Đặc Sản Tây Bắc Có Gì? TOP 8 Món Ngon Nức Tiếng - MOTOGO

Bạn có yêu thích những cung đường Tây Bắc với những dãy núi trập trùng? Đến với nơi đây, bạn không chỉ đắm say trong thiên nhiên tươi đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn dân tộc vô cùng độc đáo. Hãy cùng MOTOGO “giải mã” những nét đặc trưng của đặc sản Tây Bắc nhé!

Đặc sản Tây Bắc
Hãy cùng MOTOGO “giải mã” những nét đặc trưng của đặc sản Tây Bắc nhé! (Nguồn: Internet)

Giới thiệu về ẩm thực Tây Bắc

1. Sự đa dạng của ẩm thực Tây Bắc

Ẩm thực Tây Bắc là sự kết hợp hài hòa giữa các dân tộc Kinh, H’Mông, Thái, Dao, Tày… Mỗi dân tộc lại có những bí quyết riêng trong chế biến, tạo nên sự phong phú và đa dạng. Người ta tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của núi rừng như thịt trâu, bò, cá suối, rau rừng, gạo nương… để chế biến thành những món ăn mang đậm hương vị vùng cao.

Đặc sản Tây Bắc
Ẩm thực Tây Bắc là sự kết hợp hài hòa giữa các dân tộc Kinh, H’Mông, Thái, Dao, Tày… (Nguồn: Internet)

2. Ảnh hưởng của địa hình và khí hậu

Địa hình đồi núi hiểm trở và khí hậu mát mẻ của Tây Bắc ảnh hưởng đáng kể đến ẩm thực nơi đây. Người dân phải chăn nuôi gia súc để lấy thịt, trồng lúa nương trên các sườn đồi dốc, tận dụng các loại rau cỏ hoang dã. Chính vì vậy, các món ăn của Tây Bắc thường có vị ngọt thanh của rau rừng, vị thơm dẻo của gạo nương, và hương vị đậm đà của thịt hun khói.

3. Hương vị đặc trưng của vùng núi

Ẩm thực Tây Bắc đặc trưng bởi hương vị núi rừng hoang sơ, mộc mạc mà chân chất. Các món ăn thường được nêm nếm bằng các loại gia vị đặc trưng như mắc khén, hạt dổi, xá xị, tạo nên hương thơm độc đáo và kích thích vị giác. Bên cạnh đó, người dân Tây Bắc còn sử dụng phương pháp chế biến độc đáo như nướng, gác bếp, đồ xôi… giúp giữ trọn vẹn hương vị và dưỡng chất của nguyên liệu.

Đặc sản Tây Bắc
Ẩm thực Tây Bắc đặc trưng bởi hương vị núi rừng hoang sơ, mộc mạc mà chân chất. (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu vùng Tây Bắc vô cùng phong phú

Mỗi dân tộc thiểu số đều có những món ăn truyền thống riêng, mang đậm sắc thái dân tộc mình. Người H’Mông có món mèn mèn, người Tày nổi tiếng với thắng cố, người Thái được biết đến nhiều qua các món nướng như: cá, gà, thịt lợn… Tuy nhiên, một số món ăn được nhiều dân tộc ưa dùng đó là thắng cố và các món làm từ thịt trâu, từ cá… Và đặc điểm nổi bật chính là không gian và thời gian thưởng thức món ăn này. Một số món đặc trưng: Thắng cố của người Tày, người Thái thường được làm từ thịt ngựa, lòng ngựa hoặc thịt trâu, lòng trâu; rượu ngô; bánh tò te của Yên Bái (làm từ gạo nếp và đỗ đen); mèn mén Tây Bắc (làm từ ngô)…

Đặc sản Tây Bắc
Nguyên liệu Tây Bắc vô cùng phong phú. (Nguồn: Internet)

1. Mắc khén – Vùng Tây Bắc

Có thể mắc khén là một trong những loại gia vị độc đáo mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng người dân nơi đây, góp phần làm cho ẩm thực Việt Nam thêm phần phong phú. Ai đã được từng thưởng thức những món ăn chế biến từ gia vị này chắc chắn sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng của nó mà không phải ở đâu cũng tìm thấy được.

Đặc sản Tây Bắc
Mắc khén là một trong những loại gia vị độc đáo mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng người dân nơi đây. (Nguồn: Internet)
Đừng bỏ qua bài viết Thuê xe máy Hà Giang nếu bạn muốn chinh phục tứ đại đỉnh đèo vùng Tây Bắc nhé!MOTOGO

2. Hạt dổi | đặc sản Tây Bắc

Hạt dổi cũng là gia vị không thể thiếu để tẩm ướp thịt lợn rừng và các món nướng như gà nướng, thịt ba chỉ nướng, sườn nướng. Thông thường hạt dổi được giã nhỏ trộn với muối chanh, ớt thành một thứ nước chấm cay cay, chua chua, thơm ngậy, dùng để chấm thịt gà, thịt luộc thì không một thứ nước chấm nào có thể sánh được hay đơn giản nhất, chấm xôi trắng với muối rang hạt dổi thôi cũng đã đủ thơm ngon.

Đặc sản tây Bắc
Hạt dổi khô Tây Bắc. (Nguồn: Internet)

Đặc sản vùng Tây Bắc

1. “Pá pỉnh tộp” vùng Tây Bắc

Đặc sản Tây Bắc
“Pá pỉnh tộp” là tên gọi món cá suối nướng của đồng bào Thái vùng Tây Bắc. (Nguồn: Internet)

“Pá pỉnh tộp” là tên gọi món cá suối nướng của đồng bào Thái vùng Tây Bắc. Đây là một món ăn không chỉ có giá trị ẩm thực mà còn là thước đo đánh giá bàn tay khéo léo của người chế biến…

Người ta dùng các loại cá bản to như chép, mè, trôi, trắm…, con độ một cân, cân rưỡi mổ đằng lưng, bỏ ruột, để ráo nước, rồi xoa một lượt muối rang nổ vào bên trong cá: Mắc khén; ớt tươi nướng nghiền nát; hành tỏi, rau thơm rau mùi thái nhỏ; tất cả trộn đều nhồi vào bụng cá; để một lúc cho ngấm gia vị, cá cứng; cặp dọc cá; nướng trên than hồng. Cá chín dậy mùi thơm rất riêng, rất độc đáo.

2. Thắng cố | Đặc sản Tây Bắc

Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mông, về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Từ thắng cố là biến âm của tiếng “Thoảng cố” theo tiếng Mông có nghĩa là “nồi nước”. Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa về sau có thêm thịt bò, thịt trâu và thịt lợn. Gia vị truyền thống gồm muối, thảo quả, địa điền,quế, lá chanh: nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào.

Đặc sản Tây Bắc
Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mông. (Nguồn: Internet)

3. Thịt gác bếp

Nhắc đến đặc sản Tây Bắc, không thể không nhắc đến thịt trâu gác bếp. Thịt gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái Đen dùng để thiết đãi khách quý. Được chế biến từ bắp của trâu, bò, lợn thả nhong trên các vùng núi Tây Bắc.

Đặc sản tây Bắc
Thịt gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái Đen dùng để thiết đãi khách quý. (Nguồn: Internet)

Tham khảo bài viết Tây Bắc mùa nào đẹp? Phượt tháng nào thời tiết lý tưởng nhất? để hoàn thiện chuyến đi của bạn nhé!

4. Nậm Pịa Pịa

Nậm Pịa Pịa là món ăn đặc trưng của người Sơn La. Có thể dùng để làm nước chấm và có thể dùng trực tiếp làm món ăn như một loại canh, có tác dụng giải rượu rất tốt. Nguyên liệu chính của món này là nội tạng các loài vật ăn cỏ . Bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ. Ngoài ra còn một thành phần rất đặc biệt nữa đó chính là pịa.

Pịa là phần dịch (phân non) nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già. Nếu bạn từng biêt đến món phèo lợn thì hẳn sẽ dễ dàng hình dung được cách lấy pịa của người Thái.

Đặc sản Tây Bắc
Món ăn này có phần giống với thắng cố nhưng thành phần có điểm khác. (Nguồn: Internet)

5. Trái cây Tây Bắc

Trái cây Tây Bắc vào mùa theo từng đợt từ tết đến suốt mùa hè. Dịp tết là mùa táo mèo. Loại quả nhỏ tầm nắm tay trẻ con, thơm, vị chua chua, ngọt ngọt và chát. Táo mèo ngâm rượu thì rượu có hương thơm tự nhiên, vị ngọt nhẹ và uống rất vào.

Đặc sản Tây bắc
Trái cây Tây Bắc vào mùa theo từng đợt từ tết đến suốt mùa hè. (Nguồn: Internet)

6. Măng rừng Tây Bắc

Món ngon không ít người lựa chọn là các món ăn khá ngon được chế biến từ măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt tươi mọc trong rừng tự nhiên

Đặc sản Tây Bắc
Măng rừng Tây Bắc được người dân hái về đem ra chợ bán. (Nguồn: Internet)

7. Mật ong rừng Mù Cang Chải

Mật ong rừng được thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất. Đây là đặc sản quý giá nhất của núi rừng Tây Bắc; được nhiều người tiêu dùng tin dùng và ưa thích.

Đặc sản tây bắc
Mật ong rừng được thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên. (Nguồn: Internet)

8. Xôi nếp nương

Xôi nếp nương là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người dân Tây Bắc. Nếp nương được trồng trên những thửa ruộng bậc thang, nơi có khí hậu mát mẻ và đất đai màu mỡ. Nhờ vậy, hạt nếp nương có vị thơm dẻo, bùi bùi, mang đậm hương vị núi rừng. Xôi nếp nương thường được ăn kèm với thịt gác bếp, gà nướng, hoặc các món ăn khác.

Đặc sản Tây Bắc
Xôi nếp nương là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người dân Tây Bắc. (Nguồn: Internet)

Ẩm thực Tây Bắc với những món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng đã trở thành điểm thu hút du khách thập phương. 8 món ngon nức tiếng mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết này chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng ẩm thực phong phú của Tây Bắc.

Từ khóa » Cho Bố Xem ẩm Thực Tây Bắc