa, tuy nhiên hoa và quả lại có đặc điểm giống cau. Cây thường mọc thành cụm cây giống với cây dừa.

Là một loại cây thuộc giống cây dừa nhưng có kích thước nhỏ, thân mỗi cây chỉ có bán kính từ 10cm và mọc thành nhiều nhánh con tỏa thành chùm. Cây càng lớn, càng phát triển thì phần gốc có u lớn phát triển. Lá dừa cũng có kích thước nhỏ hơn, ngắn hơn và chỉ làm cảnh, không có trái, không ăn được.

Đặc điểm nổi bật của cây dừa cảnh

Về hình dáng nhìn cây dừa cảnh có nét vừa giống dừa vừa giống cau, đúng thế thật, cây được lai giữa họ nhà cau và dừa. Thân cây dừa cảnh hơi cong cong giống còn lá thì xẻ dài giống như họ nhà Dừa, bên cạnh đó hoa và quả của nó lại có đặc điểm nổi bật giống như họ nhà cau nhé. Cây dừa cảnh thường mọc thành từng cụm, bụi chứ không mọc đơn lẻ từng cây một.

Mỗi một cây dừa cảnh, nếu được chăm sóc trong điều kiện ổn định, thích hợp khi trưởng thành có thể cao từ ba đến 6m. nhưng cũng có những cây bé xinh chỉ cao tầm 1,5-3m. Lá dừa cảnh thuộc loại lá kép, phần ngọn lá được bao phủ bởi một lớp vỏ có màu xanh có khi là màu hơi trắng. Phần thân và gốc cây dừa cảnh được chia thành nhiều đốt lớn nhỏ khác nhau, mỗi đối khá ngắn và có màu hơi ngả vàng. Có lẽ chính bởi đặc tính này của thân cây nên dừa cảnh mới có tên gọi khác là cây cau vàng vậy.

Hoa dừa cảnh thường mọc thành từng cụm, có màu trắng sữa và mùi thơm nhẹ nhàng. Hoa mọc đơn tính hay riêng lẻ nhưng tuyệt nhiên trên cùng 1 gié hoa có lẫ cả hoa đực và hoa cái nhé. Hoa được mọc ra từ những nách lá, mỗi nách lá sẽ cho ra một phát hoa khác nhau. Nếu những cây sai hoa thì gần như tất cả các nách lá đều cho hoa cùng lúc, nhìn cây dừa cảnh lúc này thật đẹp làm sao.

Quả dừa cảnh là dạng quả hạch, nó có hình trứng, khi chín quả có màu vàng đậm, vị quả hơi ngọt thôi chủ yếu là chát, bạn đã nếm thử quả bàng chín chưa? Nó có vị giống như vậy đó.

Ý nghĩa phong thủy của cây dừa cảnh

Các hộ gia đình thường đặt 2 chậu ở cổng nhà hoặc cửa chính ra vào vừa mang tính thẩm mỹ cao, vừa mang lại ý nghĩa hưng thịnh cho gia đình. Cây còn có khả năng hấp thụ khói bụi, chất bẩn chất độc hại và trả lại bầu không khí trong sạch nên được ưa chuộng nhiều.

Cây cũng thường được trồng làm hàng rào vừa lấy bóng mát, vừa đem lại sự may mắn và tài lộc cho các gia chủ hay các công ty xí nghiệp lớn. Vì đặc tính cây ít rụng lá, sạch và sức sống lớn nên thường được trồng ở sân hay trước sảnh. Cây cũng có chức năng chống bụi và ô nhiễm, cung cấp O2 tốt nên cây rất được ưa chuộng làm cảnh vào những ngày hè nắng nóng.

Ý nghĩa phong thủy của cây dừa cảnh
Ý nghĩa phong thủy của cây dừa cảnh

Trong phong thủy, cây dừa cảnh khi trồng trong nhà sẽ đem lại vận khí tốt, giúp cho mỗi thành viên trong gia đình luôn gặp may mắn. Và đặc biệt là đem lại nhiều sức khỏe cũng như môi trường trong lành hơn, suôn sẻ trong công việc, gặp điều tốt trong cuộc sống, tiền, tài, lộc đầy nhà.

Theo quan niệm của cha ông ta, cây dừa cảnh còn có tác dụng tăng cường dương khí, giảm âm khí từ ngoài vào, từ đó mang đến may mắn cho chủ nhân. Với dáng thẳng đứng lên cao, mọc vững chãi, cây dừa cảnh đã đem lại sự bình yên, may mắn, xua đuổi những điều xúi quẩy không hay và an toàn cho gia đình.

  • Đối với những người kinh doanh buôn bán, họ thường chưng cây dừa cảnh trong nhà nhằm hút tiền tài, may mắn, làm ăn trôi chảy và thành công hơn. Giúp công việc làm ăn thuận cát và phát tài nhiều hơn. Họ thường đặt 2 chậu cân xứng ở cổng ra vào để hút tài lộc và vượng khí.
  • Đối với công ty, dân văn phòng cây được trồng nhằm lọc không khí, đem lại màu xanh tươi mới trong không gian thiếu ánh sáng mặt trời. Hơn hết, đặt cây tại các sảnh tiếp khách trông mọi thứ cũng trở nên sang trọng và mãn nhãn hơn. Nhất là môi trường chật chội và ít màu xanh như công ty thì nên trồng dừa cảnh.
  • Trong nghệ thuật cắm hoa, lá cây dừa cảnh dường như không thể thiếu với ý nghĩa to lớn trong các buổi khánh thành hay mở móng mang lại sự may mắn, thành công và thuận lợi. Đặc biệt, dừa cảnh là loại cây đặc biệt có thể có khả năng hấp thụ những độc tố hóa học, lọc khí độc, đặc biệt là chất xylene và toluene. Làm sạch môi trường, không khí nên được mọi gia đình sắm sửa.

Tác dụng của cây dừa cảnh

Cây dừa cảnh hiện nay được bày bán khá nhiều, người ta mau về trồng ở sân vườn, công viên, nhà hàng, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp…vừa để làm cây trang trí, tạo nét đẹp, ấn tượng cảnh quan vừa làm hàng rào lối đi, hay ven tường. Cây có khả năng hấp thụ khói bụi, chất độc hại có trong không khí giúp cho bầu không trí trở nên trong lành, môi trường mát mẻ hơn từ đó bạn sẽ có một không gian sống an toàn, đảm bảo không lo nhiễm độc hại.

Tác dụng của cây dừa cảnh
Tác dụng của cây dừa cảnh

Có thể nói, cây dừa cảnh đã mang lại cho bạn một không gian sống mát lành, tạo cảm giác dễ chịu, sau những giây phút căng thẳng của cuộc sống được ngồi dưới bóng cây dừa cảnh con người ta sẽ cảm thấy thư thái, thoải mái, đánh tan mọi mệt nhọc.

Trong phong thủy, cây dừa cảnh còn giúp đem lại vận khí tốt cho ngôi nhà, giúp cho mỗi thành viên trong gia đình luôn gặp may mắn, suôn sẻ trong công việc, gặp điều tốt trong cuộc sống, tiền tài, tài lộc đầy nhà.

Hiện nay cây dừa cảnh đang được khá nhiều người ưa chuộng nên nó đã trở thành một cây trồng đem lại nguồn kinh tế cao cho khá nhiều người.

Cách trồng và chăm sóc cây dừa cảnh

Cây dừa cảnh được cho là cây dễ sinh trưởng, dễ chăm sóc và phát triển trong mọi điều kiện thời tiết cũng như đất, khí và nước. Nếu bạn không có thời gian có thể đến mọi điểm bán cây giống đã được giâm và mọc khỏe mạnh, độ cao có sẵn từ 60-80cm đem về trồng trong chậu là đẹp nhất. Nếu muốn tự tách từ cây to có sẵn, cây thường được tách bụi từ nhánh hoặc ụ già để giâm.

Cách trồng và chăm sóc cây dừa cảnh
Cách trồng và chăm sóc cây dừa cảnh

Đối vơi điều kiện ánh sáng: khi cây đang ở độ tuổi sinh trưởng cần để cây ở khu vực có nhiều ánh sáng và tưới nước thường xuyên, kích thích cây nảy mầm mới tốt nhất. Khi cây ra lá già cần tỉa bớt để cây tập trung nuôi và nảy mầm mới, lá non mới tươi tốt hơn.

Cây dừa cảnh có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, dễ thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu vì thế ta cũng không cần quá chú tâm tới việc chăm sóc cây, chỉ cần lưu ý một số điều sau

Đất trồng

Dừa cảnh không quá kén đất mà có thể dùng đất đất pha cát, đất thịt, đất phù sa hoặc trộn đất thịt với mùn cưa, xơ dừa để tăng độ tơi xốp cho cây, kết hợp bón lọt phân hữu cơ cho cây phát trưởng khỏe mạnh hơn. Nên để cây thoát nước tốt và cây không thể sống úng nước lâu ngày gây thối rễ. Vì đặc tính của nó là cây dừa cạn.

Nhiệt độ

Cây khi mới tách hoặc đang là cây con không nên để tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Cần để cây phát triển đủ bộ rễ khoảng từ 1-2 tuần trong râm mát sau đó mới cho tiếp xúc với nắng. Trong thời gian phát triển cây cần được tưới nước đều đặn vào gốc từ 4-5 lần/tuần, cắt bỏ lá hư và già để cây đâm chồi mới. Lưu ý không dùng cây bẻ mà phải lấy kéo cắt sát gốc.

Phân bón

Cây không cần chăm sóc quá kỹ càng, nếu cây thiếu dinh dưỡng lá sẽ hơi vàng, thân hơi vàng. Nó cũng là một đặc điểm nhiều người thích như thế thay vì cây chỉ toàn màu xanh. Nhưng nên bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Bón phân lót bằng cách đào rãnh xung quanh gốc rồi bón phân vào rãnh lấp đất lại, làm thế này phân sẽ không quá mạnh làm ảnh hưởng đến rễ non của cây mà tưới nước để ngấm từ từ. Cũng có thể đào lỗ xung quanh gốc rồi bón phân xuống lỗ lấp đất lại.

Xem thêm: Cây vạn niên tùng – Cách chăm sóc cây vạn niên tùng

Kết

Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây dừa cảnh. Dừa cảnh là một loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại nhiều lợi ích cho gia đình. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm:
  • Cá Dĩa – Đặc điểm chung và những điều cần lưu ý khi nuôi cá Dĩa
  • Cây Chanh Leo – Kỹ thuật trồng và chăm sóc Chanh Leo
  • Cá Điêu Hồng – Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá Điêu Hồng hiệu quả cao
  • Cây sấu – Cách trồng và chăm sóc cây sấu sai quả nhất
  • Cây Thiên Lý – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Từ khóa » Cây Cùng Họ Với Dừa