Đặc Trưng Giao Tiếp Của Người Việt Nam - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kỹ Năng Mềm >>
- Kỹ năng giao tiếp
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.71 KB, 7 trang )
Đặc trưng giao tiếp của người Việt Nam Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng đối với tất cả mọi người. Đó là tập hợp những quy tắc, cách ứng xử, nghệ thuật đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm hằng ngày. Giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra ở tất cả mọi nơi, là cầu nối giữa người với người. Bởi vậy mỗi cá nhân phải trang bị cho mình bộ kỹ năng giao tiếp, không những để lắng nghe tốt, thấu hiểu, cởi mở với nhau mà còn là công cụ quan trọng để thành công. Abraham Lincoln là một trong những vị tổng thống vĩ đại của nước Mỹ. Người ta biết đến ông không chỉ vào tài năng, trí tuệ, mà còn biết đến ông là người sở hữu những kĩ năng giao tiếp tuyệt vời. Nhờ áp dụng những kĩ năng giao tiếp hiệu quả, từ chỗ có địa vị thấp kém ông trở thành vị tổng thống vĩ đại. Chính vì vậy, chúng ta cần biết cách giao tiếp tốt nhất để có thể đi tới con đường thành công dễ dàng hơn. Trên thế giới giao tiếp lại cực kì quan trọng. Để kết nối toàn cầu đã có nhiều tổ chức quốc tế được thành lập. Mỗi người có một cách giao tiếp khác nhau, mỗi quốc gia có một đặc trưng giao tiếp khác nhau. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu đặc trưng trong phong cách giao tiếp của người Việt Nam và qua từng đặc trưng ta sẽ thấy ưu và nhược điểm của người Việt Nam.1. Nghi l , phong t c, t p quán c a ngễ ụ ậ ủ ư i Vi t ờ ệcó nh ng ữ đ c trặ ưng riêng. Phải thừa nhận rằng, Việt Nam ta rất thích những mối quan hệ xã giao, trong giao tiếp luôn đặt chữ “ hữu nghị” lên đầu. Ông bà ta đã có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ” do đó, nghi thức chào hỏi luôn quan trọng. Người Á Đông nói chung hay Việt Nam nói riêng rất coi trọng chữ “tình”. Thăm hỏi không chỉ là nhu cầu công việc mà còn thể hiện tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt mối quan hệ. Ở Việt Nam, trong các ngày Tết ngày lễ, mọi người hay đến thăm và chào hỏi nhau. Ở Thụy Sĩ thì khác, bạn sẽ không được đến thăm người khác trong những ngày nghỉ hoặc ngày lễ khi bạn chưa nhận được lời mời. Ở Việt Nam, khi đến thăm bạn bè họ hang ta hay hỏi thăm sức khỏe, vợ chồng con cái của người đó. Nhưng ở người Ý, họ sẽ hỏi thăm gia đình con cái của người đó trước, sau đó mới hỏi sức khỏe của người đó và họ sẽ không hỏi thăm về vợ bạn. Ở Việt Nam, khi chào hỏi nhau, ta có thể bắt tay hay chỉ là những cái gật đầu và cười với nhau. Ở các quốc gia khác thì lại khác, như ở Thái Lan khi chào sẽ chắp tay lại, ở Hàn Quốc thì họ sẽ cúi gập người xuống. Người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù thân quen hay lạ, người Việt ta dù nghèo khó đến mấy vẫn cố gắng đón tiếp chu đáo, tiếp đãi thịnh tình. Hay như việt nam mình có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, luôn có sự giao lưu học hỏi, không có sự xung đột, lịch sử nước ta chưa bao giờ có chiến tranh xung đột giữa các dân tộc. Đó là điều đáng tự hào của Việt Nam. Xét rộng hơn, Việt Nam có quan hệ hòa bình hữu nghị với nhiều nước trên thế giới. Đó là những ưu điểm của người Việt. Tuy nhiên còn nhược điểm đó là người Việt thích giao tiếp nhưng cũng rất rụt rè trong giao tiếp. Khi ở một cộng đồng quen thuộc, ta hay tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp nhưng khi ở ngoài cộng đồng , trước những người xa lạ ta khá là rụt rè. Ở trường học của nước ngoài, các học sinh luôn có cơ hội nói trước đám đông, họ dễ dàng cởi mở bản thân trước nhiều người. Nhưng ở Việt Nam, khả năng nói trước đám đông không phải ai cũng có và dễ dàng gì. Những học sinh ở Việt Nam có thể có nhiều kiến thức hơn học sinh các nước khác nhưng lại trầm hơn họ. Đó là điều đáng tiếc. Trong các báo chí nước ngoài, những hoạt động giáo dục, khoa học hay văn hóa nghệ thuật, ta hay thấy nổi bật các tên tuổi nước ngoài như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Hàn chứ ít khi thấy Việt Nam. Không phải người Việt không thông minh hay không khéo léo bằng họ mà Việt Nam rụt rè hơn.2. Ngư i Vi t Nam l y cái” tình” ờ ệ ấ đ giao ti p.ể ếNgười Việt ta thường lấy cái tình để xem xét và giải quyết vấn đề nhiều hơn cái lý. Vì thế trong pháp luật cũng thiên về cái tình nghĩa nhiều hơn. Trong giao tiếp ứng xử họ hay vì tình cảm mà nể mặt nhau mà nói chuyện. Ngược lại, khi ghét hay không ưa ai đó, họ cũng hay tỏ luôn thái độ không thích. Đối với công việc thì càng không phân minh, người nào họ quý, người nào họ có tình cảm thì nâng nhau lên, cho điểm cao hay thăng chức lớn. Còn ở phương Tây thì khác, họ rạch ròi giữa lý và tình. Trong công việc không có chỗ cho tình cảm xen vào. Trong công việc, người nước ngoài họ chỉ dựa vào năng lực chứ không bị chi phối bởi tình cảm và những mối quan hệ.Người Việt Nam nói chuyện tình cảm, dễ yêu quý nhau hơn. Đó là ưu điểm, tuy nhiên còn hạn chế ở chỗ ta bị chi phối về tình cảm quá nhiều. Điều này cũng một phần ảnh hưởng đến tính hay ăn hối lộ ở Việt Nam. Họ nhận tiền không hẳn lúc nào cũng là cần tiền, thiếu tiền mà cũng vì nể bạn bè, người quen. Chính vì vậy nó ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế nước nhà.3. Ngư i Vi t khi giao ti p thích tìm hi u, quan ờ ệ ế ểsát, đánh giá v i ớ đ i tố ư ng giao ti p.ợ ếKhi giao tiếp, điều cần thiết là ta phải biết đánh giá đối phương để quá trình giao tiếp diễn ra dễ dàng hơn. Đặc biệt, ở Việt Nam, ta hay thích tìm hiểu quê quán, tuổi tác, trình độ học vấn, địa vị gia đình xã hội của đối phương. Tuy vậy, thói quen này khiến người nước ngoài đánh giá Việt Nam ta có tính hay tò mò.Do tính cộng đồng, người Việt ta tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do lối sống trọng tình cảm và vốn dồi dào của tiếng Việt, mỗi cặp giao tiếp có những cách xưng hô riêng, nên nếu không đủ thông tin thì không thể lựa chọn xưng hô cho thích hợp được. Biết tính cách, biết người thì sẽ dễ dàng giao tiếp hơn, cũng như câu “tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của” vậy.Mặt tích cực ở đặc trưng này là khi giao tiếp ta sẽ đánh giá được đối phương. Tuy nhiên, còn hạn chế ở điểm đôi khi chỉ giao tiếp một hai lần cũng đánh giá cả bản chất con người đối phương khiến họ bị hiểu sai về mình.4. Ngư i Vi t Nam khi giao ti p hay tr ng danh ờ ệ ế ọd .ự“Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.”“Được tiếng còn hơn được miếng.”“Đói miếng hơn tiếng đời.”Ông bà ta ngày trước có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói đến nhân phẩm danh dự của con người. Bởi nhân dân ta từ xưa luôn coi danh dự. Cũng chính vì coi trọng danh dự quá nên người Việt Nam hay mắc bệnh sĩ diện. Bệnh sĩ ảnh hưởng sâu đến cung cách giao tiếp của người Việt ta. Khi nói chuyện với đối phương, có người hay khoe khoang tự cao tự đại, làm khó chịu đối phương khi giao tiếp. Người Việt Nam ưa sự tế nhị, khi nói luôn chú ý trước sau. Do vậy mới có câu :“Lời nói chẳng mất tiền mua,Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”Những câu “nói ngọt lọt đến xương” như vậy tạo được sự vừa lòng của đối phương trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, đó cũng là một nhược điểm của Việt Nam đó là thói quen vòng vo khi nói chuyện. Chính điều này làm cho người Việt ta có tính thiếu quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa thuận, không làm mất lòng ai.5. Ngư i Vi t có h th ng nghi th c l i nói ờ ệ ệ ố ứ ờphong phú.Tiếng Việt giàu đẹp phong phú nên từng câu chữ lời nói của ta cũng rất đa dạng.Thứ nhất, đó là sự phong phú về cách xưng hô, cách trả lời đối đáp và cả những biểu cảm. Người Việt Nam dùng nhiều kính ngữ và các từ ngữ cảm thán. Khi người nhỏ tuổi hơn nói với người lớn hơn phải có thêm những từ : ạ, dạ, vâng… Đó là những kính ngữ cần thiết khi giao tiếp giữa người trên và người dưới. Hay như những từ : nhé, nha,… Thứ hai, ngôn ngữ đa dạng giữa các vùng miền. Nước ta phân làm ba miền Bắc Trung Nam và ba miền đã có sự phân biệt ngôn ngữ. Giữa Nam và Bắc có nhiều từ ngữ khác nhau. Người Bắc kỳ gọi là “bố mẹ”, người Nam kỳ gọi là “ba má”. Người Bắc gọi là “thịt lợn”, người Nam gọi là “thịt heo”… Ngữ điệu giữa Bắc và Nam cũng khác nhau. Người Nam nói mềm giọng và điệu hơn người miền Bắc. Người miền Trung ở các tỉnh Quảnh Bình, Quảng Trị nói nặng hơn. Người Trung thay vì nói “ gì” họ lại nói là “chi”, “ đâu” là “mô”…. Thứ ba, người Việt Nam còn hay bị nói ngọng. Những từ hay bị phát âm sai như : “L”, “N”, “R”, “G”, “D”, “S”, “X”…. Hầu hết người Việt Nam hay bị ngọng từ “R”, “D”, “G”, và “TR” thành “CH”. Ta hay nghe thấy câu hát:“Đường xưa lối cũ có bóng che, bóng che che thôn làng” Thực ra là: “Đường xưa lối cũ có bóng tre, bóng tre che thôn làng”Như vậy có thể thấy phát âm sai còn làm hiểu sai nghĩa của từ ngữ, câu nói.Một số các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh… hay bị phát âm sai các chữ “L” và “N” lẫn lộn. Do sự phong phú đó mà gây ra nhiều hiểu lầm trong giao tiếp. Có một câu chuyện về việc ” không hiểu ý nhau” như sau:Một người đàn ông bước vào quán rượu. Người phục vụ chạy lại kéo ghế mời ông ta ngồi và hỏi: “Thưa ngài, ngài muốn gì ạ?”.Người khách:- Tôi muốn gì ư? Một căn nhà lớn, nhiều tiền và một người vợ đẹp. Bồi:- Không phải thế! Ý tôi là, ông khao khát cái gì?Người khách: - Tôi khao khát cái gì ư? Có một tòa lâu đài, trở thành triệu phú và có một cô vợ nhan sắc cỡ hoa hậu.Bồi bàn:- Ông lại hiểu sai ý tôi rồi. Điều ông muốn là gì?Khách:- Tôi thích con trai hơn, nhưng con gái cũng tuyệt. Chỉ cần nó khỏe mạnh là được.Anh bồi bàn bực mình:- Cái tôi đang hỏi là ông muốn uống gì?Khách: - Sao cậu không nói ngay thế từ đầu? Thế cậu có cái gì?Bồi bàn:- Thật lòng thì chẳng có cái gì cả. Tôi không kiếm được nhiều tiền, lại còn cả ngày phải quẩn quanh trong quán rượu để làm việc. Qua câu chuyện,ta thấy vừa phải nói năng sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu vừa phải cung cấp đầy đủ thông tin thì mới có thể hoàn thành đúng quá trình giao tiếp.Ngày nay càng có nhiều ngôn ngữ do giới trẻ tạo ra thì càng dễ gây hiểu nhầm thì ta lại càng phải chú ý để hiểu đúng đối phương muốn nói gì.Qua tìm hiểu về kĩ năng giao tiếp của người Việt Nam ta thấy những mặt tích cực và hạn chế trong phong cách giao tiếp của người Việt mặc dù vậy đó cũng là những đặc trưng trong giao tiếp của ta.Liên h b n thân ệ ảEm sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hải Dương và chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ vùng quê mình. Hải Dương là tỉnh thuộc trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên địa bàn trọng điểm kinh tế của các tỉnh phía Bắc. Tên gọi Hải Dương chính thức có từ năm 1469 có nghĩa là “ánh sáng từ miền duyên hải chiếu về “.Người Việt Nam có đặc sản là bánh đậu xanh và vải thiều. Người Hải Dương nói năng từ tốn, không vồn vã. Tuy nhiên người Hải Dương có nhược điểm mà hầu như ai cũng biết đó là tật nói ngọng. Nói ngọng đã trở thành thói quen chung “ cả nàng lói ngọng” như là ăn vào máu của mỗi người dân vậy. Đó là cách phát âm từ “L” và “N” hay bị lẫn lộn. Ví dụ như từ “nước” thì sẽ phát âm thành “lước” hay từ “làm” thành “nàm”. Có những câu như:“Mình không nàm thì bảo mình không nàm, mà mình nàm thì ló nại bảo mình nàm nấy nệ” tức là “ Mình không làm thì bảo mình không làm, mà mình làm thì nó lại bảo mình làm lấy lệ”.Đương nhiên nghe những câu như vậy ắt hẳn sẽ rất buồn cười. Người Hải Dương còn phát âm sai những nguyên âm “e” và “o”. Đây là một tật xấu cần phải sửa. Muốn sửa phải tập phát âm cho đúng cho chuẩn và cần tách cộng đồng nói ngọng ra khỏi nhau để giao tiếp với những người không nói ngọng mới có thể sửa nhanh và đúng. Bởi càng sống trong một tập thể nói ngọng thì sẽ chẳng sửa được.Nhưng giờ đây, người Hải Dương giờ không còn nhiều người nói ngọng như trước kia. Các chữ “L” và “N” nay đã được phát âm chuẩn hơn. Đặc biệt, nếu bạn ở trên thành phố Hải Dương, số người nói ngọng từ “L” và “N” giờ rất ít. Tuy nhiên vẫn còn bị phát âm sai những nguyên âm “o” và”e”. Mặc dù đã được cải thiện hơn nhưng “đặc sản” nói ngọng như vẫn được “khắc cốt ghi tâm” vào mỗi người Việt mỗi khi nhắc đến Hải Dương. Về kĩ năng giao tiếp, đối với bản thân mình, em còn nhận thấy mình khá rụt rè trong giao tiếp và chưa tạo cho mình nhiều cơ hội được giao tiếp trước đám đông, tập thể. Điều đó gây ra nhiều cản trở trong sự nghiệp học tập, xã hội và đôi khi còn gây ra hiểu nhầm khi người khác đánh giá bản thân. Bởi vậy, em sẽ cố gắng sửa chữa khuyết điểm của bản thân, không chỉ để mọi người đánh giá sai lệch về con người mình mà còn tự giúp cho mình tiến tới thành công dễ dàng hơn.
Tài liệu liên quan
- Văn hóa giao tiếp của người Việt
- 7
- 7
- 70
- Văn hoá giao tiếp của người việt nam
- 12
- 6
- 57
- Giới trẻ và văn hóa giao tiếp của người Việt Nam tương lai doc
- 5
- 1
- 19
- Đặc trưng giao tiếp của người việt nam
- 7
- 6
- 84
- BÀN VỀ CÁCH XỬ THẾ VÀ PHÉP LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY (2) docx
- 8
- 1
- 9
- Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam - Các đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tếp của người Việt Nam pptx
- 3
- 11
- 115
- Các đặc trưng giao tiếp của người Việt Nam
- 29
- 4
- 106
- yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ giao tiếp của người việt nam ở thành phố huế
- 59
- 1
- 5
- BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI XƯƠNG SỌ, CÁC ĐẶC TRƯNG TRÊN MẶT CỬA NGƯỜI VIỆT VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA XƯƠNG SỌ MẶT VÀ TỔ CHỨC MÔ XUNG QUANH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
- 111
- 685
- 2
- Bạn đã hiểu hết đặc trưng giao tiếp của người việt nam
- 2
- 544
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(25.05 KB - 7 trang) - Đặc trưng giao tiếp của người việt nam Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Các đặc Trưng Trong Giao Tiếp Của Người Việt Nam
-
Các Nét đặc Trưng Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người ... - Tô Hữu Bằng
-
Đặc Trưng Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Việt Nam
-
6 đặc Trưng Trong Văn Hoá Giao Tiếp Của Người Việt - Kênh Tuyển Sinh
-
đặc Trưng Trong Giao Tiếp Của Người Việt - StuDocu
-
Các đặc Trưng Giao Tiếp Của Người Việt Nam - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đặc Trưng Của Văn Hóa Giao Tiếp - Wiki Phununet
-
Cách Giao Tiếp Của Người Việt Nam - Wiki Phununet
-
6 Đặc Trưng Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Việt Nam, Đặc ...
-
Những đặc Trưng Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Việt Nam
-
Người Việt Nam Có Văn Hóa Giao Tiếp đặc Trưng Như Thế ... - JMB News
-
VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
-
Người Việt Nam Có Văn Hóa Giao Tiếp đặc Trưng Như Thế Nào
-
Các Nét đặc Trưng Trong Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Việt Nam