Đặc Trưng, Chức Năng Và Vai Trò Của Văn Hóa Là Gì?

 Tính tới thời điểm hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu về văn hóa đã được thực hiện nhưng có vẻ như vẫn chưa có một câu trả lời thích đáng cho câu hỏi văn hóa là gì. Để định nghĩa một khái niệm khó nhằn như vậy, trước hết ta cần làm rõ những đặc trưng nổi bật, chức năng cùng vai trò của văn hóa. 

Mục lục

  • 1. Bản chất của văn hóa là gì?
  • 2. Đặc trưng của văn hóa là gì?
    • 2.1. Văn hóa có tính hệ thống
    • 2.2. Văn hóa có tính giá trị
    • 2.3. Văn hóa có tính nhân sinh
    • 2.4. Văn hóa có tính lịch sử
  • 3. Chức năng của văn hóa là gì?
    • 3.1. Chức năng tổ chức xã hội 
    • 3.2. Chức năng điều chỉnh xã hội
    • 3.3. Chức năng giao tiếp
    • 3.4. Chức năng giáo dục
  • 4. Vai trò của văn hóa là gì?
    • 4.1. Văn hóa là cơ sở xã hội hóa các cá nhân
    • 4.2. Văn hóa là cơ sở phát triển kinh tế
    • 4.3. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội
    • 4.4. Văn hóa hoàn thiện cá nhân

1. Bản chất của văn hóa là gì?

Văn hóa là gì? Thực tế văn hóa có rất nhiều nghĩa khác nhau, có thể định nghĩa văn hóa theo nhiều góc độ. Xét theo mặt ngữ nghĩa thông thường, văn hóa là từ dùng để chỉ học thức, trình độ học vấn, lối sống, đạo đức… Gắn những yếu tố ấy với thời gian, văn hóa lại được dùng để chỉ trình độ phát triển, nét độc đáo, phong tục tập quán của một giai đoạn, một thời kỳ như văn hóa Phục Hưng, văn hóa Đông Sơn. 

Hình ảnh bản chất của văn hóa
Hình ảnh bản chất của văn hóa

Mở rộng theo chiều không gian, văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp, cổ điển hay hiện đại, từ tín ngưỡng đến phong tục, từ lối sống, nếp nghĩ, cách làm đến cư xử, giao tiếp, lao động… 

Tóm lại, văn hóa là tất cả những gì mà con người sáng tạo ra, được hình thành từ thuở sơ khai nhất, được soi chiếu dưới lăng kính của không gian và thời gian. Bản chất của văn hóa là những giá trị tinh thần, vật chất mà con người trong quá trình tiến hóa, phát triển tạo ra để thích nghi với cuộc sống, với xã hội. 

Xem thêm: Tiểu luận văn hóa ẩm thực Việt Nam

2. Đặc trưng của văn hóa là gì?

2.1. Văn hóa có tính hệ thống

Cần phải phân biệt rạch ròi giữa tính hệ thống với tính tập hợp. Tính hệ thống của văn hóa có “xương sống” là mối liên hệ mật thiết giữa các thành tố với nhau, các thành tố có thể bao gồm hàng loạt các sự kiện, nó kết nối những hiện tượng, quy luật lại với nhau trong quá trình phát triển. 

Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa có thể thực hiện được các chức năng của xã hội. Lý do là bởi văn hóa bao trùm lên tất cả các hoạt động, các lĩnh vực. Từ đó có thể làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp và trang bị cho xã hội những phương tiện cần thiết để ứng biến với môi trường tự nhiên.

Nói cách khác, văn hóa xây lên nền tảng vững chắc cho sự phát triển tiến bộ của xã hội. Có lẽ chính vì thế mà người ta thường gắn văn hóa với loại từ “nền” để tạo thành cụm từ thông dụng “nền văn hóa”.

2.2. Văn hóa có tính giá trị

Văn hóa khi được hiểu theo khía cạnh của một tính từ sẽ mang nghĩa là tốt đẹp, là có giá trị. Người có văn hóa cũng chính là một người có giá trị. Do đó mà văn hóa trở thành thước đo chuẩn mực cho con người và xã hội. 

Văn hóa tự chính bản thân nó cũng mang trong mình những giá trị riêng bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Xét về mặt ý nghĩa thì văn hóa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức. Đứng trên góc độ thời gian lại có thể chia văn hóa thành giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. 

Với mỗi góc độ khác nhau gắn với một sự vật, hiện tượng, sự kiện khác nhau ta lại có thể có cái nhìn khác nhau. Từ những cái nhìn này, ta có thể đánh giá văn hóa dưới những góc độ khách quan quan khác nhau. 

2.3. Văn hóa có tính nhân sinh

Tính nhân sinh của văn hóa có nghĩa rằng văn hóa được coi như một hiện tượng xã hội. Hiện tượng xã hội được hiểu là những hiện tượng do con người sáng tạo ra hay còn gọi là nhân tạo, khác với các giá trị tự nhiên hay còn gọi là thiên tạo. Chính vì là một thực thể có tính nhân sinh nên văn hóa chịu tác động của cả vật chất lẫn tinh thần của con người. 

Đồng thời, vì có tính nhân sinh nên văn hóa vô tình trở thành sợi dây liên kết giữa người với người, vật với vật và cả vật với người. Đó chính là ý nghĩa nhân sinh sâu sắc nhất mà văn hóa hàm chứa. 

2.4. Văn hóa có tính lịch sử

Văn hóa phản ánh quá trình sáng tạo của con người trong một không gian và thời gian nhất định. Chính vì thế mà văn hóa cũng gắn liền với chiều dài lịch sử, thậm chí là văn hóa hàm chứa lịch sử. Tính lịch sử khiến cho văn hóa mang đặc trưng có bề dày, có chiều sâu, có hệ giá trị. Nhờ có tính lịch sử mà văn hóa cũng cần được duy trì, nói một cách khác đó là biến văn hóa trở thành truyền thống văn hóa. 

Văn hóa có tính lịch sử cao cần phải được tích lũy, được gìn giữ và không ngừng tái tạo, chắt lọc những tinh hoa, không ngừng sản sinh và phát triển để hoàn thiện dưới dạng ngôn ngữ, phong tục,… 

Nếu bạn không có thời gian viết luận văn cần tìm người làm hộ luận văn thạc sĩ bạn có thể tham khảo dịch vụ của Trung tâm. Với kinh nghiệm hơn 15 năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài luận văn chất lượng nhất. Liên hệ qua gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

3. Chức năng của văn hóa là gì?

3.1. Chức năng tổ chức xã hội 

Hình ảnh chức năng của văn hóa
Hình ảnh chức năng của văn hóa

Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa có thể thực hiện chức năng tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội cho phép con người tổ chức, tụ họp thành những đơn vị làng, xã, thành phố đến quốc gia, khu vực. 

Cụ thể, văn hóa gia đình chính là yếu tố giúp con người hình thành nhận thức và hành động duy trì, phát triển các mối quan hệ trong gia tộc, dòng họ. Chính sự duy trì và bảo tồn này cũng giúp lưu giữ nguyên vẹn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp dẫu trải qua hàng ngàn năm đổi thay. 

3.2. Chức năng điều chỉnh xã hội

Chức năng này xuất phát từ đặc trưng mang tính giá trị của văn hóa. Mỗi một nền văn hóa đều có những giá trị riêng, những giá trị này được hình thành thông qua quá trình con người điều chỉnh thói quen, nhận thức và hành động để có thể thích nghi với sự thay đổi từ môi trường. 

Nhờ có chức năng này mà ta có thể thấy được sự đa dạng giữa các nền văn hóa với nhau, đồng thời cũng có thể tìm thấy những nét tương đồng đáng ngạc nhiên giữa các nền văn hóa. Đó chính là mục tiêu và động lực trong sự phát triển của nhân loại. 

3.3. Chức năng giao tiếp

Tính nhân sinh của văn hóa tạo ra chức năng giao tiếp. Chính vì là một sợi dây vô hình kết nối con người với con người nên văn hóa có khả năng “giao tiếp”. Đó là lý do mà văn hóa chỉ được dùng với xã hội loài người, vì chỉ có con người mới có thể giao tiếp với nhau thông qua hệ thống ngôn ngữ và ký hiệu. Trong đó, hệ thống ngôn ngữ và ký hiệu chính là các sản phẩm của văn hóa. 

Nói cách khác, văn hóa tạo ra môi trường giao tiếp cho con người. Nhờ có văn hóa mà con người có thể giao tiếp với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động,… để truyền đạt thông tin cho nhau.

3.4. Chức năng giáo dục

Văn hóa có tính lịch sử, vì thế mà nó có chức năng giáo dục. Lý do là bởi văn hóa có năng lực thông tin hoàn hảo. Sự truyền đạt thông tin này được thể hiện thông qua sự quan sát và bắt chước hành vi. Thế hệ sau quan sát và bắt chước hành vi của thế hệ trước, sự tích lũy này diễn ra từng ngày, sự chuyển giao cứ thế được thực hiện.

Chính vì thế mà văn hóa luôn gắn liền với những chuẩn mực đạo đức, người có văn hóa tức là người được tiếp nhận giáo dục, biến những giá trị mình thu nạp trở thành giá trị của riêng bản thân, văn hóa khi ấy được nâng cấp lên trở thành bản sắc của mỗi con người. 

4. Vai trò của văn hóa là gì?

4.1. Văn hóa là cơ sở xã hội hóa các cá nhân

Hình ảnh vai trò của văn hóa
Hình ảnh vai trò của văn hóa

Văn hóa được thể hiện là những nhận thức của mỗi người nhằm đảm bảo sự hòa đồng của các cá nhân vào xã hội chung cũng như năng lực lao động của các cá nhân để đảm bảo đời sống của chính họ. 

4.2. Văn hóa là cơ sở phát triển kinh tế

Văn hóa trong lĩnh vực kinh tế được hiểu là cơ sở vật chất cũng như năng lực lao động của con người. Điều này đồng nghĩa với việc nền văn hóa phát triển cao thì người lao động cũng sẽ có năng lực tốt. 

4.3. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

Các giá trị văn hóa tạo nên nền tảng vững chắc của xã hội, đó là nền tảng tinh thần nếp nghĩ, từ truyền thống, từ tình cảm, từ vốn hiểu biết, tất cả tích tụ lại trở thành sức mạnh ghê gớm của một cộng đồng, giúp dân tộc vượt qua thách thức. 

4.4. Văn hóa hoàn thiện cá nhân

Văn hóa là cơ sở hình thành nhân cách cá nhân thông qua quá trình tiếp nhận văn hóa, từ đó làm đầy kiến thức, kỹ năng và cảm xúc để làm chủ mình trong mọi tình huống.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi văn hóa là gì cũng như đặc trưng, chức năng và vai trò của văn hóa. Hy vọng những thông tin, kiến thức này sẽ có ích đối với bạn.

Từ khóa » Chức Năng Giáo Dục Của Văn Hoá Là Gì