Đặc Tính Truyền động điện - Chia Sẽ Kiến Thức Công Ty BFF

Đặc tính truyền động điện

Đặc tính truyền động điện

Danh mục

  • 1 Đặc tính truyền động điện
    • 1.1 Đặc tính cơ của truyền động điện
    • 1.2 b. Đặc tính cơ của động cơ điện
      • 1.2.1 Đặc tính cơ tự nhiên: Đó là quan hệ ω=f(M) của động cơ điện khi các thông số như điện áp, dòng điện,… của động cơ là định mức theo thông số đã được thiết kế chế tạo và mạch điện của động cơ không nối thêm điển trở, điện kháng,…
      • 1.2.2 Đặc tính cơ nhân tạo: đó là quan hệ ω=f(M) của động cơ điện khi các thông số điện không đúng định mức hoặc khi mạch điện có nối thêm điện trở, điện kháng,… hoặc có sự thau đổi mạch nối.
    • 1.3 c. Độ cứng của đặc tính cơ
    • 1.4 d. Sự phù hợp giữa đặc tính cơ của động cơ điện và đặc tính cơ của cơ cấu sản xuất
  1. Đặc tính cơ của truyền động điện

a. Đặc tính cơ bản cơ cấu sản xuất

Đặc tính cơ biểu thị mối quan hệ giữa tốc độ quay và moomen quay:

Đặc tính cơ của cơ cấu sản xuất
Đặc tính cơ của cơ cấu sản xuất
Đặc tính cơ của cơ cấu sản xuất ứng với các trường hợp máy sản xuất khác nhau
Đặc tính cơ của cơ cấu sản xuất ứng với các trường hợp máy sản xuất khác nhau

Ta có các trường hợp số mũ q ứng với các trường hợp tải:

Trường hợp tải
Trường hợp tải

b. Đặc tính cơ của động cơ điện

Đặc tính cơ của động cơ điện là quan hệ giữa tốc độ quay và moomen của động cơ: ω=f(M).

Đặc tính cơ của động cơ điện chia ra đặc tính cơ tự nhiên và đặc tính cơ nhân tạo. Dạng đặc tính cơ của mỗi loại động cơ khác nhau thì khác nhau và sẽ được phân tính trong những bài viết tới.

Đặc tính cơ tự nhiên: Đó là quan hệ ω=f(M) của động cơ điện khi các thông số như điện áp, dòng điện,… của động cơ là định mức theo thông số đã được thiết kế chế tạo và mạch điện của động cơ không nối thêm điển trở, điện kháng,…

Đặc tính cơ nhân tạo: đó là quan hệ ω=f(M) của động cơ điện khi các thông số điện không đúng định mức hoặc khi mạch điện có nối thêm điện trở, điện kháng,… hoặc có sự thau đổi mạch nối.

Ngoài đặc tính cơ, đối với động cơ điện một chiều người ta còn sử dụng đặc tính cơ điện. Đặc tính cơ điện biểu diễn quan hệ giữa tốc độ và dòng điện trong mạch động cơ: ω= f(I) hay n = f(I). 

Trong hệ truyền động điện bao giờ cũng có quá trình biến đổi năng lượng điện – cơ. Chính quá trình biến đổi này quyết định trang thái làm việc của động cơ điện. Người ta định nghĩa như sau: dòng công suất điện P(điện) có giá trị dương nếu như nó có chiều truyền từ nguồn đến động cơ và từ động cơ biến đổi công suất điện thành công suất cơ P(cơ) = M.ω cấp chp máy SX (sau khi đã có tổn thất ΔP).

Công suất cơ P(cơ) có giá trị dương nếu Moomen động cơ sinh ra cùng chiều với tốc độ quay, cosgias trị âm khi nó truyền từ máy sản xuất về động cơ và moomen động cơ sinh ra ngược chiều tố độ quay.

Công suất điện P(điện) có giá trị âm nếu nó có chiều từ động cơ về nguồn.

Tùy thuộc vào biến đổi năng lượng trong hệ mà ta có trạng thái làm việc của động cơ gồm: Trạng thái động cơ và trạng thái hãm. Trạng thái hãm và trạng thái cơ được phân bố trên đặc tính cơ ω(M) ở 4 góc phân tư như sau:

  • Ở góc phần tư I, III: trạng thái động cơ.
  • Ở góc phân tư II, IV: trạng thái hãm.
Các trạng thái làm việc của động cơ điện
Các trạng thái làm việc của động cơ điện

c. Độ cứng của đặc tính cơ

Để đánh giá và so sánh các đặc tính cơ, người ta đưa ra khái niệm độ cứng đặc tính cơ β và được tính:

Đặc tính cơ B được tính bằng công thức
đặc tính cơ được tính bằng công thức
Độ cứng của đặc tính cơ
Độ cứng của đặc tính cơ

Đặc tính cơ có độ cứng β càng lớn thì tốc độ càng ít bị thay đổi khi moomen thay đổi. Ở trên hình vẽ, đường đặc tính cơ 1 cứng hơn đường đặc tính cơ 2 nên với cùng một biến động ΔM thì đặc tính cơ 1 có độ thay đổi tốc độ Δω1 nhỏ hơn độ thay đổi tốc độ Δω2 cho bởi đặc tính cơ 2.

d. Sự phù hợp giữa đặc tính cơ của động cơ điện và đặc tính cơ của cơ cấu sản xuất

Trong hệ thống truyền tự động, động cơ điện có nhiệm vụ cung cấp động lực cho cơ cấu sản xuất. Các cơ cấu sản xuất của mỗi loại máy có các yêu cầu công nghệ và đặc điểm riêng. Máy sản xuất lại có rất nhiều loại, nhiều kiểu với kết cấu rát khá biệt. Động cơ điện cũng vậy, có nhiều loại, nhiều kiểu với các tính năng, đặc điểm riêng.

Với các động cơ điện một chiều và xoay chiều và xoay chiều thì chế độ làm việc tối ưu thường là chế độ định mức của động cơ. Để một hệ thống truyền động điện làm việc tốt, có hiệu quả thì giữa động cơ điện và cơ cấu sản xuất phải đảm bảo có một sự phù hợp tương ứng nào đó. Việc lựa chọn hệ truyền động điện và chọn động cơ điện dáp ứng đúng các yêu cầu của cơ cấu sản xuất có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt kỹ thuật mà cả về mặt kinh tế.

Do vậy, khi thiết kế hệ thống truyền động điện, người ta thường chọn hệ truyền động cũng như phương pháp điều chỉnh tốc độ sao cho đường đặc tính cơ của động cơ càng gần với đường đặc tính cơ của cơ cấu sản xuất càng tốt. Nếu đảm bảo được điều kiện này, thì động cơ sẽ đáp ứng tốt đòi hỏi của cơ cấu sản xuất khi mooomen cản thay đổi và tổn thất trong quá trình điểu chỉnh là nhỏ nhất.

Bài viết mang tính chất chia sẽ kiến thức, hy vọng giúp các bạn trong quá trình nghiên cứu và xây dựng kiến thức !

Xem thêm: Truyền động điện là gì ? 

Xem thêm: Dòng điện xoay chiều là gì ?

5 / 5 ( 2 bình chọn )

Từ khóa » độ Cứng đặc Tính Cơ Là Gì