đặc Trưng Của Sáng Tạo Hình Tượng Nghệ Thuật - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Khoa học xã hội
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.04 KB, 17 trang )
1Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Lớp: Triết học.Môn: Mỹ học chuyên nghành.Tiểu luận:ĐẶC TRƯNG CỦA SÁNG TẠO HÌNH TƯỢNG TRONGNGHỆ THUẬTNăm: Triết học- Năm 3.Người hướng dẫn: TS. Trần Kỳ Đồng.Sinh viên: Lê Đăng Thân.MSSV: 1256070065. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 11 năm 2014.2MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………. 32. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài …………………… 43. Kết cấu đề tài ……………………………………… 4PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I.HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬTI.1. Sự ra đời của hình tượng nghệ thuật …………………… 5I.2. Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật …………… 7CHƯƠNG II.ĐẶC TRƯNG CỦA SÁNG TẠO HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬTII.1. Vai trò của tình cảm trong cấu trúc nghệ thuật ……… 10II.2. Vai trỏ của lý trí trong cấu trúc nghệ thuật ……………. 12II.3. Tài năng nghệ thuật …………………………………… 14II.4. Qúa trình sáng tạo nghệ thuật …………………………. 16 KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢOPHẦN MỞ ĐẦUTrang31. Tính cấp thiết của đề tàiTìm hiểu tư tương triết học nói chung và tư tưởng mỹ học nói riêng cóvai trò to lớn, giúp con người nhận thức được các quy luật tiến hóa của lịch sửxã hội loài người, thông qua sự nhận thức về thế giới, về cái đẹp. về nghệthuật,… Sự nhận thức này luôn gắn liền với sự sinh thành lý tưởng thẩm mỹ,lý tưởng bao hàm những giá trị nhân văn của dân tộc và thời đại, nó địnhhướng cho chúng ta xác lập nội dung cơ bản về mục đích sống, ý nghĩa sốngvà tạo ra nguồn động lực, năng lực sống cho con người.Đất nước đang trong tiến trình đổi mới gắn liền với tiến trình hội nhậnthế giới. Trong tiến trình này, với những tri thức từ lịch sử tư tưởng mỹ học sẽgiúp cho con người dễ dàng nhận diện những giá trị và phản giá trị của cáctrào lưu văn hóa nghệ thuật đang diễn ra trong nước và trên thế giới để từ đócon người có sự sàng lọc làm cho những giá trị, tư tưởng mỹ học thêm phongphú đa dạng và muôn màu muôn vẻ hơn nữa.Mỹ học giúp cho con người có những kiến thức cơ bản về các quy luậtchung nhất của quan hệ thẫm mỹ và quan trọng hơn là những kiến thức về cáiđẹp, về thị hiếu, về lý tưởng thẫm mỹ, về tính nghệ thuật trong mỹ học. Vànhư vậy, trên cơ sở những kiến thức cơ bản đó nhằm nâng cao trình độ thẩmmỹ, năng lực cảm nhận, cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và cungnhư trong quá trình sáng tạo ra nghệ thuật của người nghệ sĩ, một năng lựcsáng tạo nghệ thuật theo quy luật của cái đẹp. Không những thế nó còn cungcấp cho con người cách rèn luyện tư duy nhìn nhận những vấn đề theo chiềusâu của các giá trị, tư tưởng thẩm mỹ đó.Quá trình sáng tạo hình tượng trong nghệ thuật kể cả phương Tây vàphương ĐôngTrước hết, cần hiểu rõ, mỹ học là một khoa học hợp thành của khoa họctriết học dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vậtlịch sử. Mỹ học là khoa học nghiên cứu toàn bộ qui luật, hiện tượng thẫm mỹ4trong hoạt động của đời sống con người gồm khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩmmỹ và nghệ thuật. Trong đó, cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm, hìnhtượng là tiếng nói trọng tâm, lý tưởng thẩm myỹ là cơ sở để định hướng thẩmmỹ, nghệ thuật là thành tựu cao nhất của đời sống thẩm mỹ.2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tàiMục đích:Tiểu luận phần nào làm rõ và sâu sắc thêm đặc trưng của quá trình sángtạo trong nghệ thuật.Nhiệm vụ:Phân tích những đặc điểm cơ bản của quá trình hình thành nên tượngnghệ thuật.Đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo nghệ thuật củangười nghệ sĩ.3. Kết cấu đề tàiNgoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, kết cấu của tiểu luận gồm 2chương và 6 tiết .PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I.HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬTI.1. Sự ra đời của hình tượng nghệ thuật Trong hình tượng nghệ thuật ghi lại hoặc biểu hiện những đặc điểm cănbản nhất của nghệ thuật nói chung. Một trong những vị trí trung tâm mà phạmtrù này giữ trong khoa học mỹ học được lý giải bởi chức năng phản ánh thực5tại khách quan dưới một hình thức đặc thù. Hình tượng nghệ thuật là sự thốngnhất phản ánh và sáng tạo, nó đóng vai trò là đường ranh giới phân tuyến thếgiới thật với thế giới của nghệ thuật. Chính nhờ hình tượng mà ý thức nghệthuật hàm chứa nhiều tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của cuộc sống thật.Sáng tạo được các hình tượng nghệ thuật thành công luôn là mong ướccủa các nghệ sĩ. Thế giới hình tượng đi liền với tên tuổi và khẳng định tàinăng của người nghệ sĩ. Để tạo ra những hình tượng nghệ thuật dồi dào ýnghĩa và sức sống, người nghệ sĩ phải giàu khả năng hư cấu nghệ thuật và phảithật sự sống trong một tâm thế sáng tạo đặc biệt được gọi là cảm hứng nghệthuật.Cảm hứng sáng tạo giúp năng lực hư cấu của người nghệ sĩ vận hành. Hưcấu nghệ thuật là quá trình nhào nặn chất liệu để thực hiện tốt nhất ý đồ nghệthuật đang được ấp ủ. Đó là sự tập hợp, lựa chọn, sắp xếp tài liệu đời sống. Ởđây có vai trò đặc biệt của trí tưởng tượng phong phú cùng vốn hiểu biết, sựtrải nghiệm của người nghệ sĩ. Trí tưởng tượng cho người nghệ sĩ những gì màthực tại không thể cho hoặc chưa kịp cho. Trí tưởng tượng lấp đầy khoảngtrống cho hiểu biết và tư duy của nhà sáng tạo. Tuy nhiên, năng lực tưởngtượng lại tỷ lệ thuận với vốn sống, vốn hiểu biết của con người. Càng sốngnhiều, sống tỉnh táo và say mê, sống có ý thức và trách nhiệm, người nghệ sĩcàng có điều kiện tung hoành trong đôi cánh diệu kỳ của tưởng tượng. Có thểnói, nếu hư cấu nghệ thuật là hành động tất yếu của người nghệ sĩ trong xâydựng hình tượng thì khả năng hư cấu nghệ thuật còn phụ thuộc nhiều vàophẩm chất của tài năng trong đó nổi bật là trí tưởng tượng nhạy bén và vốnsống dồi dào. Hư cấu nghệ thuật chính là quá trình tập hợp, lựa chọn, sắp xếptài liệu từ nhiều hiện tượng khác nhau, trên cơ sở đó thông qua trí tưởng tượng6nghệ sĩ sáng tạo ra một hình tượng mới, hình tượng này thể hiện được bảnchất đời sống một cách sinh động, trong sáng và tập trung. Hình tượng nghệ thuật được sáng tạo bởi một kiểu tư duy đặc biệt – tưduy hình tượng. Để làm nổi trội lao động và tư duy của người nghệ sĩ, ngườita hay so sánh với lao động và tư duy của nhà khoa học. Kết quả cuối cùng lànhà khoa học có được những khái niệm, còn người nghệ sĩ đưa ra những hìnhtượng. Cả hai đều sáng tạo, song tính chất của sự sáng tạo ở họ không hoàntoàn giống nhau. Nhà khoa học phát hiện ra những bản chất và qui luật vốntiềm ẩn trong thực tại. Người nghệ sĩ phải tự mình làm ra những sản phẩmmới mẻ chưa từng xuất hiện. Giữa khái niệm khoa học và hình tượng nghệthuật, vì vậy, có những điểm khác biệt cơ bản. Nghệ thuật không đặt ra trước nghệ sĩ nhiệm vụ thể hiện toàn bộ đốitượng. Yêu cầu đó vừa không cần thiết vừa không thể thực hiện nổi. Nhưnghình tượng nghệ thuật lại có khả năng tạo ra ảo giác về tính toàn vẹn và đầyđủ của đối tượng thể hiện. Sức cuốn hút của nghệ thuật mạnh mẽ một phần vìnét riêng biệt này. Khái niệm bao giờ cũng xác định về mặt ý nghĩa. Khoa học không chophép khái niệm mang tính đa nghĩa. Hình tượng nghệ thuật lại không hàm mộtnghĩa duy nhất. Nó có thể gồm nhiều phương diện khác nhau. Công chúngtiếp nhận nó mỗi người một vẻ. Hình tượng nghệ thuật càng giá trị, càng lấplánh ý nghĩa.Sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức cũng là điểm khácbiệt chính của hình tượng nghệ thuật so với khái niệm khoa học. Hình tượngnghệ thuật là một chỉnh thể. Mọi sự thay đổi của nội dung hay của hình thức7đều đưa đến một sản phẩm khác, không giống với sản phẩm đã có. Tri thứckhoa học thì khác. Một công thức, một định luật có thể trình bày dưới nhiềuhình thức khác nhau, phức tạp có, đơn giản có, nhưng không ảnh hưởng nhiềuđến việc tiếp nhận thực chất của chúng. I.2. Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật Phản ánh hiện thực là quy luật của nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật làhình ảnh của thế giới khách quan. Tuy vậy, không được đánh đồng khái niệmhình tượng trong nhận thức luận (triết học) với hình tượng trong lý luận nghệthuật. Trong triết học, khái niệm hình tượng hiểu là bất kỳ một sự phản ánh nàovề ngoại giới vào trong ý thức con người. Ở đây, hình tượng đồng nghĩa vớihình ảnh. Trong nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật không phải là bất kỳ một sựphản ánh nào về hiện thực mà một sự phản ánh được ghi giữ lại trong một chấtliệu của một loại hình nghệ thuật nhất định. Cụ thể, trong tác phẩm nghệ thuậtsự phản ánh về hiện thực phải có được một sự tái hiện có nghệ thuật trong mộtchất liệu nhất định của một loại hình nghệ thuật cụ thể. Như thế, nghệ thuậtbao gồm cả tư duy hình tượng và cả hoạt động thực tiễn nhất định- sự sáng tạonghệ thuật, sự nhào nặn thẩm mĩ một chất liệu nhất định.Nghệ thuật vừa tư duy (bằng hình tượng) vừa là hoạt động thực tiễn trựctiếp. Ðược vật chất hóa trong một tác phẩm nghệ thuật cụ thể, nghệ thuật tồntại như một thực thể tinh thần trong dạng các giá trị nghệ thuật nhất định. Ởđây, tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng bàn tay khối óc của con người. 8Với tư cách là một hình thái đặc thù của ý thức xã hội, nghệ thuật chínhlà một sự thống nhất liên tục của nhận thức hình tượng về hiện thực và sự táihiện cảm tính- cụ thể hiện thực trong chất liệu của một loại hình nghê thuật.Do đó, không được xem hình tượng chỉ là một kiểu tư duy (tư duy hình tượng)mà nó còn là một hành động thực tiễn vật chất- hoạt động sáng tạo, tạo ra mộtsự vật mới, tạo ra hiện tượng khách quan. Hình tượng nghệ thuật được vậtchất hóa nhờ chất liệu nhất định. Nó vừa là ý thức tư tưởng của nghệ sĩ vừa làtài năng sáng tạo- nhào nặn chất liệu vật chất của nghệ sĩ. Thực ra, trước khi được vật chất hóa ra, hình tượng nghệ thuật đã tồn tạitrong óc người nghệ sĩ, nghĩa là bao hàm sự sáng tạo trong ý thức tư tưởng.Lênin viết: Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà cònsáng tạo ra thế giới khách quan. Hình tượng nghệ thuật không phải là một bứcảnh chụp, một hình ảnh thu được trong tấm gương, cũng không phải là một sựtái hiện đơn giản cuộc sống, sự bắt chước máy móc tự nhiên. Sự bắt chướcgiỏi lắm cũng chỉ nhân đôi đối tượng mô tả chứ không tạo ra giá trị thẩm mĩmới. Hình tượng nghệ thuật không phải là hình ảnh minh họa của khoa học.Hình ảnh minh họa của khoa học tái hiện các hiện tượng như chúng vốn cótrong hiện thực. Tức là tái hiện thực tế một cách chính xác. Còn hình tượngnghệ thuật, sáng tạo là bản chất của nó. Hình tượng nghệ thuật bao hàm cả sựphóng đại, cường điệu, cả sự tỉa xén, nhào nặn. Hình tượng nghệ thuật là kếtquả của trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ. Đo đó, phản ánh và sáng tạo là hai mặt của quá trình sinh ra hình tượngcủa nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật một mặt là hình ảnh của thế giới kháchquan, mặt khác là sự sáng tạo lại thế giới khách quan.CHƯƠNG II.9ĐẶC TRƯNG CỦA SÁNG TẠO HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬTQuá trình sáng tác nghệ thuật có đặc trưng riêng của nó – thể hiện nhâncách của nghệ sĩ. Đặc điểm của chủ thể nghệ thuật là phản ứng tình cảm đốivới thực tại, nó đóng vai trò lớn trong việc sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật.Người họa sĩ vẽ cái cảm thấy chứ không phải cái nhìn thấy, đồng thời gởi gắmtình cảm, tư tưởng (tâm hồn) của mình vào tác phẩm nghệ thuật. Tiếp nhậnnghệ thuật, công chúng không thể dửng dưng. Người ta có thể khóc, cười hồnnhiên như con trẻ. Song rất khác với những giọt nước mắt vui sướng hay đauxót của trẻ thơ, cùng với sự rung động của con tim, trí óc của công chúng nghệthuật còn được thức tỉnh. Đọc Truyện Kiều chẳng hạn. Nhận thức của ngườiđọc về thân phận của nàng Kiều tăng thêm, như nhà thơ Tố Hữu đã bài tỏ cảmxúc về thân phận nàng Kiều ”Nổi chìm kiếp sống lênh đênh”và khi nhận thứccàng tăng thì cảm xúc Tố Hữu càng sâu cùng với nhịp đập dồn dập của tráitim “Tố như ơi lệ chảy quanh thân Kiều”. Đồng thời, trong nghệ thuật ngoài những nhân tố tự nhiên ở nhà nghệ sĩ,còn có thái độ riêng tư của người nghệ sĩ được thể hiện trong tác phẩm nghệthuật của anh ta. Nó phản ánh một phần thực tại bằng ý thức.Người nghệ sĩ đã bằng lý trí tỉnh táo và tình cảm nồng cháy để tạo nênhình tượng nghệ thuật. Cảm hứng sáng tạo chân chính vì vậy được coi là sự“thăng hoa” của lý trí và cảm xúc. Thiếu tư tưởng, hình tượng sẽ trống rỗng vàhời hợt. Thiếu cảm xúc, hình tượng sẽ khô cứng và cằn cỗi. Đúng hơn, trongsáng tạo nghệ thuật, nhận thức phải được chuyển hóa thành tình cảm, thànhniềm tin. Bởi vậy, sức tác động của nghệ thuật mới mãnh liệt và bền lâuII.1. Vai trò của tình cảm trong cấu trúc nghệ thuật10Nghệ thuật giáo dục con người thông qua con đường tình cảm. Từ xúcđộng, lay động về tình cảm mà người đọc liên hệ đến bản thân, tự giác nhận rađúng, sai. Nghệ thuật giáo dục con người không phải bằng biện pháp cưỡngbách, hành chính gò ép mà hoàn toàn tự giác, thoải mái. Nghệ thuật giáo dụcbằng hình thức hấp dẫn vui tươi, cuốn hút. Ở đây, tưởng như giáo dục vuichơi, giải trí là một. Tác dụng giáo dục của nghệ thuật là lâu bền, từ từ nhưngvô cùng sâu sắc. Một thuộc tính căn bản của nhà nghệ sĩ là anh ta có khả năng cảm ngiệmnhững hiện tượng nào đó của thực tại với một sức mạnh và chiều sâu kgácthường. Sáng tạo nghệ thuật thông qua cảm xúc, tình cảm đã thôi thúc trítưởng tượng của người nghệ sĩ.Có ý nghĩa đặc biệt lớn lao đối với sáng tạo nghệ thuật là trí tưởng tượng,đó là sự liên kết giữa tình cảm và lý trí, tâm lý và xã hội trong sáng tạo nghệthuật. Óc tưởng tượng của con người có khả năng đẻ ra những hình tượng vônghĩa và kỳ quặc, nhưng nó cũng là một yếu tố cần thiết trong việc sáng tạohình tượng nghệ thuật ngay cả trong việc miêu tả sự việc đơn thuần. Cái thậtlại đòi hỏi những điều tưởng tượng táo bạo nhất, tưởng như nó không gạt bỏhư cấu, không làm mờ nhạt mà còn giúp cho chúng ta hiểu cuộc sống thôngqua khả năng ngầm của nó. Chúng ta đã biết vô số những trường hợp trong đóhư cấu không báo giờ tách rời chân lý cuộc sống mà chính óc tưởng tượngsáng tạo, không đi lệch hướng thực tế mà còn giải quyết thực tế đó, sẽ trởthành một phương tiện rất thuận lợi cho việc tư duy bình thường.Gạt bỏ óc tưởng tượng khỏi sáng tác nghệ thuật, thay thế chân lý cuộcsống bằng chân lý sự kiện, thay thế sự khái quát bằng lối minh hoạ các sự kiệntheo kiểu lập biên bản chẳng khác gì giết chết nghệ thuật. Chân lý nghệ thuật11là một giả thiết mang tính chất thẩm mỹ, là sự tái tạo lại cuộc sống hoặc bằngphương tiện ngôn ngữ hoặc bằng màu sắc, hoặc bằng âm điệu. Tác phẩm nghệthuật nếu không có lý tưởng thẩm mỹ, không có sự khái quát, không có sựđánh giá về mặt thẩm mỹ sẽ biến thành những đoạn trích dẫn rút ra từ bộ mônkhoa học xã hội.Ở đây có vai trò đặc biệt của trí tưởng tượng phong phú cùng vốn hiểubiết, sự trải nghiệm của người nghệ sĩ. Trí tưởng tượng cho người nghệ sĩnhững gì mà thực tại không thể cho hoặc chưa kịp cho. Trí tưởng tượng lấpđầy khoảng trống cho hiểu biết và tư duy của nhà sáng tạo. Tuy nhiên, nănglực tưởng tượng lại tỷ lệ thuận với vốn sống, vốn hiểu biết của con người.Càng sống nhiều, sống tỉnh táo và say mê, sống có ý thức và trách nhiệm,người nghệ sĩ càng có điều kiện tung hoành trong đôi cánh diệu kỳ của tưởngtượng. Tưởng tượng là kết quả của sự không thỏa mãn và đo dó nó thôi thúchành động. Những ước mơ giúp con người khắc phục được những khó khăntrong cuộc sống, thôi thúc hành động con người trở nên tích cực hơn, có ýnghĩa hơn.II.2. Vai trỏ của lý trí trong cấu trúc nghệ thuậtNgười tạo ra hình tượng nghệ thuật không phải chỉ cần có năng lực cảmxúc, tình cảm, ghi nhận thực tại ở cấp độ hiện tượng, mà phải cần có năng lựcnắm bắt bản chất của quá trình sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật, đó chính lànăng lực tư duy của lý tính. Người nghệ sĩ phản ánh thế giới bằng lý trí ẩn dụ,tức người nghệ sĩ phải đi thâm sâu vào thực tại của cuộc sống12Cùng với khoa học, nghệ thuật có nhiệm vụ giúp con người nhận thức vềthế giới, về con người và đời sống. Các hình tượng nghệ thuật, vì vậy tác độngvào lý trí con người. Qua hình tượng, nghệ sĩ bày tỏ quan điểm, quan niệm vàlý giải những vấn đề đời sống. Bất kỳ một hình tượng nghệ thuật nào cũngchứa đựng trong đó những nhận thức của người sáng tác. Qua hình tượng nghệthuật, bạn đọc tiếp nhận được những vấn đề về đời sống, lý trí bạn đọc bao giờcũng được soi sáng, nhận thức của bạn đọc bao giờ cũng được mở rộng, nângcao. Nhưng nếu như khái niệm khoa học là kết quả của lý trí thì hình tượngnghệ thuật lại có sự thống nhất của hai yếu tố: lý trí và tình cảm. Hìnhtượng nghệ thuật vừa thức tỉnh lý trí vừa làm rung động trái tim. Hai mặt thứctỉnh và rung động này của nghệ thuật hòa quyện vào nhau. Từ rung động màthức tỉnh càng thức tỉnh càng rung động hơn. Giá trị thức tỉnh của hình tượngnghệ thuật to lớn bao nhiêu là do sức rung động mãnh liệt bấy nhiêu. Ðối vớinghệ thuật, không thể nói giá trị nhận thức to lớn mà lại không gắn liền vớimột tình cảm mạnh mẽ được. Thậm chí giá trị nhận thức của nghệ thuật chỉ cóthể có được khi nghệ thuật đó tác động vào tình cảm con người.Một đặc điểm căn bản khác của trình độ tư duy nghệ thuật duy lý là liêntưởng. Khi quan sát những hiện tượng lạ lùng trong thiên nhiên và trong đờisống con người (giông tố, động đất, sự chết chóc.v.v.) trong ý thức chưa đượcvững vàng lắm của con người liền xảy ra một "sự bùng nổ" những quan niệmchưa được phân hoá. Không có khả năng hiểu được nội dung bên trong củanhững hiện tượng kỳ lạ đó, con người đã cố gắng giải thích hiện tượng xảy raấy bằng cách đoán, đề ra những giả thuyết đầy tính chất siêu nhiên. Đối vớigiai đoạn mà con người rõ ràng còn mang nặng tính chất thú tính thì quỷ thầnlà một sức mạnh nào đó nó tác động một cách bất ngờ. Không ai có thể biếttrước được. Đầu tiên, mối quan hệ giữa hiện tượng và cách giải thích hiện13tượng đó phần nhiều theo óc tưởng tượng thường là tuỳ tiện, tuỳ thuộc vàomột cơ hội trùng lặp ngẫu nhiên. Sau đó, trong quá trình cấu tạo hình tượngtính chất tượng trưng, có khía cạnh liên tưởng đã bắt đầu có tính chất tự giáchơn. Trong tôn giáo nó trở thành một công cụ tuyên truyền giáo lý, trong nghệthuật nó lôi kéo con người đi tìm tòi, thể nghiệm và chế ngự sức mạnh vốn cócủa vạn vật.Đồng thời, yếu tố lý trí của ỳ thức nghệ thuật còn bộc lộ rõ nét hơn nữa ởcấp độ thế giới quan vốn biểu hiện tính chế định xã hội trong sáng tạo nghệthuật. Thế giới quan giữ vai trò định hướng lí tưởng, liên tưởng của con người,thế giới quan là toàn bộ cách nhìn đời, nhìn người, nhìn xã hội và nhìn mình.Thế giới quan có 3 yếu tố:Tính giai cấp: Trong một xã hội có nhiều giai cấp, ắt có một giai cấp tiêntiến nhất, cách mạng nhất. Lí tưởng phải gắn liền với tính giai cấp tiên tiếnnhất ấy.Tính khoa học: đó là kiến thức đúng đắn, phù hợp qui luật khách quan vàlịch sử, khác với những ý tưởng viển vông và lỗi thời hoặc phiêu lưu mạohiểm. Tính tổ chức: để thực hiện lí tưởng, không chỉ dựa vào nỗ lực cá nhân,mà phải vận động, tổ chức xã hội cùng thực hiện. Đó là năng lực tổ chức khithực hiện lí tưởng.Người nghệ sĩ đã bằng lý trí tỉnh táo và tình cảm nồng cháy để tạo nênhình tượng nghệ thuật. Cảm hứng sáng tạo chân chính vì vậy được coi là sự“thăng hoa” của lý trí và cảm xúc. Thiếu tư tưởng, hình tượng sẽ trống rỗng vàhời hợt. Thiếu cảm xúc, hình tượng sẽ khô cứng và cằn cỗi. Đúng hơn, trongsáng tạo nghệ thuật, nhận thức phải được chuyển hóa thành tình cảm, thànhniềm tin. Bởi vậy, sức tác động của nghệ thuật mới mãnh liệt và bền lâu14II.3. Tài năng nghệ thuật Là hệ thống tổ chức phức tạp của nhân cách nghệ sĩ độc đáo có mộtkhông hai, tài năng quy định phương hướng và những khả năng sáng tạo củangười nghệ sĩ, loại hình nghệ thuật mà người nghệ sĩ lựa chọn và các quan hệcủa nghệ thuật với các khía cạnh của thực tại. Tài năng của người nghệ sĩ chỉcó thể phát triển, thực hiện hóa trong một xã hội cụ thể. Biểu hiện của tài năngnghệ thuật là đa dạng và phong phú. Ở đây, vai trò của yếu tố thiênbẩm là không thể thiếu. Môi trường và điều kiện góp phần quyết định chuyểnhóa khả năng thành hiện thực. Tuy nhiên, học tập và rèn luyện nhằm vun đắptài năng sẵn có mới mang tính quyết định. Nói như K. Marx: “Thực tiễn sẽphát triển những năng khiếu tiềm năng trong bản thân”. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là bản chất tự do sáng tạocủa nghệ thuật. Nghệ thuật không chỉ là hành động nhận thức, phản ánh đơnthuần mà còn là một hoạt động có tính chất thực tiễn vật chất, hoạt động sángtạo. Mà sự phát triển tài năng sáng tạo của con người không phải bất cứ thờikỳ nào cũng giống nhau. Có chế độ xã hội trong đó tài năng của con ngườiđược phát triển tự do, có chế độ xã hội thì ngược lại, tài năng bị kìm hãm, maimột. Chế độ tư bản chủ nghĩa mặc dù sức sản xuất phát triển cao nhưng nhâncách con người bị què quặt, tự do và sáng tạo của nghệ sĩ bị đè nén, con ngườitrở thành hàng hóa nên không thể có nghệ thuật tốt đẹp. Chính K. Marx đãkhẳng định nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với một số ngành nhất địnhtrong sản xuất tinh thần, như nghệ thuật và thi ca chẳng hạn. Nguyên nhânquan trọng dẫn đễn tình trạng này là nền sản xuất hàng hóa đã biến con ngườithành hàng hóa. 15Nền sản xuất sản sinh ra con người không những với tính cách là hànghóa, không những với tính cách là con người hàng hóa, con người với sự quyđịnh của hàng hóa, nó sản xuất ra con theo sự quy định ấy, như một thực thểmất tính người cả về mặt tinh thần lẫn thể xác, sản phẩm của nền sản xuất đólà hàng hóa có một ý thức và có một hoạt động độc lập, là con người hànghóa.Chế độ Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa sẽ đưa kinh tế phát triểnđến mức thỏa mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong xã hội, con người sẽđược giải phóng khỏi mọi sự ràng buộc và tự do phát triển. Nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sản phẩm cóý thức của người nghệ sĩ, là sản phẩm của tài năng tư tưởng tình cảm củangười nghệ sĩ. Vì vậy, chức năng cải tạo của nghệ thuật đạt được tới đâu là dongười đẻ ra nó. Sáng tạo nghệ thuật ngoài sự hiểu biết, tài năng ra còn là vấnđề lý tưởng sống. Lý tưởng sống của nghệ sĩ gắn liền với chức năng cải tạocủa văn học. Một tâm hồn bệnh hoạn, yếu đuối, một lý tưởng sống hưởng lạcthì chỉ tạo được những hình tượng nghệ thuật nhằm trụy lạc hóa con ngườikhông hơn, không kém.II.4. Qúa trình sáng tạo nghệ thuật.Sáng tác của người nghệ sĩ là sự thống nhất các khía cạnh của tình cảmvà trí tuệ trong nhân cách của người nghệ sĩ, những khía cạnh được hợp nhấttrong lao động của người nghệ sĩ. Với một sự sinh động đặc biệt, lao độngnghệ thuật bộc lộ ra như là trò chơi của sức mạnh thể chất và tinh thần, từ tròchơi tạo ra cho con người sự sáng tạo trong nghệ thuật nói riêng và trong hoạtđộng thực tiễn của con người nói chung. Nguồn gốc lao động nghệ thuật bắtnguồn từ những trò chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.16Sáng tạo nghệ thuật trước hết là một hành động nhận thức (tức là sự hiểubiết) nhận thức về sự vật, về con người, về đời sống xã hội và về cả chính bảnthân mình nữa. Muốn sáng tạo trước hết phải nhận thức, phải hiểu biết. Bảnthân sự nhận thức không phải là cái gì bẩm sinh hay huyền bí, nó có nguồngốc từ thực tiễn, từ trong lao động sản xuất, từ trong cuộc đấu tranh chốngthiên nhiên, xã hội của con người. Không hiểu biết cuộc sống thì cũng cónghĩa là không nhận thức và do đó không thể có nghệ thuật. Nhưng nhận thứckhông phải chỉ đơn thuần là hiểu biết theo nghĩa sát sạt của từ này, mà nó phảitiến lên cấp độ cao hơn là khám phá, tức là phát hiện ra những mặt nào, yếu tốnào bản chất, là quy luật trong sự phức tạp, muôn màu muôn vẻ của hiện thực.Hiện thực là muôn màu muôn vẻ, đa tạp, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên tồn tạilẫn lộn, nhiều khi cái bản chất, cái quy luật lại biểu hiện ra dưới hình thức cáingẫu nhiên, cái tạm thời, cái không bản chất. Nghệ thuật nhận thức cuộc sốnglà phải luôn luôn tìm ra cho được cái quy luật của đời sống. Nếu không làmđược điều đó thì ý nghĩa nhận thức của nghệ thuật chỉ dừng lại ở hiểu biết đơngiản, máy móc và bên ngoài của hiện thực mà thôi. Lại nữa, nghệ thuật khôngchỉ nhận thức để mà nhận thức, hiểu biết để mà hiểu biết mà là để sáng tạo ramột công cụ nhận thức mới cho con người. Ðó là tác phẩm nghệ thuật. Chonên, ngoài việc hiểu biết sâu sắc, rộng rãi về thế giới, nghệ thuật còn phảikhám phá ra phát hiện ra bản chất bản chất quy luật thế giới. Sáng tạo là mộtyêu cầu cực kỳ quan trọng của chức năng nhận thức của nghệ thuật. Lênin nói:Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn sáng tạo rathế ra thế giới khách quan nữa. Sáng tạo là yêu cầu của mọi hình thức nhậnthức của con người. Nhận thức của con người không phải là sự phản ánh thếgiới một cách thụ động, máy móc là sự sáng tạo lại một hiện thực mới cao17hơn, hiện thực mà nghệ sĩ đã nhận thức được. Và tác phẩm nghệ thuật thực sựlà một công cụ của nhận thức khi nghệ sĩ có sự sáng tạo đó.KẾT LUẬN Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải giải đáp không chỉ những vấnđề của đời sống thẫm mỹ nghệ thuật mà cả những vấn đề căn bản về xã hội,chính trị, đạo đức của thời đại. Nghệ thuật chân là một sản phẩn kỳ diệu củacon người. Nghệ thuật chân chính có tác dụng phát triển toàn diện con người,nó đánh giá các hoạt động, tình cảm của con người.Nghệ thuật là một hình thức ý thức của xã hội, cho nên nghệ thuật phảiphản ánh các vấn đề của xã hội, nhận thức sự thay đổi và các cuộc đấu tranhgiai cấp cũng như các chiều hướng khác nhau đang vận động trong xã hội.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Giáo trình đại cương về những khuynh hướng cơ bản trong lịch sửmỹ học, GS.TS. Đỗ Huy- PGS.TS. Vũ Trọng Dung, Nxb. Chính trịquốc gia Hà Nội, 2011.2. />văn-hóa/hinh-tuong-va-chan-ly-nghe-thuat13. />4. Mỹ học cơ bản và nâng cao, GS.M.F.Ốp-xi-an-nhi-cốp (chủ biên),Phạm Văn Bích (dịch), Nxb. Văn hóa thông tin, 2001.
Tài liệu liên quan
- “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến - Hình tượng nghệ thuật đa nghĩa_2 potx
- 7
- 748
- 1
- “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến - Hình tượng nghệ thuật đa nghĩa_1 pot
- 6
- 761
- 3
- Thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên
- 49
- 940
- 8
- Thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập Điêu tàn của Chế Lan Viên
- 64
- 1
- 4
- Hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Đối thoại mới của Chế Lan Viên
- 51
- 771
- 0
- skkn tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS thông qua
- 29
- 853
- 0
- khái niệm hình tượng nghệ thuật và những nét đặc trưng của nó
- 9
- 22
- 107
- đặc trưng của sáng tạo hình tượng nghệ thuật
- 17
- 2
- 16
- Một số bài toán đặc trưng của phân phối hình học hai chiều
- 50
- 272
- 0
- bài tập lớn học kỳ Khái niệm hình tượng nghệ thuật và những nét đặc trưng của nó
- 13
- 642
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(128.3 KB - 17 trang) - đặc trưng của sáng tạo hình tượng nghệ thuật Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đặc Trưng Của Sáng Tạo Là Gì
-
Tính đặc Thù Của Hoạt động Sáng Tạo
-
Sáng Tạo Là Gì? Thành Phần, Các Cấp độ Sáng Tạo
-
Đặc điểm Của Tư Duy Sáng Tạo - TaiLieu.VN
-
Khái Niệm Về Sáng Tạo? Tư Duy Sáng Tạo Là Gì? - Luật Minh Khuê
-
10 đặc điểm Nổi Bật Của Người Sáng Tạo - ELLE
-
Tư Duy Sáng Tạo Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Sáng Tạo Là Gì? Tại Sao Lại Cần Sáng Tạo Trong Công Việc? - TOPG
-
8 đặc điểm Của Người Sáng Tạo - Giáo Dục - Zing
-
Sáng Tạo Là Gì? Nội Dung Thành Phần, Cấp độ Của Sự Sáng Tạo
-
[Tâm Lý] 10 Nét Đặc Trưng Của Tuýp Người Sáng Tạo - YBOX
-
5 đặc Tính Của Sự Sáng Tạo | Diễn đàn Quản Trị | TheLEADER
-
Sáng Tạo Là Gì Và Tại Sao Lại Cần đến Sáng Tạo? - BÚT THUÊ MEDIA
-
Tư Duy Sáng Tạo Là Gì? Cách Rèn Luyện Tư Duy Sáng Tạo Hiệu Quả
-
Tư Duy Sáng Tạo – Wikipedia Tiếng Việt