Đề Kiểm Tra Môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam ( Kèm Lời Giải) | Thanh Vi Lam

3Đề kiểm tra môn cơ sở văn hóa việt nam ( kèm lời giải)

Câu 1 Vì sao nói chức năng bao trùm nhất của văn hóa là chức năng giáo dục? Hãy giải thích và lấy ví dụ minh họa .(5 điểm)

Truyền thống văn hóa tồn tại được nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và những giá trị đang hình thành tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trồng người (dưỡng dục nhân cách). Một đứa trẻ sau khi ra đời nếu được sống với cha mẹ, nó sẽ được giáo dục theo truyền thống văn hóa nơi nó sinh ra, còn nếu bị rơi vào rừng, nó sẽ mang tính cách của loài thú. Không phải ngẫu nhiên mà trong các ngôn ngữ phương Tây, từ “văn hóa” (culture, cultura) đều có chứa một nghĩa chung là chăm sóc, giáo dục…

Dễ dàng nhận thấy chức năng bao trùm của văn hóa là chức năng giáo dục, nghĩa là định hướng xã hội, định hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi con người vào điều hay lẽ phải, theo đúng chuẩn mực xã hội.

–          Nó bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn tồn tại trong tư tưởng, tình cảm mỗi người.

–          Nâng cao dân trí. Đó là nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức nhân dân, bao gồm nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật, …

–          Bồi dưỡng những phẩm chất lành mạnh, luôn luôn hướng con người tới chân thiện mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Văn hóa giúp con người biết được tốt xấu, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Ví Dụ :

Tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1998) do Trần Quốc Vượng chủ biên cho rằng chức năng giáo dục là chức năng bao trùm nhất của văn hóa. Chúng ta thấy văn học là một thành viên quan trọng trong gia đình văn hóa đứng ra làm nhiệm vụ đấy. Ở phương Tây, văn hóa là “Culture”, có nghĩa gốc là vun trồng, chăm sóc, giáo dục. Văn học phải góp phần làm cho cái phần “con” (tự nhiên) chuyển hóa nhiều hơn sang phần “người” (văn hóa). Còn ở phương Đông, thuật ngữ văn hóa xuất phát từ “Văn trị giáo hóa”, tức là dùng văn chương, văn tự để giáo hóa con người thì gọi là văn hóa. Văn học tỏ ra có ưu thế khi thực hiện chức năng này. Nó không rao giảng những bài học bằng lý thuyết suông như tôn giáo, đạo đức; không trừu tượng như triết học; không khô cứng như khoa học; cũng không ép buộc như pháp quyền… Văn học thông qua những câu chuyện ly kỳ hấp dẫn, những câu thơ ngọt ngào tha thiết, nó thấm vào lòng người những triết lý sống đẹp. Nói như Arixtốt, đó là người đọc tự “thanh lọc” tâm hồn để sống tốt hơn. Bởi thế ngày xưa, Khổng Tử bỏ công sưu tập Kinh thi với mục đích chính là dùng những lời ca để giáo dục tính nhân văn cho con người. Đạo làm người trong “Lục Vân Tiên” đã có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ một thời.

(tham khảo thêm giáo trình trang 102 từ đoạn 3 trở xuống)

 

Câu 2 Anh (chị) hãy phân tích và chứng minh các đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam.(5 điểm) (Note: Đặc trưng của văn hóa Việt Nam # Đặc trưng của văn hóa)

http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=9805

cái này tớ thấy rất rất nhiều, rất rất cụ thể .

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Từ khóa » Chức Năng Giáo Dục Của Văn Hoá Là Gì